trong 2 trường hợp về tỉ giá đánh giá lại cuối năm thì cái nào đúng đây

asagy2009

New Member
Hội viên mới
phạm vi: mình chỉ đề cập tới chênh lệch tỉ giá đánh giá lại cuối năm tài chính và bắt đầu sang năm sau thôi
trường hợp 1
Theo công văn 7250 và TT 177 quy định
2.1. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.

2.2. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:

a. Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn: Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.

b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn: Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.

- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
trường hợp 2
2. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

2.1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (Kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản):

Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh (Theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên có của TK 4131) vào chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).

Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
ở cái này còn có thêm bằng chứng:-( VAS10)
(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính
bây giờ mình kh biết nên hạch toán ngược vào năm sau , hay cho vào doanh thu , cp nữa
các mod có thể giúp mình kh
 
Ðề: trong 2 trường hợp về tỉ giá đánh giá lại cuối năm thì cái nào đúng đây

Thông tư 177 và TT 201 mới ban hành có sự đổi mới so với quyết định 15 . áp dụng thông tư để phù hợp với luật thuế thu nhập doanh nghiệp, vì bây giờ khi đánh giá các khoản mục gốc tiền tệ ngắn hạn phát sinh lỗ tỉ giá mà bạn có đưa vào chi phí thì thuế cũng loại trừ ra ngay thôi.
do đó theo mình bạn nên treo chênh lệch tỉ giả chưa thực hiện đối với các khoản mục gôc tiền tệ ngắn hạn trên tài khoản 413 rồi năm sau ghi ngược lại.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: trong 2 trường hợp về tỉ giá đánh giá lại cuối năm thì cái nào đúng đây

Bạn nên xem xét vấn đề này trên gốc độ của văn bản thuế hay chuẩn mực kế toán, đây chính là một trường hợp của chêch lệch tạm thời của kế toán và thuế. Cách giải quyết trong trường hợp này là thuế hoãn lại (mặc dù rất khó), còn nếu báo cáo của bạn chỉ đơn thuần là nộp thuế thì cứ theo hướng dẫn thuế. Một cái nữa là thông tư 201 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước thôi, bạn có thể xem kỹ lại phần đối tượng bị điều chỉnh
 
Ðề: trong 2 trường hợp về tỉ giá đánh giá lại cuối năm thì cái nào đúng đây

Thông tư 201 có 1 số điểm khác biệt với QDD15. Nhưng thông tư thì chỉ mang tính thời điểm. Sắp tới chắc chắn sẽ có thông tư khác điều chỉnh lại khác biệt này. Kế toán thì cứ theo QĐ15 thôi.
 
Ðề: trong 2 trường hợp về tỉ giá đánh giá lại cuối năm thì cái nào đúng đây

Bạn nên áp dụng theo cái văn bản mới nhất.
Đó là Luật.
Nếu có 2 văn bản có hiệu lực mà quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng văn bản cấp cao hơn, nếu 2 văn bản cùng cấp thì áp dụng cái mới.
 
Ðề: trong 2 trường hợp về tỉ giá đánh giá lại cuối năm thì cái nào đúng đây

phạm vi: mình chỉ đề cập tới chênh lệch tỉ giá đánh giá lại cuối năm tài chính và bắt đầu sang năm sau thôi
trường hợp 1
Theo công văn 7250 và TT 177 quy định
2.1. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.

Cái quy định này ở đâu hả bạn mình đọc căng cả mắt công văn 7250/BTC-TCT và thông tư 177/2009/TT-BTC có thấy quy định này đâu?
Mong bạn chỉ dẫn với, cảm ơn nhé !!!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top