Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Có một điểm lưu ý Bao Công nhưsau:

1.Công ty B nợ cá nhân Ông A, chứ không nợ Công ty mới thành lập ( về phương diện hình thức)

2. Nếu khoản nợ có đăng ký giao dịch đảm bảo, thì cần lưu ý về thủ tục , hình thức. ( Có phải đăng ký đảm bảo lại không?)

3. Nếu Công ty B nợ A trước đây, nhưng có thoả thuận không được phép chuyển giao quyền yêu cầu. Thì việc góp vốn bằng giấy nhận nợ là không thể thực hiện được ( Điều 309 Bộ Luật DS).

4. Cần phải xem trong trường hợp cụ thể, việc chuyển quyền yêu cầu này có phải công chứng hay không?

5. Bên cạnh phương diện kế toán, phương diện pháp lý bạn vần nghiên cứu các Điều 309,310, 311 Bộ Luật DS.
1. Chính xác. Công ty B nợ A và A dùng giấy nhận nợ này để đầu tư vào công ty mới
3. Giấy chứng nhận nợ cũng được coi là tài sản (điều 163 bộ luật dân sự)
Vậy tại sao việc góp vốn bằng TS (giấy nhận nợ) là không thể thực hiện ??? ( đi ngược lại với bộ luật dân sự là không xong đâu nhé ...)

Khoan bàn về vấn đề công chứng giá trị pháp lý của các văn bản chứng nhận nợ, Tạm coi là giấy tờ hòan hảo thì về phương diện kế toán sẽ hạch toán thế nào
Vấn đề là khi góp vốn bằng tài sản và phát sinh nghiệp vụ thì sẽ phải giải quyết phiệp vụ đó như thế nào ??

@Sói và bác vihanh đi xa vấn đề rồi. Sao lại đưa hai cái luật doanh nghiệp và hạch toán kết toán vào đây. Trở lại trọng tâm vấn đề đi

Thanks
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

1. Chính xác. Công ty B nợ A và A dùng giấy nhận nợ này để đầu tư vào công ty mới
3. Giấy chứng nhận nợ cũng được coi là tài sản (điều 163 bộ luật dân sự)
Vậy tại sao việc góp vốn bằng TS (giấy nhận nợ) là không thể thực hiện ??? ( đi ngược lại với bộ luật dân sự là không xong đâu nhé ...)

Khoan bàn về vấn đề công chứng giá trị pháp lý của các văn bản chứng nhận nợ, Tạm coi là giấy tờ hòan hảo thì về phương diện kế toán sẽ hạch toán thế nào
Vấn đề là khi góp vốn bằng tài sản và phát sinh nghiệp vụ thì sẽ phải giải quyết phiệp vụ đó như thế nào ??

@Sói và bác tiensinh đi xa vấn đề rồi. Sao lại đưa hai cái luật doanh nghiệp và hạch toán kết toán vào đây. Trở lại trọng tâm vấn đề đi

Thanks

Không ai nói giấy nhận nợ không phải là TS, nhưng việc góp vốn bằng giấy nhận nợ thực chất là việc chuyển giao quyền yêu cầu ( chuyển nợ). Nếu trước đây các bên hạn chế việc chuyển giao quyền yêu cầu ( Điều 309 BLDS). Thì việc góp vốn bằng giấy nhận nợ không thực hiện được vì trái với quy định này.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

@Sói và bác vihanh đi xa vấn đề rồi. Sao lại đưa hai cái luật doanh nghiệp và hạch toán kết toán vào đây. Trở lại trọng tâm vấn đề đi
Bác ấy có bài nào đâu?
Ơ, hai luật ấy không liên quan à?
Ông A góp vốn thành lập công ty bằng giấy nhận nợ của công ty B với số nợ 1 tỷ đồng (hạn trả là 3 tháng kể từ ngày nhận nợ)
Hội đồng định giá giấy nhận nợ này là 700triệu
Kế toán sẽ hạch toán con 700triệu này như thế nào trên sổ sách
Đến hạn do một vài lý do nên chỉ đòi được 500triệu thì ................
Hoặc đòi đủ 1 tỷ thì phần chênh lệch này sẽ giải quyết thế nào ??
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Không ai nói giấy nhận nợ không phải là TS, nhưng việc góp vốn bằng giấy nhận nợ thực chất là việc chuyển giao quyền yêu cầu ( chuyển nợ). Nếu trước đây các bên hạn chế việc chuyển giao quyền yêu cầu ( Điều 309 BLDS). Thì việc góp vốn bằng giấy nhận nợ không thực hiện được vì trái với quy định này.
Vậy anh vẫn cho là không thực hiện được quyền chuyển nợ
Bác ấy có bài nào đâu?
Ơ, hai luật ấy không liên quan à?
À đúng là em nhầm.

Thật ra sự vênh nhau giữa luật doanh nghiệp và chế độ kế toán không phải là không có.
Nhưng cái em hỏi ở đây là sẽ giải quyết cái chênh lệch được hay không chứ không phải có hạch toán được hay không
 
:thodai: :thodai: :thodai:

Dear các bác còn lăn tăn, vấn đề chưa có tiền tươi thì chưa đc hạch toán vào 411 đã đc thảo luận rất nhiều cách đây hơn 1 năm rồi. Mong các bác chịu khó search để đọc thông tin.



Một ý kiến Sói thấy đáng lưu ý:

Nếu giấy nhận nợ của một bên thứ 3 là tổ chức đáng tin cậy... ???!

Năm ngoái nói nhiều mà có đúng không dạ?
Chưa từng nghe ai nói phải góp bằng tiền tươi.
Chẳng hạn góp bằng tài sản thì sao?
Mà trên BCDKT thì bên Tài Sản gồm: tiền, vật tư hàng hoá, nợ, tài sản cố định ...

Vậy anh vẫn cho là không thực hiện được quyền chuyển nợ

À đúng là em nhầm.

Thật ra sự vênh nhau giữa luật doanh nghiệp và chế độ kế toán không phải là không có.
Nhưng cái em hỏi ở đây là sẽ giải quyết cái chênh lệch được hay không chứ không phải có hạch toán được hay không

Nhưng trường hợp này chưa chắc là có chênh nhau. Có thể là do ta hiểu không đúng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Nhưng trường hợp này chưa chắc là có chênh nhau. Có thể là do ta hiểu không đúng.
Thế theo Pác hiểu thế nào mới đúng ?
Năm ngoái nói nhiều mà có đúng không dạ?
Chưa từng nghe ai nói phải góp bằng tiền tươi.
Chẳng hạn góp bằng tài sản thì sao?
Mà trên BCDKT thì bên Tài Sản gồm: tiền, vật tư hàng hoá, nợ, tài sản cố định ...
Đúng là góp vốn có thể bằng tiền, vật tư hàng hóa, TSCĐ...nhưng hình như Pác hiểu nhầm ý của Sói con ! Ý Sói con là trong trường hợp góp vốn bằng tiền khi nhận tiền tươi chúng ta mới hạch toán tăng 411.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Vậy anh vẫn cho là không thực hiện được quyền chuyển nợ

Tổng quát thì là được, nhưng cụ thể và thực tế phải xem lại thoả thuận. Điiều này không có nghĩa là luôn luôn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Thế rồi cuối cùng thì là làm sao cơ ạ ????????????????????????
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Bao mở điều 309 coi là sẽ biết phải làm gì ngay.

Em xem rồi.
Cái em hỏi là cách hạch toán kế toán chứ có phải là cách để hợp thức hóa nó đâu ???
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Em xem rồi.
Cái em hỏi là cách hạch toán kế toán chứ có phải là cách để hợp thức hóa nó đâu ???

Bỏ nghề lâu quá rồi, số hiệu TK cũng quên luôn, nhưng ráng thử xem nhé Bao.

Nợ Phải thu : 700 tr
Có Nguồn vốn chủ sở hữu : 700 tr.

Khi thu đủ 700 tr thì

Nợ vốn bằng tiền : 700 tr
Có Nợ phải thu: 700 tr.

Nếu thu chỉ có : 500 tr

Nợ vốn bằng tiền : 500 tr
Nợ thu nhập Tài chính : 200 tr
Có Nợ phải thu : 700 tr

Nếu thu 1 tỷ

Nợ vốn bằng tiền : 1 tỷ
Có Nợ phải thu : 700 tr
Có thu nhập Tài Chính : 300 tr


Kiếm lâu quá không mài nên cũng lụt, chỉ còn nhớ được vài đường căn bản. Mời các bạn góp ý thêm nhé!
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Bỏ nghề lâu quá rồi, số hiệu TK cũng quên luôn, nhưng ráng thử xem nhé Bao.

Nợ Phải thu : 700 tr
Có Nguồn vốn chủ sở hữu : 700 tr.

Khi thu đủ 700 tr thì

Nợ vốn bằng tiền : 700 tr
Có Nợ phải thu: 700 tr.

Nếu thu chỉ có : 500 tr

Nợ vốn bằng tiền : 500 tr
Nợ thu nhập Tài chính : 200 tr
Có Nợ phải thu : 700 tr

Nếu thu 1 tỷ

Nợ vốn bằng tiền : 1 tỷ
Có Nợ phải thu : 700 tr
Có thu nhập Tài Chính : 300 tr


Kiếm lâu quá không mài nên cũng lụt, chỉ còn nhớ được vài đường căn bản. Mời các bạn góp ý thêm nhé!

Vậy là anh cũng theo trường phái "có chơi có chịu"
Đã chấp nhận chuyển nợ thì lời ăn lỗ chịu
Vì vậy không cần biết cái chênh lệch kia là của ai. Đã góp vào coi như tờ giấy nhận nợ đó đã đuợc chuyển từ ông A qua công ty nhận góp vốn
Vì vậy công ty nhận góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ sẽ tự xử chuyện nợ nần kia ???
Đúng không anh
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Bỏ nghề lâu quá rồi, số hiệu TK cũng quên luôn, nhưng ráng thử xem nhé Bao.

Nợ Phải thu : 700 tr
Có Nguồn vốn chủ sở hữu : 700 tr.

Khi thu đủ 700 tr thì

Nợ vốn bằng tiền : 700 tr
Có Nợ phải thu: 700 tr.

Nếu thu chỉ có : 500 tr

Nợ vốn bằng tiền : 500 tr
Nợ thu nhập Tài chính : 200 tr
Có Nợ phải thu : 700 tr


Nếu thu 1 tỷ

Nợ vốn bằng tiền : 1 tỷ
Có Nợ phải thu : 700 tr
Có thu nhập Tài Chính : 300 tr


Kiếm lâu quá không mài nên cũng lụt, chỉ còn nhớ được vài đường căn bản. Mời các bạn góp ý thêm nhé!
Màu đỏ theo em hiểu: Nếu sau khi thu được 500 tr mà ông A ko chịu góp thêm 200 tr nữa thì mình hạch toán:
Nợ vốn bằng tiền : 500 tr
Có Phải thu khác: 500 tr.
Và ghi giảm nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ Nguồn vốn chủ sở hữu : 200 tr.
Có Phải thu khác: 200 tr.
Màu nâu: Nếu thu được 1tỷ thì công ty chỉ định khoản giống như là được 700 tr, còn 300 tr trả lại cho ông A.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Thế rồi cuối cùng thì là làm sao cơ ạ ????????????????????????

Quan điểm của CHÚA cũng giống như quan điểm của minhthi78.

Ở đây ta cần phân biệt giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn tách rời với chủ sở hữu, do đó tất cả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận theo quan điểm doanh nghiệp. Giấy nợ được định giá 700 triệu khác với tài sản góp vào đuợc định giá 700 triệu. Giấy nợ này chứa đựng rủi ro, và rủi ro này hoàn toàn gắn với cá nhân của chủ sở hữu.

Trường hợp doanh nghiệp đồng ý nhận chuyển nhượng rủi ro đó thì thu nhập và chi phí phát sinh được hạch toán cho DN. Chi phí phát sinh có lẽ sẽ không được xem là chi phí hợp lý.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Đúng vậy, về luật doanh nghiệp không cấm việc góp vốn bằng giấy nhận nợ.
Nếu hội đồng thành viên và bên góp vốn thống nhất giá trị góp là 700
Nợ TK 138: 1000 (chi tiết công ty B)
CÓ TK 411: 700
Có TK 3387: 300
Khi thu được hết tiền Công ty B
Nợ TK 111: 1000
Có TK 138: 1000
đồng thời
Nợ TK 3387: 300
Có TK 711: 300
Trường hợp công ty chỉ thu được 500 thồi
Thì trong luật doanh nghiệp thì số vốn 200 thì các thành viên phải chịu tương ứng với số tỷ lệ góp của mình.
Mọi người đưa ra ý kiến tiếp nhé. Vì mình cũng chưa gặp tình huống nào thực tế như thế.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Vậy là anh cũng theo trường phái "có chơi có chịu"
Đã chấp nhận chuyển nợ thì lời ăn lỗ chịu
Vì vậy không cần biết cái chênh lệch kia là của ai. Đã góp vào coi như tờ giấy nhận nợ đó đã đuợc chuyển từ ông A qua công ty nhận góp vốn
Vì vậy công ty nhận góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ sẽ tự xử chuyện nợ nần kia ???
Đúng không anh

Chính xác là như vậy. Khi đã chuyển quyền đòi nợ này vào công ty và công ty đồng ý thì có nghĩa là công ty đã chấp nhận lời ăn lỗ chịu. Đặt trường hợp A góp bằng cổ phiếu cũng tương tự như vậy. Cổ phiếu lên xuống là chuyện bình thường mà!
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Màu đỏ theo em hiểu: Nếu sau khi thu được 500 tr mà ông A ko chịu góp thêm 200 tr nữa thì mình hạch toán:
Nợ vốn bằng tiền : 500 tr
Có Phải thu khác: 500 tr.
Và ghi giảm nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ Nguồn vốn chủ sở hữu : 200 tr.
Có Phải thu khác: 200 tr.
Màu nâu: Nếu thu được 1tỷ thì công ty chỉ định khoản giống như là được 700 tr, còn 300 tr trả lại cho ông A.
Không trả ai hết! Giấy 1 tỷ các cụ đánh giá rủi ro cho nên thương vụ này tờ giấy ấy chỉ đáng 700. (300 còn lại là rủi không mất, may ăn không)
Quan điểm của CHÚA cũng giống như quan điểm của minhthi78.

Ở đây ta cần phân biệt giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn tách rời với chủ sở hữu, do đó tất cả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận theo quan điểm doanh nghiệp. Giấy nợ được định giá 700 triệu khác với tài sản góp vào đuợc định giá 700 triệu. Giấy nợ này chứa đựng rủi ro, và rủi ro này hoàn toàn gắn với cá nhân của chủ sở hữu.

Trường hợp doanh nghiệp đồng ý nhận chuyển nhượng rủi ro đó thì thu nhập và chi phí phát sinh được hạch toán cho DN. Chi phí phát sinh có lẽ sẽ không được xem là chi phí hợp lý.
Quan điểm này khác với quan điểm trên: Giấy nhận nợ có giá trị 1 tỷ, góp có 700 còn 300 là của A! (vì khi đòi được trả cho A)
Đúng vậy, về luật doanh nghiệp không cấm việc góp vốn bằng giấy nhận nợ.
Nếu hội đồng thành viên và bên góp vốn thống nhất giá trị góp là 700
Nợ TK 138: 1000 (chi tiết công ty B)
CÓ TK 411: 700
Có TK 3387: 300

Khi thu được hết tiền Công ty B
Nợ TK 111: 1000
Có TK 138: 1000
đồng thời
Nợ TK 3387: 300
Có TK 711: 300
Trường hợp công ty chỉ thu được 500 thồi
Thì trong luật doanh nghiệp thì số vốn 200 thì các thành viên phải chịu tương ứng với số tỷ lệ góp của mình.
Mọi người đưa ra ý kiến tiếp nhé. Vì mình cũng chưa gặp tình huống nào thực tế như thế.

Chỗ mầu đỏ là nghiệp vụ lạ! Khi chấp nhận giấy nhận nợ đã biết chắc chắn không phải trả A 300 nếu đòi được!

Tổng hợp lại thì: đã chấp nhận góp vốn bằng giấy nhận nợ đương nhiên phải đưa vào theo dõi như một khoản công nợ.
Vẫn phải đòi 1 tỷ.
Chấp nhận giá trị 700 để tăng vốn.
Ngay từ đầu đã xác định 300 là khoản khó thu => xử lý khó thu không đòi được.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Tổng hợp lại thì: đã chấp nhận góp vốn bằng giấy nhận nợ đương nhiên phải đưa vào theo dõi như một khoản công nợ.
Vẫn phải đòi 1 tỷ.
Chấp nhận giá trị 700 để tăng vốn.
Ngay từ đầu đã xác định 300 là khoản khó thu => xử lý khó thu không đòi được.

Vậy trong trường hợp vẫn chưa đòi được nợ mà làm ăn có lãi thì chia lãi theo tỷ lệ nào cho ông A vậy thưa bác ???
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Vậy trong trường hợp vẫn chưa đòi được nợ mà làm ăn có lãi thì chia lãi theo tỷ lệ nào cho ông A vậy thưa bác ???

Chia theo tỷ lệ 700 của ông ta!
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Vậy trong trường hợp vẫn chưa đòi được nợ mà làm ăn có lãi thì chia lãi theo tỷ lệ nào cho ông A vậy thưa bác ???

Mình nhất trí hoàn toàn việc công ty khi đòi nợ thì vẫn đòi 1 tỷ ( tội vạ gì mà không đòi 1 tỷ mà cũng chẳng có cơ sở để đòi 700 tr vì bằng chứng nhận nợ là 1 tỷ cơ mà!). Thế nhưng theo mình thì khoản 300 tr theo dõi đơn trên sổ sách kế toán mà thôi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top