Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người. Chúng ta trò chuyện, trao đổi thông tin từng giờ, từng phút. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ số đang từng bước làm hạn chế tần suất và khả năng giao tiếp trực tiếp của con người. 10 lưu ý mà Viecngay.vn tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn có những cuộc giao tiếp chất lượng.
1. Đừng làm như thể bạn là “Mr./Ms. Right” – “Người luôn đúng”
Nếu bạn muốn không bao giờ gặp phải những tranh luận, phản bác, những yếu tố trái chiều khi nêu ra ý kiến của mình… thì hãy im lặng. Việc mọi người phản ứng với ý kiến của bạn cũng đồng nghĩa là họ quan tâm đến những gì bạn nghĩ. Còn nếu quá mệt mỏi với điều đó, hãy viết blog.
“Sự lắng nghe thực sự đồng nghĩa với việc gạt cái tôi sang một bên”. Chia sẻ và lắng nghe luôn đồng hành cùng với nhau. Điều đó có nghĩa là đôi khi, bạn cần tạm “cất” ý kiến cá nhân đi. Khi đó, người cùng đối thoại sẽ ít phòng bị và trở nên cởi mở hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có những cuộc giao tiếp chất lượng hơn.
2. Hãy dùng câu hỏi mở.
Thay vì hỏi những câu hỏi mà người trả lời có xu hướng trả lời cụt như “Có”, “Không”, hãy bắt đầu những câu hỏi với “Ai”, “Cái gì”, “Khi nào”, “Tại sao”, “Ở đâu”… Đây là một cách gợi chuyện để không đẩy những cuộc hội thoại vào ngõ cụt.
3. Nếu bạn không biết, hãy nói là “Tôi không biết”
Trong một số trường hợp, con người có thể cảm nhận được sự giả dối, đó là giác quan >5. Dù sự gian dối của bạn có bị phát hiện hay không, thì cả 2 đều không thể thoải mái như ban đầu. Hãy thật thà và chân thực, bạn sẽ được lắng nghe chân thành.
4. Đừng kìm hãm tư duy
Giao tiếp chất lượng không có nghĩa là bạn phải luôn bám sát mạch chuyện. Nếu bỗng dưng có những ý nghĩ “từ trên trời rơi xuống”, hãy cứ để cho nó tuôn trào. Cuộc giao tiếp của bạn sẽ trở nên tự nhiên và thoải mái hơn.
5. Hãy chọn lọc nội dung.
Đừng nói những thứ mà chẳng ai quan tâm rồi trách người khác sao chẳng chịu lắng nghe. Thực tế chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện con mèo nhà bạn hay chuyện bạn bị gãy móng tay. Hãy nói những điều đáng nghe trước khi yêu cầu người khác phải nghe.
Hãy biết chọn lọc nội dung để có cuộc giao tiếp chất lượng.
6. Đừng đánh đồng trải nghiệm của bạn với người khác.
Nếu người ta đang nói về sự ra đi của người thân, đừng bắt đầu nói về sự ra đi của người thân bạn. Nếu họ đang than thở về công việc, đừng nói với họ bạn ghét công việc của mình thế nào. Chúng không giống nhau, không bao giờ giống nhau. Quan trọng hơn, đó không phải trải nghiệm của bạn. Hãy tôn trọng người nói và thông cảm, chứ đừng hướng cuộc hội thoại sang câu chuyện của bản thân bạn.
7. Không “tham” việc.
Để có một cuộc giao tiếp chất lượng, bạn phả chăm chú vào nó. Cất điện thoại, máy tính bảng, chìa khóa xe hay bất kỳ thứ gì làm bạn xao nhãng đi nhé. Cũng đừng nghĩ về vụ gây gổ bạn nhìn thấy ngoài đường lúc sáng. Hãy quên đi chuyện bạn đang có một tá bài tập phải lo. Nếu bạn không muốn ở trong cuộc hội thoại, hãy dứt ra khỏi đó hẳn. Đừng “chân trong, chân ngoài”.
8. Đừng “nhai” một vấn đề nhiều lần.
Điều này khiến người khác cảm thấy nhàm chán, không muốn lắng nghe hoặc thậm chí cảm thấy khó chịu với câu chuyện của bạn. Hãy kể những câu chuyện mới, hoặc đơn giản, là chỉ cần lắng nghe thôi!
9. Lắng nghe – yêu cầu hàng đầu của cuộc giao tiếp chất lượng
Lắng nghe – yêu cầu hàng đầu của cuộc giao tiếp chất lượng
Đây là yếu tố then chốt quyết định sự “thành công” của một cuộc hội thoại. Con người có hai tai nhưng chỉ có một miệng, vậy hãy lắng nghe gấp đôi. Học nói mất 3 năm, nhưng để học lắng nghe thì bạn phải mất cả đời. Lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng, tôn trọng người nói và tôn trọng chính bạn.
10. Nói ngắn gọn, súc tích.
Đừng nói dai, nói dài, vì thế thì bạn sẽ dễ… nói dại. Thời gian là vàng bạc, hãy tiết kiệm thời gian cho chính bạn và người nghe.
Tổng hợp: Phương Thu
NGUỒN : VIETNGAY.VN
1. Đừng làm như thể bạn là “Mr./Ms. Right” – “Người luôn đúng”
Nếu bạn muốn không bao giờ gặp phải những tranh luận, phản bác, những yếu tố trái chiều khi nêu ra ý kiến của mình… thì hãy im lặng. Việc mọi người phản ứng với ý kiến của bạn cũng đồng nghĩa là họ quan tâm đến những gì bạn nghĩ. Còn nếu quá mệt mỏi với điều đó, hãy viết blog.
“Sự lắng nghe thực sự đồng nghĩa với việc gạt cái tôi sang một bên”. Chia sẻ và lắng nghe luôn đồng hành cùng với nhau. Điều đó có nghĩa là đôi khi, bạn cần tạm “cất” ý kiến cá nhân đi. Khi đó, người cùng đối thoại sẽ ít phòng bị và trở nên cởi mở hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có những cuộc giao tiếp chất lượng hơn.
2. Hãy dùng câu hỏi mở.
Thay vì hỏi những câu hỏi mà người trả lời có xu hướng trả lời cụt như “Có”, “Không”, hãy bắt đầu những câu hỏi với “Ai”, “Cái gì”, “Khi nào”, “Tại sao”, “Ở đâu”… Đây là một cách gợi chuyện để không đẩy những cuộc hội thoại vào ngõ cụt.
3. Nếu bạn không biết, hãy nói là “Tôi không biết”
Trong một số trường hợp, con người có thể cảm nhận được sự giả dối, đó là giác quan >5. Dù sự gian dối của bạn có bị phát hiện hay không, thì cả 2 đều không thể thoải mái như ban đầu. Hãy thật thà và chân thực, bạn sẽ được lắng nghe chân thành.
4. Đừng kìm hãm tư duy
Giao tiếp chất lượng không có nghĩa là bạn phải luôn bám sát mạch chuyện. Nếu bỗng dưng có những ý nghĩ “từ trên trời rơi xuống”, hãy cứ để cho nó tuôn trào. Cuộc giao tiếp của bạn sẽ trở nên tự nhiên và thoải mái hơn.
5. Hãy chọn lọc nội dung.
Đừng nói những thứ mà chẳng ai quan tâm rồi trách người khác sao chẳng chịu lắng nghe. Thực tế chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện con mèo nhà bạn hay chuyện bạn bị gãy móng tay. Hãy nói những điều đáng nghe trước khi yêu cầu người khác phải nghe.
Hãy biết chọn lọc nội dung để có cuộc giao tiếp chất lượng.
6. Đừng đánh đồng trải nghiệm của bạn với người khác.
Nếu người ta đang nói về sự ra đi của người thân, đừng bắt đầu nói về sự ra đi của người thân bạn. Nếu họ đang than thở về công việc, đừng nói với họ bạn ghét công việc của mình thế nào. Chúng không giống nhau, không bao giờ giống nhau. Quan trọng hơn, đó không phải trải nghiệm của bạn. Hãy tôn trọng người nói và thông cảm, chứ đừng hướng cuộc hội thoại sang câu chuyện của bản thân bạn.
7. Không “tham” việc.
Để có một cuộc giao tiếp chất lượng, bạn phả chăm chú vào nó. Cất điện thoại, máy tính bảng, chìa khóa xe hay bất kỳ thứ gì làm bạn xao nhãng đi nhé. Cũng đừng nghĩ về vụ gây gổ bạn nhìn thấy ngoài đường lúc sáng. Hãy quên đi chuyện bạn đang có một tá bài tập phải lo. Nếu bạn không muốn ở trong cuộc hội thoại, hãy dứt ra khỏi đó hẳn. Đừng “chân trong, chân ngoài”.
8. Đừng “nhai” một vấn đề nhiều lần.
Điều này khiến người khác cảm thấy nhàm chán, không muốn lắng nghe hoặc thậm chí cảm thấy khó chịu với câu chuyện của bạn. Hãy kể những câu chuyện mới, hoặc đơn giản, là chỉ cần lắng nghe thôi!
9. Lắng nghe – yêu cầu hàng đầu của cuộc giao tiếp chất lượng
Lắng nghe – yêu cầu hàng đầu của cuộc giao tiếp chất lượng
Đây là yếu tố then chốt quyết định sự “thành công” của một cuộc hội thoại. Con người có hai tai nhưng chỉ có một miệng, vậy hãy lắng nghe gấp đôi. Học nói mất 3 năm, nhưng để học lắng nghe thì bạn phải mất cả đời. Lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng, tôn trọng người nói và tôn trọng chính bạn.
10. Nói ngắn gọn, súc tích.
Đừng nói dai, nói dài, vì thế thì bạn sẽ dễ… nói dại. Thời gian là vàng bạc, hãy tiết kiệm thời gian cho chính bạn và người nghe.
Tổng hợp: Phương Thu
NGUỒN : VIETNGAY.VN