Yêu cầu của mô hình quản trị sản xuất hiện đại trong doanh nghiệp

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Để đảm bảo được mục tiêu cốt lõi đó, doanh nghiệp phải đáp ứng tốt các yêu cầu trong quản trị sản xuất như:

1. Dự báo nhu cầu sản xuất:
Dự báo hiệu quả nhu cầu sản xuất là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng trong quy trình quản trị sản xuất của doanh nghiệp. Những thông tin này quyết định đến việc tổ chức có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không. Vì vậy, để đưa ra các dự báo về nhu cầu chính xác nhất, doanh nghiệp cần phải giải quyết một số câu hỏi như:

  • Quy mô thị trường thế nào?
  • Hành vi của nhóm đối tượng khách hàng?
  • Thực hiện những dòng sản phẩm nào?
  • Số lượng sản xuất của từng loại sản phẩm
  • Khi nào bắt đầu sản xuất?
  • Hệ thống sản xuất các sản phẩm đó cần chuẩn bị những gì?
Trả lời được các câu hỏi trên bạn sẽ có được các thông tin cần thiết để hoạch định các kế hoạch sản xuất hoặc đưa ra các đánh giá, có nên thực hiện hoạt động sản xuất hay không.

2. Quản lý thiết kế dòng sản phẩm

Xây dựng quy trình công nghệ thực hiện sản xuất là việc sắp xếp các trang thiết bị, máy móc sản xuất theo một trình tự xác định và đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.

Mỗi loại sản phẩm lại có những đặc tính riêng và yêu cầu phải có một quy trình sản xuất riêng. Khi thiết kế sản phẩm cần đảm bảo sự nhanh chóng, có sự cải tiến, phù hợp với khả năng sản xuất và đáp ứng được những nhu cầu của thị trường.

Hoạt động nghiên cứu sản phẩm do bộ phận R&D đảm nhiệm và phải có sự tham gia phối hợp của các cán bộ quản lý cấp cao.

3. Quản lý năng lực sản xuất
Đây là hoạt động nhằm xác định sản lượng sản xuất đầu ra theo từng mức công suất của nhà máy.

Việc xác định đúng khả năng sản xuất giúp đảm bảo tính ổn định cho quá trình vận hành sau này. Bên cạnh đó, nó còn giúp tổ chức khai thác tốt những cơ hội mới, chủ động trong việc đầu tư sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

4. Xác định vị trí sản xuất
Xác định vị trí sản xuất có ý nghĩa chiến lược trong việc mang đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Để đưa ra quyết định đặt nhà máy sản xuất một cách hợp lý, doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố liên quan đến môi trường sản xuất, quãng đường từ nhà cung cấp -> nhà máy sản xuất -> người tiêu dùng, chi phí vận chuyển,...

Một vị trí thuận lợi không chỉ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất & cung ứng sản phẩm mà còn giúp tổ chức tạo được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.

5. Thiết kế dây chuyền sản xuất
Tùy thuộc vào yêu cầu và mô hình sản xuất thì doanh nghiệp sẽ đưa ra các phương án bố trí trang thiết bị, máy móc sản xuất phù hợp nhằm đảm bảo sự ăn khớp giữa các công đoạn sản xuất.

Phương pháp trực quan hóa kinh nghiệm được nhiều doanh nghiệp áp dụng để xây dựng các phương án bố trí một cách phù hợp. Bên cạnh đó, các tổ chức cũng tăng cường ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất hiện đại để mang đến các giải pháp quản trị sản xuất trong doanh nghiệp hiện đại và tối ưu.

6. Hoạch định nguồn lực
Quá trình xác định nguồn lực cho sản xuất dựa trên các yếu tố như nhu cầu, kế hoạch sản xuất, mục tiêu kinh doanh,... Hoạch định nguồn lực chính xác đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được trơn tru, hạn chế được những rủi ro và tối ưu chi phí.

7. Điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất bao gồm các công việc như xây dựng lịch trình, phân công công việc cho từng nhân viên, sắp xếp thứ tự công việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ sản xuất đã đề ra.

8. Kiểm soát hệ thống vận hành sản xuất
2 vấn đề quan trọng nhất của kiểm soát sản xuất chính là quản lý chất lượng và quản lý hàng tồn kho:

  • Quản lý tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng tồn kho. Điều này ảnh hưởng đến việc luân chuyển vốn cũng như đảm bảo đủ số lượng sản phẩm để đáp ứng kịp thời những biến động về nhu cầu của thị trường.
  • Quản lý chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình, gia tăng lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu người dùng.
Một mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn là khi thể hiện được đầy đủ các bước trên. Đồng thời, mô hình quản trị sản xuất phải được xây dựng sớm trước khi doanh nghiệp thực hiện sản xuất và định kỳ phải được đánh giá, điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế vận hành.

Để quản lý tốt các nghiệp vụ trong các bước của quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp, phần mềm quản lý sản xuất được nhiều tổ chức đẩy mạnh ứng dụng một cách hiệu quả.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top