Xử lý nợ phải trả

truc1702

Member
Hội viên mới
Các anh chị, các bạn nào biết nợ người ta không đòi thì bao lâu mình có thể xử lý được? Có luật nào qui định cụ thể số năm để xử lý những khoản nợ này không? Em là dân kế toán còn mới tinh nên có nhiều việc còn chưa biết. Các anh chị, các bạn nào biết giúp em với!
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
2. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
- Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ. . .
3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
4. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.
5. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không còn khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xoá nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính (Nếu là doanh nghiệp Nhà nước) hoặc cấp có thẩm quyền theo quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của chính sách tài chính, chờ khả năng có điều kiện thanh toán số tiền thu được về nợ khó đòi đã xử lý. Nếu sau khi đã xoá nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ đã xử lý (Được theo dõi trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”) thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.
p
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 139 - DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI
Bên Nợ:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi;
- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.
Bên Có:
Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Số dư bên Có:
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
p
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
2. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
5. Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)
Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành)
Có các TK 131, 138,. . .
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Cảm ơn bạn vudung0610 đã quan tâm giúp mình. Nhưng mình muốn hỏi về việc xử lý nợ phải trả. Mình nợ người ta mà người ta không đòi ấy! Công ty mình mua hàng của một công ty nước ngoài và vận chuyển bằng đường xách tay, lúc ấy công ty mình có làm thủ tục thanh toán nhưng do không có tờ khai hải quan, không có chứng từ hợp lệ nên không thể chuyển khoản được. Khách hàng ấy có nói lúc nào họ đi công tác sang đây thì sẽ nhận tiền mặt nên mình đã treo ở tài khoản 331. Mình muốn hỏi có luật nào qui định số năm mình xử lý các khoản nợ như vậy không, bao lâu thì mình có thể chuyển nó sang tài khỏan 711? nếu sau này người ta đòi thì có thể hạch toán vào 811 và có được tính vào chi phí không?
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Thì khi nào họ lấy thì bạn trả, vẫn treo ở TK331 có ảnh hưởng gì đâu mà bạn phải lo. Nếu bạn không thích để nợ thì bạn viết 1 phiếu chi tiền mặt, vậy là xong.
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Cái này không có hướng dẫn về số năm được xóa. Chỉ cần chứng minh được đối tượng đã không còn khả năng chi trả ví dụ như : Biên bản giải thể doanh nghiệp, giấy chứng tử ... thì bạn có thể cho vào tk 711
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Còn nếu doanh nghiệp ấy vẫn còn họat động như số nợ ấy treo ở tài khoản 331 hơn 3 năm rồi thì có thể xóa được không bạn?
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

không được đâu bạn cái 3 năm ấy là bên nợ phải thu khi không có chứng từ hóa đơn thì được xóa nợ đó là quy định nhưng thực tế lại rất khó vì ông thuế nhà mình ghi thu nhập thì dễ nhưng ghi vào cp hợp lý thì rất khó.
Nói chung về ghi đó vào thu nhập thì sẽ đơn giản thôi.
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Cảm ơn bạn Huydong nhiều nhé! Vậy thì đành phải treo ở tài khoản 331 thôi, biết làm sao được.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nhưng mà các bác ơi! Em nghĩ nợ trên 3 năm người ta không đòi được chắc là đã đưa vào nợ khó đòi đã xử lý hết rồi. Tháng này công ty em đang lỗ, em định đưa khỏan nợ chưa trả này (gần 52.000 usd) vào 711 để giảm lỗ ( dù gì cũng không phải nộp thuế mà) đến lúc nào họ đòi thì em sẽ hạch tóan vào tài khoản 811 kèm theo chứng từ đã xử lý vào tài khoản 711 trước đó. Cách này có được không? có phạm luật không? Bác nào biết giúp em với!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Cảm ơn bạn Huydong nhiều nhé! Vậy thì đành phải treo ở tài khoản 331 thôi, biết làm sao được.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nhưng mà các bác ơi! Em nghĩ nợ trên 3 năm người ta không đòi được chắc là đã đưa vào nợ khó đòi đã xử lý hết rồi. Tháng này công ty em đang lỗ, em định đưa khỏan nợ chưa trả này (gần 52.000 usd) vào 711 để giảm lỗ ( dù gì cũng không phải nộp thuế mà) đến lúc nào họ đòi thì em sẽ hạch tóan vào tài khoản 811 kèm theo chứng từ đã xử lý vào tài khoản 711 trước đó. Cách này có được không? có phạm luật không? Bác nào biết giúp em với!

theo mình thi ko :chuyengivay::chuyengivay:
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Cảm ơn bạn Huydong nhiều nhé! Vậy thì đành phải treo ở tài khoản 331 thôi, biết làm sao được.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nhưng mà các bác ơi! Em nghĩ nợ trên 3 năm người ta không đòi được chắc là đã đưa vào nợ khó đòi đã xử lý hết rồi. Tháng này công ty em đang lỗ, em định đưa khỏan nợ chưa trả này (gần 52.000 usd) vào 711 để giảm lỗ ( dù gì cũng không phải nộp thuế mà) đến lúc nào họ đòi thì em sẽ hạch tóan vào tài khoản 811 kèm theo chứng từ đã xử lý vào tài khoản 711 trước đó. Cách này có được không? có phạm luật không? Bác nào biết giúp em với!

pó tay oj.mình chua rơi vào TH này ,nên hk bit,có ai bit thì help đồng bào jùm cái pà kon uj..
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Em hết nước mắt rồi đấy! Các bác không giúp em sao???
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Các anh chị, các bạn nào biết nợ người ta không đòi thì bao lâu mình có thể xử lý được? Có luật nào qui định cụ thể số năm để xử lý những khoản nợ này không? Em là dân kế toán còn mới tinh nên có nhiều việc còn chưa biết. Các anh chị, các bạn nào biết giúp em với!

Bạn ơi bạn đã tìm được cách giải quyết cho vấn đề của bạn chưa? mình cũng đang gặp trường hợp như của bạn, nếu bạn có công văn hay hướng dẫn nào về vấn đề này thì share cho mình với nhé. thanks
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

người ta hỏi nợ phải trả, chứ không phải mọt sách đâu mà bê nợ phải thu,
tui cũng đang trong tình trạng trên

---------- Post added at 08:29 ---------- Previous post was at 08:27 ----------

Cảm ơn bạn vudung0610 đã quan tâm giúp mình. Nhưng mình muốn hỏi về việc xử lý nợ phải trả. Mình nợ người ta mà người ta không đòi ấy! Công ty mình mua hàng của một công ty nước ngoài và vận chuyển bằng đường xách tay, lúc ấy công ty mình có làm thủ tục thanh toán nhưng do không có tờ khai hải quan, không có chứng từ hợp lệ nên không thể chuyển khoản được. Khách hàng ấy có nói lúc nào họ đi công tác sang đây thì sẽ nhận tiền mặt nên mình đã treo ở tài khoản 331. Mình muốn hỏi có luật nào qui định số năm mình xử lý các khoản nợ như vậy không, bao lâu thì mình có thể chuyển nó sang tài khỏan 711? nếu sau này người ta đòi thì có thể hạch toán vào 811 và có được tính vào chi phí không?

bạn đã có hướng xử lý chưa??? giúp mình với
 
Ðề: Xử lý nợ phải trả

Cứ để treo đó, chuyển sang 711 thì phải nộp thuế, hoàn nhập lại 811 thì lại ko được khấu trừ

Người ta đã nói khi nào sang thì người ta lấy rồi ma

Theo mình bạn cứ để đó 3 năm
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top