Về chứng từ sổ sách kế toán

giangcute

New Member
Hội viên mới
Chào cà nhà !
Em mới được nhận làm kế toán của 1 cty be bé, Cty này kê khai thuế đầy đủ, BCTC đầy đủ. Nhưng không có 1 cuốn sổ : Nhật Ký Chung, Sổ Cái...gì hết. Chỉ lưu hồ sơ trên File Excel thôi ....Như vậy bây giờ em phải làm thế nào cho hợp lý hóa.

Em sợ cơ quan thuế xuống kiểm tra !
Anh chị hướng dẫn em cách làm mấy cuốn sổ đó, mình đăng ký ở đâu ? Và Bắt đầu ghi từ bao giờ ? Những cuốn sổ nào bắt buộc có !
 
Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán

KỸ NĂNG QUYẾT TOÁN THUẾ KHI CÓ CƠ QUAN THUẾ KIỂM TRA!
1. Chuẩn bị về tinh thần : Các bạn kế toán không nên căng thẳng, cứ xem việc này là bình thường như việc mình học xong thì đi thi để đánh giá kết quả công việc của mình vậy, thông báo cho giám đốc lịch làm việc và chuẩn bị văn phòng tiếp đoàn thanh tra là ổn.

2. Một số chuẩn bị khác :
- Tờ khai hàng tháng : không cần phải copy, hàng tháng mình nộp, CQ thuế họ có lưu một bản, khi quyết toán họ mang theo, nếu họ thiếu tháng nào mình copy cho họ tháng ấy thôi.
- Sổ sách : in, ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho, sổ kho…
- Chứng từ : chuẩn bị đầy đủ, sạch sẽ hóa đơn mua vào, bán ra, giấy nộp tiền vào NSNN, bảng lương, hợp đồng lao động…

3. Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra một số nội dung như :
- Kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra kê khai trong phụ lục 01, 02 của tờ khai đúng, đủ hay không? hóa đơn có hợp pháp không…
- Kiểm tra các khoản chi phí : chi phí có đủ hóa đơn, chứng từ hay không? Kiểm tra chi phí tiền lương, BHXH… các bạn nên lưu ý hợp đồng lao động phải đúng và đầy đủ, chi lương = tiền mặt phải có chữ ký nhận và chữ ký phải phù hợp với hợp đồng lao động …các khoản chi phí quảng cáo, khuyến mãi… xem có đủ chứng từ, vượt mức khống chế không?…
- Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu, khuyến mãi, hàng bán bị trả lại ( họ sẽ kiểm tra kỷ trường hợp giảm giá vốn hàng bán bị trả lại có hợp lý hay không..)
- Về TSCD : kiểm tra thời gia trích khấu hao đúng theo quy định, có mở thẻ theo dõi TCSD… ( việc không in thẻ theo dõi TCCD cũng là phần việc quan trọng mà KT ta ít quan tâm, nếu k có chứng từ này, đoàn thanh tra có thẻ loại phần chi phí trích khấu hao của đơn vị)
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước các bạn nên copy một bộ để cơ quan thuế và đơn vị dễ đối chiếu công nợ thuế đến hết kỳ quyết toán.
- Và cuối cùng : có thể đoàn làm việc tại đơn vị trong vòng 3-7 ngày, tùy quy mô cty, còn lại đoàn đề nghị cung cấp file mềm để về cơ quan đối chiếu kiểm tra trước khi đưa ra kết quả thanh tra cuối cùng, vỉ vậy các bạn phải chuẩn bị nếu làm bằng phần mềm thí quan tâm đến việc kết xuất dữ liệu, chủ yếu các tài khoản laọi 6 mà thôi.
Một số kinh nghiệm như vậy, chúc các bạn đang chuẩn bị quyết toán có những buổi làm việc thuận lợi, thành công và tự tìm cho mình kinh nghiệm quý báu khác.

---------- Post added at 02:02 ---------- Previous post was at 02:01 ----------

1. Các form mẫu biểu chuẩn bị theo yêu cầu của Cơ quan thuế
Các báo cáo này được chuẩn bị theo năm:
1.1. Báo cáo tình hình nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư nguyen liệu
1.2. Tổng hợp nhập xuất nguyen vật liệu
1.3. Tổng hợp xuất kho thành phẩm
1.4. Chi tiết tính khấu hao TSCĐ
1.5. Báo cáo tình hình các nhà thầu nước ngoài quản lý, dịch vụ, xây dựng, vay vốn..
1.6. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện vốn vay
1.7. Biểu chi tiết xác định mức tiêu hao vật liệu chính
1.8. Tổng hợp quan hệ công nợ với người mua
1.9. Báo cáo chi tiết tình hình thực hiện vốn pháp định
1.10. Chi tiêt doanh thu xuất khẩu
1.11. Báo cáo khoản mục xây dựng cơ bản dở dang (chi phí chờ phân bổ)
1.12. Báo cáo chênh lệch tỷ giá
1.13. Báo cáo tình hình thu nhập năm với cá nhân Việt Nam
1.14. Báo cáo tình hình thu nhập năm với cá nhân người nước ngoài
1.15. Báo cáo chi tiết chi phí theo khoản mục
1.16. Báo cáo tài chính các năm
2. Các tài liệu chứng từ cần sẵn sàng khi cơ quan thuế đến:
2.1. Giấy phép Đầu tư / giấy chứng nhận đầu tư
2.2. Hợp đồng thuê đất với Nomura
2.3. Công văn chấp thuận về việc sử dụng đồng tiền hạch toán kế toán nếu không phải là Việt nam đồng.
2.4. Chứng từ về việc góp vốn Pháp định.
2.5. Trường hợp Tổng giám đốc ủy quyền cho Kế toán trưởng/ trưởng phòng kế toán tiếp đoàn kiểm tra/thanh tra thì cần có Giấy ủy quyền của Tổng giám đốc.
2.6. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán
2.7. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
2.8. Chi tiết điều chỉnh tăng/giảm doanh thu và chi phí khi quyết toán thuế TNDN.
2.9. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân người Việt nam
2.10. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân người nước ngoài.
2.11. Quyết toán thuế nhà thầu
2.12. Bộ chứng từ xuất khẩu (1 bộ gồm có Tờ khai hải quan, packing list, Invoice, Bill of lading, Certificate of origin (nếu có))
2.13. Bộ chứng từ nhập khẩu (1 bộ gồm có Tờ khai hải quan, packing list, Invoice, Bill of lading, Certificate of origin (nếu có))
2.14. Sổ cái và các sổ Kế toán chi tiết (phải được in ra có chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và Tổng giám đốc – phải được đóng dấu đầy đủ)
2.15. Báo cáo hàng tồn kho
2.16. Bộ hồ sơ tài sản cố định
2.17. Các chứng từ và sổ sách khác.
3. Chú ý về mặt chứng từ
3.1. Tất cả các chứng từ được lập đều phải ghi ngày tháng có chữ ký của những người có liên quan và có đóng dấu Công ty.
3.2. Với tờ khai Hải quan phải có đầy đủ con dấu và chữ ký ở những ô tương ứng
3.3. Với hóa đơn tài chính không được rách rời chắp vá, tẩy xóa, hoặc 2 màu mực, các tiêu chí trên hóa đơn phải được điền đầy đủ, phải có chữ ký của người mua, trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ qua fax phải đóng dấu “Mua hàng qua điện thoại/ qua fax”
3.4. Tên cá nhân /tổ chức trên hợp đồng, hóa đơn và Lệnh chuyển tiền phải thống nhất. Tránh tình trạng ký hợp đông với A, hóa đơn do B xuất và tiền lại được chuyển cho C.
3.5. Các hợp đồng hay được kiểm tra kỹ: Hợp đồng thu gom rác thải, Bán phế liệu, thuê xe bus, cung cấp thực phẩm, hợp đồng bảo vệ….
 
Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán

Chào cà nhà !
Em mới được nhận làm kế toán của 1 cty be bé, Cty này kê khai thuế đầy đủ, BCTC đầy đủ. Nhưng không có 1 cuốn sổ : Nhật Ký Chung, Sổ Cái...gì hết. Chỉ lưu hồ sơ trên File Excel thôi ....Như vậy bây giờ em phải làm thế nào cho hợp lý hóa.

Em sợ cơ quan thuế xuống kiểm tra !
Anh chị hướng dẫn em cách làm mấy cuốn sổ đó, mình đăng ký ở đâu ? Và Bắt đầu ghi từ bao giờ ? Những cuốn sổ nào bắt buộc có !

Bây giờ việc của bạn là in hết từ đầu ra, xin chữ ký và chuẩn bị đầy đủ như bác ntv_ad nói.
 
Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán

Sổ sách : in, ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho, sổ kho…

Cho em hòi: mấy sổ sách này Doanh nghiệp ký tên, có cần cơn quan Thuế đóng dấu gì không ạ !

Như thế em in sổ sách từ lúc thành lập tới nay luôn hay sao ?

---------- Post added at 02:11 ---------- Previous post was at 02:10 ----------

Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán
Sổ sách : in, ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho, sổ kho…

Cho em hòi: mấy sổ sách này Doanh nghiệp ký tên, có cần cơn quan Thuế đóng dấu gì không ạ !

Như thế em in sổ sách từ lúc thành lập tới nay luôn hay sao ?
 
Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán

B/Cách làm sổ sách và kiểm tra sổ sách, in sổ sách kế toán khi cơ quan thuế kiểm tra
1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thế
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
Hóa đơn bán ra phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho , kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.
Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có. ,...
Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

2 - Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

5 - Hồ sơ pháp lý
- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
6 – Kiểm tra chi tiết khác:
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
Kiểm tra các khoản phải trả
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
Đầu vào và đầu ra có cân đối
Kiểm tra ký tá có đầy đủ
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ
Nội dung công việc sẽ thực hiện :
1. Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán;
2. Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
3. Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế VAT hàng tháng;
4. Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
5. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
6. Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định;
7. Điều chinh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
8. Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế;
9. Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch;
10. Làm việc và giải trình với cơ quan thuế.
Kỹ năng kiểm tra sổ sách kế toán:
 Nhật ký chung: rà soát lại các định khoản kế toán xem đã định khoản đối ứng Nợ - Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở Nhật Ký chung = Tổng phát sinh Ở Bảng Cân đối Tài Khoản
 Bảng cân đối tài khoản: Tổng Số Dư Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang, Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh ở Nhật Ký Chung trong kỳ, Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ; Nguyên tắc Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có
 Tài khoản 1111 tiền mặt: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt
 Tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê
 Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
 Tài khoản 142,242,214: số tiền phân bổ tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên số cái tài khoản 142,242,214

Thuế Đầu ra – đầu vào:
 Tài khoản 1331: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO
 Tài khoản 33311: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO
Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => nộp thuế thì số dư cuối kỳ Có TK 33311 = chỉ tiêu [40] tờ khai thuế tháng đó
Nếu còn được khấu trừ tức đầu ra < đầu vào => thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu [22] = số dư đầu kỳ Nợ TK 1331, số dư Cuối Kỳ Nợ 1331 = chỉ tiêu [43]

 Hàng tồn kho
+Số dư đầu kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn đầu kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Nhập trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Có Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Xuất trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

+Số dư cuối kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn cuối kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+ Tổng phát sinh Nhật Ký chung = Tổng phát sinh (Nợ Có) trong kỳ trên bảng Cân đối phát sinh
+ Các Tài khoản Loại 1 và 2 ko có số dư Có ( trừ lưỡng tính 131,214,129,159..) chỉ có số dư Nợ, cũng ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tải khoản loại 3.4 ko có số dư Nợ ( trừ lưỡng tính 331,421...) chỉ có số dư Có, ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 : sổ cái và cân đối phát sinh phải = 0 , nếu > 0 là làm sai do chưa kết chuyển hết
+ TỔNG CỘNG TÀI SẢN = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN trên Bảng Cân đối kế toán

---------- Post added at 10:45 ---------- Previous post was at 10:42 ----------

Doanh nghiệp tự đóng tự ký và lưu trữ hồ sơ => xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra=> cơ quan thuế chỉ đóng dẫu xác nhận các tờ khai báo thuế: GTGT, TNDN : quý, năm, quyết toán thuế, TNCN.....còn sổ sách là do doanh nghiệp làm và cơ qua thuế sẽ đối chiếu giữa sổ sách và các tờ khai có khớp đúng sối liệu

Sổ sách : in, ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho, sổ kho…

Cho em hòi: mấy sổ sách này Doanh nghiệp ký tên, có cần cơn quan Thuế đóng dấu gì không ạ !

Như thế em in sổ sách từ lúc thành lập tới nay luôn hay sao ?

---------- Post added at 02:11 ---------- Previous post was at 02:10 ----------

Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán
Sổ sách : in, ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho, sổ kho…

Cho em hòi: mấy sổ sách này Doanh nghiệp ký tên, có cần cơn quan Thuế đóng dấu gì không ạ !

Như thế em in sổ sách từ lúc thành lập tới nay luôn hay sao ?
 
Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán

E "giangcute" e cứ bám riết anh chudinhxinh đi. Đảm bảo e sẽ giỏi hơn anh í ấy. A chu cao thủ lắm . A Chu sẽ chỉ cho e từ A=>Z....miễn e có lòng là dc:loaloa:
 
Ðề: Về chứng từ sổ sách kế toán

Em cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top