Từ tháng 2/2019, nhiều quy định mới có tác động lớn đến xuất nhập khẩu

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Theo cập nhật của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2019, có nhiều văn bản pháp quy có hiệu lực liên quan đến xuất nhập khẩu, trong đó có 4 văn bản quan trọng được doanh nghiệp (DN) quan tâm.

xnk.jpg

Ảnh minh họa: Internet

Thứ nhất là, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2019. Ngày 26/12/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 55/2018/TT- BCT quy định về việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2019 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/2/2019 đến hết ngày 31/12/2019).

Theo đó, lượng thuốc lá nguyên liệu (có mã HS là 2401) nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2019 là 56.284 tấn (tăng 2.68 tấn so với năm 2018).

Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu, có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan.

Bộ Công Thương có trách nhiệm xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu cho các thương nhân có nhu cầu.

Ngoài ra, căn cứ lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2019 và đăng ký của thương nhân để Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.

Thứ hai, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực vàng, thực hiện theo Thông tư số 47/2018/TT-NHNN (kèm theo mã HS thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước), có hiệu lực từ ngày 12/2/2019.

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước là vàng nguyên liệu, được mô tả là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác, ngoại trừ vàng dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm, có mã số HS là 7108.12.10 hoặc 7108.12.90.

Thứ ba là, quy định nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền, thực hiện theo Thông tư số 38/2018/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 8/2/2019.

Theo đó, danh mục hàng hóa chỉ định cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại, giấy in tiền, mực in tiền, máy ép foil chống giả; foil chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ; giấy tờ có giá khác thuộc ngành ngân hàng phát hành và quản lý; máy in tiền; máy đúc, dập tiền kim loại.

Khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ sở in, đúc tiền gửi cơ quan hải quan 1 bản chính văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước kèm hồ sơ nhập khẩu theo quy định của cơ quan hải quan.

Thứ tư là, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm thực hiện theo Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), quy định cụ thể Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm (có hiệu từ ngày 12/02/2019).

Theo đó, hàng hóa khi nhập khẩu theo danh mục dưới đây phải có giấy phép của Bộ TTTT (chỉ áp dụng đối với hàng hóa có mã số HS 08 số).

Trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa trong Danh mục thực hiện theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP.

Hàng hóa trong lĩnh vực in có mã số HS thuộc các nhóm: 84.40, 84.41, 84.42 và hàng hóa của nhóm 84.43 quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính, nhưng không được liệt kê trong Danh mục trên khi nhập khẩu không phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ TTTT. Thông tư cũng quy định hàng hóa trong Danh mục trên khi xuất khẩu không phải có giấy phép giấy phép xuất khẩu của Bộ TTTT.

Đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm, Thông tư cũng quy định cụ thể danh mục hàng hóa theo mã số HS và hình thức quản lý.


Theo Ngọc Linh
Thời báo tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top