Từ giã những tháng ngày sinh viên mơ mộng bạn sẽ bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới lạ: Đó là cơ quan - nơi làm việc của bạn. Để hòa nhập được với cuộc sống mới, với mọi người và gây được mối thiện cảm tốt đẹp của các đồng nghiệp dành cho bạn thì điều trước tiên bạn phải có sự quan sát tinh tế, nhạy cảm trong cuộc sống hằng ngày và luôn phải ghi nhớ những điều sau:
- Đừng luôn nghĩ rằng mình là người trẻ tuổi có học thức cao, rộng cho dù bạn có tốt nghiệp loại ưu của một trường đại học có tiếng trong nước hay nước ngoài. Phải luôn luôn biết tôn trọng những đồng nghiệp khác cho dù bằng cấp, học vị của họ không bằng mình.
- Hãy vui vẻ tiếp nhận sự chỉ đạo trong công việc của các đồng nghiệp vì họ là những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Câu thành ngữ ''Trăm hay không bằng tay quen'' là điều bạn nên ghi nhớ.
- Khiêm tốn đón nhận sự dạy bảo của các đồng nghiệp trong việc đối nhân xử thế vì hơn ai hết họ là những người hiểu được tính nết của mỗi người ở cơ quan như thế nào, sở thích, cuộc sống gia đình, chuyện riêng tư của mọi người ra sao. Đừng vô ý mà hỏi chuyện chồng, con (hoặc vợ con), bố mẹ của ai đó khi mình chưa hiểu gì về đời tư của họ. Đôi lúc vì muốn thân tình, muốn chia sẻ mà vô tình bạn lại biến mình trở thành người vô duyên đấy. Cũng đừng bao giờ làm phiền đồng nghiệp quá nhiều trong sinh hoạt như đi, đứng, nói, cười, vay mượn hay trong công việc hằng ngày. Bạn nên nhớ mọi sự cố gắng tự lực của bản thân bao giờ cũng được đền bù xứng đáng, dẫu có muộn.
- Nếu bị ai đó trách móc, chê bai điều gì không đúng thì bạn đừng vội có thái độ ''ăn miếng trả miếng''. Hãy nhẫn nại, dịu dàng trình bày ý kiến của mình vào những lúc thích hợp.
- Không nên quá tỏ ra mình là người giỏi giang, sắc sảo, cái gì cũng biết, cũng làm được và sẵn sàng giải quyết được mọi công việc hiệu quả ngay tức thì. Hãy bình tĩnh, khiêm nhường và biết chờ đợi. Nếu bạn thực sự là người có năng lực chuyên môn thì sau một thời gian làm việc không lâu, những ưu điểm của bạn sẽ được bộc lộ một cách tự nhiên. Lúc đó người ta sẽ yêu mến, quý trọng và thán phục bạn rất nhiều.
- Không bao giờ đùn đẩy tất cả những công việc khó khăn cho các đồng nghiệp bởi làm như vậy người ta sẽ nghĩ rằng bạn là người ích kỷ, cá nhân, không chịu khó, chịu khổ. Khi thấy những đồng nghiệp làm những việc vặt như thu dọn, lau chùi phòng làm việc thì bạn đừng khoanh tay đứng nhìn mà phải xắn tay vào cùng làm với họ.
- Nói chuyện trao đổi với đồng nghiệp bạn nên lựa lời nhẹ nhàng, không thể nói một cách tùy tiện như nói với bạn cũ. Nếu ra vào cơ quan gặp đồng nghiệp bạn nên tiến lại và cất lời chào trước.
- Ai đó thành thật quan tâm khuyên bảo những điều tốt đẹp bạn nên đón nhận một cách biết ơn. Đừng cho rằng sự giúp đỡ, góp ý của họ là "lắm điều" là ''rách việc"...
- Trước khi quyết định làm một việc gì, bạn nên hỏi ý kiến những người đồng nghiệp có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn thu được kết quả tốt đẹp hơn trong công việc.
Ngoài những điều kiện cần thiết trên, điều mà bạn phải luôn ghi nhớ và tâm niệm là sống trung thực, chân thành thì cho dù ở môi trường công tác mới lạ bạn cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ ưu ái từ phía những người đồng nghiệp, cộng sự của mình.
(Theo Thế giới phụ nữ)
- Đừng luôn nghĩ rằng mình là người trẻ tuổi có học thức cao, rộng cho dù bạn có tốt nghiệp loại ưu của một trường đại học có tiếng trong nước hay nước ngoài. Phải luôn luôn biết tôn trọng những đồng nghiệp khác cho dù bằng cấp, học vị của họ không bằng mình.
- Hãy vui vẻ tiếp nhận sự chỉ đạo trong công việc của các đồng nghiệp vì họ là những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Câu thành ngữ ''Trăm hay không bằng tay quen'' là điều bạn nên ghi nhớ.
- Khiêm tốn đón nhận sự dạy bảo của các đồng nghiệp trong việc đối nhân xử thế vì hơn ai hết họ là những người hiểu được tính nết của mỗi người ở cơ quan như thế nào, sở thích, cuộc sống gia đình, chuyện riêng tư của mọi người ra sao. Đừng vô ý mà hỏi chuyện chồng, con (hoặc vợ con), bố mẹ của ai đó khi mình chưa hiểu gì về đời tư của họ. Đôi lúc vì muốn thân tình, muốn chia sẻ mà vô tình bạn lại biến mình trở thành người vô duyên đấy. Cũng đừng bao giờ làm phiền đồng nghiệp quá nhiều trong sinh hoạt như đi, đứng, nói, cười, vay mượn hay trong công việc hằng ngày. Bạn nên nhớ mọi sự cố gắng tự lực của bản thân bao giờ cũng được đền bù xứng đáng, dẫu có muộn.
- Nếu bị ai đó trách móc, chê bai điều gì không đúng thì bạn đừng vội có thái độ ''ăn miếng trả miếng''. Hãy nhẫn nại, dịu dàng trình bày ý kiến của mình vào những lúc thích hợp.
- Không nên quá tỏ ra mình là người giỏi giang, sắc sảo, cái gì cũng biết, cũng làm được và sẵn sàng giải quyết được mọi công việc hiệu quả ngay tức thì. Hãy bình tĩnh, khiêm nhường và biết chờ đợi. Nếu bạn thực sự là người có năng lực chuyên môn thì sau một thời gian làm việc không lâu, những ưu điểm của bạn sẽ được bộc lộ một cách tự nhiên. Lúc đó người ta sẽ yêu mến, quý trọng và thán phục bạn rất nhiều.
- Không bao giờ đùn đẩy tất cả những công việc khó khăn cho các đồng nghiệp bởi làm như vậy người ta sẽ nghĩ rằng bạn là người ích kỷ, cá nhân, không chịu khó, chịu khổ. Khi thấy những đồng nghiệp làm những việc vặt như thu dọn, lau chùi phòng làm việc thì bạn đừng khoanh tay đứng nhìn mà phải xắn tay vào cùng làm với họ.
- Nói chuyện trao đổi với đồng nghiệp bạn nên lựa lời nhẹ nhàng, không thể nói một cách tùy tiện như nói với bạn cũ. Nếu ra vào cơ quan gặp đồng nghiệp bạn nên tiến lại và cất lời chào trước.
- Ai đó thành thật quan tâm khuyên bảo những điều tốt đẹp bạn nên đón nhận một cách biết ơn. Đừng cho rằng sự giúp đỡ, góp ý của họ là "lắm điều" là ''rách việc"...
- Trước khi quyết định làm một việc gì, bạn nên hỏi ý kiến những người đồng nghiệp có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn thu được kết quả tốt đẹp hơn trong công việc.
Ngoài những điều kiện cần thiết trên, điều mà bạn phải luôn ghi nhớ và tâm niệm là sống trung thực, chân thành thì cho dù ở môi trường công tác mới lạ bạn cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ ưu ái từ phía những người đồng nghiệp, cộng sự của mình.
(Theo Thế giới phụ nữ)
Sửa lần cuối: