Theo yêu cầu của nhiều độc giả gửi mail và cũng là ý định mà tôi muốn chia sẻ từ bấy lâu nay. Với bài viết này, tôi không kỳ vọng các bạn đọc qua sẽ thành công ngay và tìm được việc kế toán mà chỉ nghĩ nó sẽ phần nào giúp chúng ta có thêm một định hướng. Đồng thời, bài viết còn mang tính chất lý luận và chỉ gói gọn trong một trang A4, không thể cung cấp những tài liệu cụ thể như một quyển cẩm nang nghề nghiệp, do đó có thể còn thiếu sót khi áp dụng vào thực tiễn, mong nhận được sự chia sẻ và phản hồi thêm từ độc giả!
Ảnh minh họa
Xin đừng xem các bước sau đây là những giải pháp riêng lẻ mà hãy thực hiện đầy đủ từng bước một. Tránh tình trạng đốt cháy giai đoạn vì như vậy chúng ta chắc chắn sẽ thất bại. Khi bạn đã làm tốt được ba bước đầu thì xin chúc mừng bạn, bước 4 sẽ không khó nếu chúng ta kiên trì và nỗ lực học hỏi!
Bước 1. Trở thành người mà nhà tuyển dụng mong đợi!
Đây chính là bước cơ bản khởi đầu. Bước này không thể thực hiện trong một sớm, một chiều, mà phải là cả một quá trình.
Có những bạn, suốt mấy năm đại học, đã cất công sưu tập cả một seri bằng cấp, chứng chỉ, toàn là do những cơ sở đào tạo quy mô, với chữ ký của các GSTS. Tuy nhiên, đến khi gặp nhà tuyển dụng, lại vẫn cứ trượt. Lý do đơn giản là, những bạn ấy đã dồn hầu hết công sức để chuẩn bị những thứ mà nhà tuyển dụng không cần đến. Nhà tuyển dụng, ngày nay, không còn ngây thơ chỉ đơn thuần tin vào bằng cấp. Họ hiểu rõ họ cần người như thế nào và có đủ khả năng để đánh giá trực tiếp người đối diện. Đó cũng là lý do tại sao, cùng một vị trí tuyển dụng, đã có nhiều bạn, tuy chỉ có một tấm bằng trung cấp, thậm chí một tấm chứng chỉ học nghề ngắn hạn duy nhất, lại vượt qua nhiều thí sinh có nhiều bằng cấp và bằng cấp cao hơn họ. Đơn giản là trong suốt quá trình trước đó, những người này đã phấn đấu để trở thành những “Người được mong đợi”. Họ đã thể hiện là người biết việc, và có khả năng thực hiện công việc.
Vì vậy, trong quá trình học tập, không kể là đại học, cao đẳng, trung cấp hay học nghề, thậm chí tự học, các bạn hãy cố gắng làm sao để trở thành Người được mong đợi. Muốn trở thành người được nhà tuyển dụng mong đợi, bạn phải biết nhà tuyển dụng sẽ cần những gì ở bạn. Khi đã biết được điều đó, bạn hãy tập trung thời gian, tiền bạc và công sức để có được nó. Tuyệt đối không nên đổ tiền của, thời gian, công sức cho những thứ chỉ có danh mà không có thực. Hãy thà là một cơ thể khoẻ mạnh mang một bộ đồ bình dân (trong lúc chờ một bộ thời trang thích hợp) còn hơn là một cơ thể ốm yếu khoác bộ đồ thời thượng đắt tiền.
Bước 2: Làm cho nhà tuyển dụng biết đến mình!
Khi đã qua được bước thứ nhất, các bạn hãy tiếp tục đến bước thứ hai: “Làm cho nhà tuyển dụng biết đến mình”. Giai đoạn này cũng gần giống như đi bán hàng. Nếu có khác chăng thì chỉ là ở chỗ hàng hóa ở đây không phải là tủ lạnh hay tivi, mà là khả năng làm việc của bạn. Muốn cho nhà tuyển dụng biết đến bạn, cụ thể là biết đến khả năng làm việc của bạn, phải thông qua giao tiếp. Có rất nhiều hình thức giao tiếp nhưng chủ yếu nhất vẫn là thông qua Hồ sơ tuyển dụng, Thi viết và Phỏng vấn trực tiếp. Trong hồ sơ tuyển dụng, có thể nói, hai tài liệu quan trọng bậc nhất là Đơn dự tuyển (còn gọi là đơn xin việc) và CV (Curriculum Vitae – tạm dịch bản lý lịch tự thuật về kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ học vấn…). Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn trước, sau đó là CV. Những hồ sơ khác chỉ xem thêm khi cần tham chiếu. Có nhiều nhà tuyển dụng rất coi trọng cách thể hiện trong đơn dự tuyển, thậm chí, thông qua đơn dự tuyển để đánh giá bước đầu đẳng cấp của ứng đơn. Để tạo lập một bộ hồ sơ xin việc tốt, bạn nên chuẩn bị thật kỹ và nếu cần, nên nhờ sự tư vấn của những người đã có kinh nghiệm. Khi bạn được vào vòng thi viết và đặc biệt là phỏng vấn thì coi như nhà tuyển dụng đã chọn con người bạn như được mô tả trong hồ sơ. Vấn đề còn lại là bạn phải nhất quán thể hiện bạn, đúng như, hoặc thậm chí hơn là trong hồ sơ. Sự thông minh, nhất quán, trung thực,… sẽ được đánh giá trong cuộc phỏng vấn này.
Bước 3: Làm được như nhà tuyển dụng mong đợi!
Sau khi thành công ở vòng phỏng vấn, bạn sẽ bước vào giai đoạn thử việc. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được quan tâm một cách chu đáo về nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn có làm được việc như nhà tuyển dụng đã và đang mong đợi hay không. Nếu bạn làm việc tốt, đương nhiên, hết thời hạn thử việc, bạn sẽ được chuyển sang làm việc chính thức. Đây là giai đoạn khó khăn vì công việc thường là mới mẻ hoặc ít nhất cũng là môi trường bạn bắt đầu làm quen. Ở giai đoạn này, cần tập trung nỗ lực bản thân cao độ. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm sự trợ giúp về kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy cố gắng nhận dạng và chủ động thực hiện tốt những công việc thuộc phạm vi của mình. Khi được giao một công việc gì đó, nếu chưa biết làm, thay vì câu hỏi “Việc này làm như thế nào?”, bạn hãy cố gắng tự tìm phương án giải quyết và chỉ nên hỏi “ Thưa Sếp, việc đó tôi định làm như thế này có đúng không? ”
Bước 4: Làm được hơn những gì nhà tuyển dụng mong đợi!
Sau khi đã thành thành viên chính thức của tổ chức, bạn không nên dừng lại. Hãy chứng tỏ mình còn làm được nhiều hơn cả mong đợi. Hãy tìm mọi cách thay đổi bản thân và tìm mọi cơ hội để cải tiến công việc. Nếu bạn làm được như vậy, cơ hội thăng tiến sẽ luôn luôn theo cùng với bạn, và bạn chắc chắn sẽ là Người thành công, thậm chí, không chỉ là trong công việc, mà còn hơn thế nữa
Theo : http://www.misa.com.vn
Ảnh minh họa
Xin đừng xem các bước sau đây là những giải pháp riêng lẻ mà hãy thực hiện đầy đủ từng bước một. Tránh tình trạng đốt cháy giai đoạn vì như vậy chúng ta chắc chắn sẽ thất bại. Khi bạn đã làm tốt được ba bước đầu thì xin chúc mừng bạn, bước 4 sẽ không khó nếu chúng ta kiên trì và nỗ lực học hỏi!
Bước 1. Trở thành người mà nhà tuyển dụng mong đợi!
Đây chính là bước cơ bản khởi đầu. Bước này không thể thực hiện trong một sớm, một chiều, mà phải là cả một quá trình.
Có những bạn, suốt mấy năm đại học, đã cất công sưu tập cả một seri bằng cấp, chứng chỉ, toàn là do những cơ sở đào tạo quy mô, với chữ ký của các GSTS. Tuy nhiên, đến khi gặp nhà tuyển dụng, lại vẫn cứ trượt. Lý do đơn giản là, những bạn ấy đã dồn hầu hết công sức để chuẩn bị những thứ mà nhà tuyển dụng không cần đến. Nhà tuyển dụng, ngày nay, không còn ngây thơ chỉ đơn thuần tin vào bằng cấp. Họ hiểu rõ họ cần người như thế nào và có đủ khả năng để đánh giá trực tiếp người đối diện. Đó cũng là lý do tại sao, cùng một vị trí tuyển dụng, đã có nhiều bạn, tuy chỉ có một tấm bằng trung cấp, thậm chí một tấm chứng chỉ học nghề ngắn hạn duy nhất, lại vượt qua nhiều thí sinh có nhiều bằng cấp và bằng cấp cao hơn họ. Đơn giản là trong suốt quá trình trước đó, những người này đã phấn đấu để trở thành những “Người được mong đợi”. Họ đã thể hiện là người biết việc, và có khả năng thực hiện công việc.
Vì vậy, trong quá trình học tập, không kể là đại học, cao đẳng, trung cấp hay học nghề, thậm chí tự học, các bạn hãy cố gắng làm sao để trở thành Người được mong đợi. Muốn trở thành người được nhà tuyển dụng mong đợi, bạn phải biết nhà tuyển dụng sẽ cần những gì ở bạn. Khi đã biết được điều đó, bạn hãy tập trung thời gian, tiền bạc và công sức để có được nó. Tuyệt đối không nên đổ tiền của, thời gian, công sức cho những thứ chỉ có danh mà không có thực. Hãy thà là một cơ thể khoẻ mạnh mang một bộ đồ bình dân (trong lúc chờ một bộ thời trang thích hợp) còn hơn là một cơ thể ốm yếu khoác bộ đồ thời thượng đắt tiền.
Bước 2: Làm cho nhà tuyển dụng biết đến mình!
Khi đã qua được bước thứ nhất, các bạn hãy tiếp tục đến bước thứ hai: “Làm cho nhà tuyển dụng biết đến mình”. Giai đoạn này cũng gần giống như đi bán hàng. Nếu có khác chăng thì chỉ là ở chỗ hàng hóa ở đây không phải là tủ lạnh hay tivi, mà là khả năng làm việc của bạn. Muốn cho nhà tuyển dụng biết đến bạn, cụ thể là biết đến khả năng làm việc của bạn, phải thông qua giao tiếp. Có rất nhiều hình thức giao tiếp nhưng chủ yếu nhất vẫn là thông qua Hồ sơ tuyển dụng, Thi viết và Phỏng vấn trực tiếp. Trong hồ sơ tuyển dụng, có thể nói, hai tài liệu quan trọng bậc nhất là Đơn dự tuyển (còn gọi là đơn xin việc) và CV (Curriculum Vitae – tạm dịch bản lý lịch tự thuật về kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ học vấn…). Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn trước, sau đó là CV. Những hồ sơ khác chỉ xem thêm khi cần tham chiếu. Có nhiều nhà tuyển dụng rất coi trọng cách thể hiện trong đơn dự tuyển, thậm chí, thông qua đơn dự tuyển để đánh giá bước đầu đẳng cấp của ứng đơn. Để tạo lập một bộ hồ sơ xin việc tốt, bạn nên chuẩn bị thật kỹ và nếu cần, nên nhờ sự tư vấn của những người đã có kinh nghiệm. Khi bạn được vào vòng thi viết và đặc biệt là phỏng vấn thì coi như nhà tuyển dụng đã chọn con người bạn như được mô tả trong hồ sơ. Vấn đề còn lại là bạn phải nhất quán thể hiện bạn, đúng như, hoặc thậm chí hơn là trong hồ sơ. Sự thông minh, nhất quán, trung thực,… sẽ được đánh giá trong cuộc phỏng vấn này.
Bước 3: Làm được như nhà tuyển dụng mong đợi!
Sau khi thành công ở vòng phỏng vấn, bạn sẽ bước vào giai đoạn thử việc. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được quan tâm một cách chu đáo về nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn có làm được việc như nhà tuyển dụng đã và đang mong đợi hay không. Nếu bạn làm việc tốt, đương nhiên, hết thời hạn thử việc, bạn sẽ được chuyển sang làm việc chính thức. Đây là giai đoạn khó khăn vì công việc thường là mới mẻ hoặc ít nhất cũng là môi trường bạn bắt đầu làm quen. Ở giai đoạn này, cần tập trung nỗ lực bản thân cao độ. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm sự trợ giúp về kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy cố gắng nhận dạng và chủ động thực hiện tốt những công việc thuộc phạm vi của mình. Khi được giao một công việc gì đó, nếu chưa biết làm, thay vì câu hỏi “Việc này làm như thế nào?”, bạn hãy cố gắng tự tìm phương án giải quyết và chỉ nên hỏi “ Thưa Sếp, việc đó tôi định làm như thế này có đúng không? ”
Bước 4: Làm được hơn những gì nhà tuyển dụng mong đợi!
Sau khi đã thành thành viên chính thức của tổ chức, bạn không nên dừng lại. Hãy chứng tỏ mình còn làm được nhiều hơn cả mong đợi. Hãy tìm mọi cách thay đổi bản thân và tìm mọi cơ hội để cải tiến công việc. Nếu bạn làm được như vậy, cơ hội thăng tiến sẽ luôn luôn theo cùng với bạn, và bạn chắc chắn sẽ là Người thành công, thậm chí, không chỉ là trong công việc, mà còn hơn thế nữa
Theo : http://www.misa.com.vn