về khoản trích theo lương

buituyettb

New Member
Hội viên mới
chào anh/ chị ạ! em có 1 nghiệp vụ mong dc giải đáp ạ: sau khi đã trích các khoản theo lương theo đúng tỷ lệ quy định, doanh nghiệp để lại 1 phần tỷ lệ trích theo quy định, phần còn lại dùng tiền gửi ngân hàng để mua các khoản bảo hiểm y tế, BHXH...nộp các khoản trích theo lương khác cho các cơ quan liên quan. cho em hỏi phần tỷ lệ trích theo quy định dc giữ lại là như thế nào ạ? có quy định về tỷ lệ % cụ thể k ạ? em cảm ơn ạ!
 
Ðề: về khoản trích theo lương

Giữ lại 2% BHXH để chi trả kịp thời cho CNV diện hưởng BHXH (ốm đau, thai sản,...), sau này quyết toán lại với BHXH. thiếu thì BHXH trả thêm, thừa thì mình nộp lại. :)
 
Ðề: về khoản trích theo lương

chào anh/ chị ạ! em có 1 nghiệp vụ mong dc giải đáp ạ: sau khi đã trích các khoản theo lương theo đúng tỷ lệ quy định, doanh nghiệp để lại 1 phần tỷ lệ trích theo quy định, phần còn lại dùng tiền gửi ngân hàng để mua các khoản bảo hiểm y tế, BHXH...nộp các khoản trích theo lương khác cho các cơ quan liên quan. cho em hỏi phần tỷ lệ trích theo quy định dc giữ lại là như thế nào ạ? có quy định về tỷ lệ % cụ thể k ạ? em cảm ơn ạ!

tổng trích là 33,5 %
BHXH :24 %
BHYT:4.5%
BHTN:2%
BHCĐ:3% (Chỉ nộp 1% )
=>DN giữ lại 2% BHCĐ để duy trì hoạt động tại cơ sở ( đối với DN có cơ sở công đoàn )
Còn trường hợp đau ốm thai sản ... thì DN làm đơn đưa lên trên , Còn ko thì tự chi tiền rồi sẽ quyết toán sau.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: về khoản trích theo lương

em cảm ơn ạ.nhưng khi em học kế toán tài chính lại ghi chỉ giữ lại 1% CPCĐ cho hoạt động của doanh nghiệp, còn tổng các khoản trích là 32,5%( 23% với DN và 9,5% với NLĐ). nhân tiện cho e hỏi có 1 NV như sau: mua trả góp 1 TSCĐHH, giá tiền trả ngay 68000,thuế 10%, giá mua trả góp chưa thuế 78000. Dn đã trả lần đầu 30% giá thanh toán trả góp. số còn lại trả dần trong 10 tháng. chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 440 trong đó thuế 40. TS dc đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển 50%, còn lại bằng nguồn vốn vay. em định khoản như sau;
- lúc mua
Nợ Tk211:68000
nợ 242:10000
nợ 133: 6800
có 111:-(78000+6800)*10%=25440
có 331:59360
- định lì thanh toán
nợ 331:59360
có 111:59360
- số lãi trả chậm
nợ 635:10000
có 242: 10000
- chi phí VC
nợ 211: 400
nợ 133:40
có 111: 440
- đồng thời kết chuyển
nợ 414: 39000
có 411:39000( do là 50%)
k biết thế có đúng k ạ.mong mọi người giúp e với!
 
Ðề: về khoản trích theo lương

Chào em.!
tổng trích là 32,5 % (hoặt 33.5 )
BHXH :24 %
BHYT:4.5%
BHTN:2%
BHCĐ:2% (+1% Tại các DN lớn người lao động tham gia đóng góp 1% tạo quỹ cho DN ăn chơi ...)
Đóng lên 1,2%
Để lại 1.8 %

Định khoảng :
a/lúc mua:
N211:68.000
N133:6.800
N142:10.000 (trả trong 10thang nên la 142 )
....C111:Giá trả góp * 30% = 78.000*30% =23.400
....C331: 78.000-23.400=54.600
b/Định kỳ trả tiền người bán :
N331:
...C111: = 54.600/10thang
c/Phân bổ CP tài chính
N635
...C142 : =10.000/10thang
d/CP VChuyen và kc nguồn thì đúng rồi
 
Sửa lần cuối:
Ðề: về khoản trích theo lương

cám ơn anh nhiều ạ!

---------- Post added at 11:05 ---------- Previous post was at 10:58 ----------

nhưng em lại hiểu là thuế GTGT 10% là tính trên giá mua trả góp chưa thuế nên phải là 7800d
 
Ðề: về khoản trích theo lương

tức là giữ lại 2% BHXH và 1% KPCĐ ạ?
:gaitai:
 
Ðề: về khoản trích theo lương

Bài viết này đã bị xóa bởi hacker009
 
Sửa lần cuối:
Ðề: về khoản trích theo lương

theo mình dc học thì doanh nghiệp chỉ giữ lại KPCĐ thôi
 
Ðề: về khoản trích theo lương

hình như là giữ lai cả 2 %bhxh để sau này người lao động có làm sao thì trả cho họ
còn k sao thì lại trả cho BH hay sao ấy
trc t có đọc được cái này mà k biết nó ở chỗ nào nữa :-(
 
Ðề: về khoản trích theo lương

hình như là giữ lai cả 2 %bhxh để sau này người lao động có làm sao thì trả cho họ
còn k sao thì lại trả cho BH hay sao ấy
trc t có đọc được cái này mà k biết nó ở chỗ nào nữa :-(

Tham khảo thêm: Điều 5, Mục 1, Chương 2 trong Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng
1.2. Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Hằng quý hoặc hằng tháng, đơn vị quyết toán với cơ quan BHXH, trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì đơn vị phải đóng số chênh lệch thừa vào tháng tiếp theo tháng quyết toán cho quỹ BHXH.
 
Ðề: về khoản trích theo lương

theo t học ở trường thì cô dạy giữ lại KPCĐ thôi.còn thực tế đi làm thì t cũng k rõ lắm
 
Ðề: về khoản trích theo lương

cái này phải hỏi anh chị nào đi làm rồi chứ t chỉ học theo sách vở thôi nên cũng k chắc
 
Ðề: về khoản trích theo lương

thế c đang đi học hay đi làm rồi thế. t nghĩ đi làm dkhoan khác mình học đấy
 
Ðề: về khoản trích theo lương

Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của những người lao động tham gia BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hằng quý với cơ quan BHXH như sau:
- Hàng quý, cơ quan BHXH sẽ tổng hợp số chi BHXH cho người lao động đã được duyệt theo các mẫu: C66b-HD, C67b-HD, C68b-HD, C69b-HD, C70b-HD, để lập thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu C71-DH gửi về đơn vị 01 bản để làm cơ sở thanh toán.
- Trường hợp số chi BHXH thấp hơn 2% giữ lại hoặc không sử dụng, đơn vị phải nộp số chênh lệch thừa về cơ quan BHXH trong 30 ngày đầu của quý sau. Hết thời hạn này, nếu không nộp, đơn vị phải chịu lãi chậm đóng theo quy định.
- Trường hợp kinh phí 2% để lại không đủ chi, đơn vị có thể gửi văn bản đề nghị cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí bổ sung để chi trả kịp thời cho người lao động hoặc cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của quý sau.
* Điều kiện tạm ứng:
+ Công văn đề nghị tạm ứng (theo mẫu D01c-TS);
+ Số phát sinh thực chi ốm đau, thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe đã được duyệt cao hơn số kinh phí 2% để lại đơn vị;
+ Đơn vị không nợ tiền đóng BHXH đến thời điểm tạm ứng;
+ Số tiền tạm ứng không lớn hơn số chênh lệch giữa tổng số chi các chế độ BHXH đã được duyệt và 2% để lại (2% để lại tạm tính theo số 2% để lại của quý trước);
+ Kinh phí tạm ứng sẽ được cấp chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được văn bản đề nghị của đơn vị.


Bạn xem văn bản 555 của BHXH. Trong văn bản đã nói rất rõ.
Thông thường nếu cty lớn thì khoản này lớn còn công ty nhỏ thì theo mình chẳng cần giữ lại làm gì vì sẽ phải làm thủ tục quyết toán nữa. Mệt lắm. Như cty mình thì đóng hết luôn. Chẳng giữ lại gì cả.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top