Xuất hóa đơn bổ sung

meoxinh_0308

Member
Hội viên mới
Anh chị cho em hỏi. Tháng 03 em có xuất 03 hóa đơn cho 1 công ty, nội dung hóa đơn là không chịu thuế giá trị gia tăng. Nhưng đến tháng 04, em có gửi công văn hỏi chi cục thuế thì được biết hóa đơn của em đã xuất là sai, tức là phải có thuế 10%. Anh chị cho em hỏi có cách nào xuất bổ sung cho hóa đơn em đã xuất không ạ. Em kê khai thuế theo quý nên vẫn chưa nộp báo cáo thuế. Mong được sự giúp đỡ ạ!
 
Ðề: Xuất hóa đơn bổ sung

"1/ Hướng dẫn viết hóa đơn điều chỉnh theo hướng dẫn tại khoản 5, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:

Để xuất hóa đơn điều chỉnh thì hai doanh nghiệp mua và bán lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót như sau:

Tại chỉ tiêu tên hàng hóa dịch vụ: Ghi điều chỉnh tăng thuế suất của hóa đơn số ….., ngày … tháng …. năm …., Ký hiệu…

Các chỉ tiêu khác: đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, cộng tiền hàng: không ghi gạch bỏ.

Chỉ tiêu thuế suất thuế GTGT: ghi 10%, tiền thuế GTGT: ghi số tiền thuế GTGT điều chỉnh tăng.

Chỉ tiêu tổng cộng tiền thanh toán: ghi số tiền thuế GTGT điều chỉnh tăng (bằng chỉ tiêu tiền thuế GTGT)."
 
Ðề: Xuất hóa đơn bổ sung

Anh chị cho em hỏi. Tháng 03 em có xuất 03 hóa đơn cho 1 công ty, nội dung hóa đơn là không chịu thuế giá trị gia tăng. Nhưng đến tháng 04, em có gửi công văn hỏi chi cục thuế thì được biết hóa đơn của em đã xuất là sai, tức là phải có thuế 10%. Anh chị cho em hỏi có cách nào xuất bổ sung cho hóa đơn em đã xuất không ạ. Em kê khai thuế theo quý nên vẫn chưa nộp báo cáo thuế. Mong được sự giúp đỡ ạ!
Cách xử lý các trường hợp ghi sai hóa đơn GTGT
Khi viết hóa đơn kế toán có thể ghi sai một vài thông tin trên hóa đơn như là: sai thuế suất, sai tên hàng, sai số lượng, sai đơn giá, sai tên công ty, sai địa chỉ, mã số thuế, sai ngày tháng...Tất cả những sai sót đó sẽ làm cho hóa đơn không hợp lệ. Vì vậy kế toán cần phải biết cách xử lý nhưng sai sót đó khi gặp phải viết sai hóa đơn GTGT.
1. Viết sai hóa đơn nhưng chưa xé khỏi cuống hóa đơn:
Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Viết sai hóa đơn nhưng đã xé khỏi cuống hóa đơn:
a, Chưa kê khai thuế:
+ Bước 1: Thu hồi hóa đơn sai sót: Người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Hóa đơn thu hồi phải kẹp vào quyển hóa đơn và phải xuất trình với cơ quan thuế trực tiếp quản lý
+ Bước 3: Xuất lại hóa đơn mới (theo đúng quy định )
Chú ý: Theo hướng dẫn mới nhất tại Điều 18: Xử lý hóa đơn đã lập của thông tư 64/2013/TT-BCTC thì kế toán không cần phải làm Biên bản hủy hóa đơn nữa, chỉ cần làm biên bản thu hồi hóa đơn là đủ, vì về bản chất việc lập biên bản hủy là để cam kết bên mua không kê khai hóa đơn đã lập sai trước đó vào bảng kê mua vào, còn khi thu hồi được hóa đơn đã lập sai thì chắc chắn là công ty mua không thể kê khai được vì không còn hóa đơn )
Hóa đơn viết sai người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơ lập sai.
Hai bên dùng hóa đơn mới để kê khai thuế.

b, Đã kê khai thuế:
+ Bước 1: Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
+ Bước 2: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm, khi viết hóa đơn chúng ta không được ghi âm (-), còn khi kê khai thuế, các bạn đặt giá trị (số tiền) trong (...).
Tức là trong kỳ lập hóa đơn điều chỉnh đó, người bán sẽ kê vào phụ lục 01 bảng kê hàng hóa bán ra, còn bên mua kê vào phụ lục 02- hàng hóa mua vào.

(Phần xử lý viết sai hóa đơn trên được hướng dẫn theo điều 18 TT 64/2013/TT-BCTC)
 
Ðề: Xuất hóa đơn bổ sung

"1/ Hướng dẫn viết hóa đơn điều chỉnh theo hướng dẫn tại khoản 5, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:

Để xuất hóa đơn điều chỉnh thì hai doanh nghiệp mua và bán lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót như sau:

Tại chỉ tiêu tên hàng hóa dịch vụ: Ghi điều chỉnh tăng thuế suất của hóa đơn số ….., ngày … tháng …. năm …., Ký hiệu…

Các chỉ tiêu khác: đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, cộng tiền hàng: không ghi gạch bỏ.

Chỉ tiêu thuế suất thuế GTGT: ghi 10%, tiền thuế GTGT: ghi số tiền thuế GTGT điều chỉnh tăng.

Chỉ tiêu tổng cộng tiền thanh toán: ghi số tiền thuế GTGT điều chỉnh tăng (bằng chỉ tiêu tiền thuế GTGT)."
anh không thấy khoản 5 điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 có viết như trên ??????
Trích dẫn TT 219
Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.
Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.
Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Ví dụ 20: Công ty TNHH A là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua cà phê nhân của nông dân trồng cà phê, sau đó Công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh doanh H thì doanh thu của Công ty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng mức thuế suất 5%.
Ví dụ 21: Hộ ông X sau khi thu mua lá chè của hộ trồng chè đã bán ra cho hộ ông Y thì hộ ông X phải tính, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu bán lá chè cho hộ ông Y.
Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hoá đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hoá đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.
hết khoản 5 điều 5 !!!!
 
Ðề: Xuất hóa đơn bổ sung

Anh chị cho em hỏi. Tháng 03 em có xuất 03 hóa đơn cho 1 công ty, nội dung hóa đơn là không chịu thuế giá trị gia tăng. Nhưng đến tháng 04, em có gửi công văn hỏi chi cục thuế thì được biết hóa đơn của em đã xuất là sai, tức là phải có thuế 10%. Anh chị cho em hỏi có cách nào xuất bổ sung cho hóa đơn em đã xuất không ạ. Em kê khai thuế theo quý nên vẫn chưa nộp báo cáo thuế. Mong được sự giúp đỡ ạ!

Theo hướng dẫn tại TT 64/2013/TT - BTC ngày 15/5/2013
Điều 18. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
.........

=> Nếu cả 2 bên chưa kê khai thì bên bán thu hồi lập hóa đơn khác thay thế!
Nếu một hoặc cả 2 bên đã kê khai thuế cho HĐ đó thì 2 bên tiến hành lập biên bản ghi nhận, điều chỉnh sai sót đồng thời lập hóa đơn mới để điều chỉnh phần thuế suất, tiền thuế và kê khai đầy đủ trên tờ khai thuế GTGT.

Mẫu hướng dẫn điều chỉnh:
Xem!
 

Đính kèm

  • TT64_2013_BTC.pdf
    51.4 KB · Lượt xem: 224
Ðề: Xuất hóa đơn bổ sung

anh không thấy khoản 5 điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 có viết như trên ??????
Trích dẫn TT 219
Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.
Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.
Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Ví dụ 20: Công ty TNHH A là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua cà phê nhân của nông dân trồng cà phê, sau đó Công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh doanh H thì doanh thu của Công ty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng mức thuế suất 5%.
Ví dụ 21: Hộ ông X sau khi thu mua lá chè của hộ trồng chè đã bán ra cho hộ ông Y thì hộ ông X phải tính, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu bán lá chè cho hộ ông Y.
Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hoá đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hoá đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.
hết khoản 5 điều 5 !!!!
Đây là Em trích dẫn từ tài liệu lưu lại mà. Trang Cục thuế tỉnh Long An trả lời "Hướng dẫn viết hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã xuất do giảm thuế suất, tiền thuế"
C?C THU? T?NH LONG AN | H??ng d?n vi?t ha ??n ?i?u ch?nh
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top