Triển khai ERP và luật pháp hiện hành: Những bất cập

binhnt

Member
Hội viên mới

Ấn phẩm: TGVT B tháng 3/2006, trang 40
Thực hiện: Lê Ngọc Quang



--------------------------------------------------------------------------------

Hiện nay nhiều người nói về sự cần thiết của ERP trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi đưa giải pháp ERP vào sử dụng chúng tôi nhận ra một số bất cập nẩy sinh do sự không ăn ý giữa các luật của Việt Nam hoặc do sự hiểu sai luật của doanh nghiệp (DN). Tôi muốn nêu ra một số vấn đề cụ thể và mong nhận được các ý kiến tranh luận. Đồng thời qua đây hy vọng các cơ quan lập pháp và tư vấn pháp luật có thể điều chỉnh luật cho phù hợp, hướng dẫn áp dụng luật một cách rộng rãi, sâu sát và nâng cao tính tuân thủ pháp luật của nhân dân.


Thứ nhất, hiện tượng trả lại hàng sau khi đã mua thường xuyên xảy ra trong kinh tế thị trường. Theo định nghĩa của kế toán (KT) hiện đại thì đó là sự ghi nhận doanh thu sau đó "giảm" có kèm theo thuế GTGT, nghĩa là phát sinh chứng từ có số lượng "âm", đơn giá bằng hay khác đơn giá cũ và "thành tiền âm". Điều này thực chất đã được Luật KT chấp nhận qua khái niệm "bút toán đỏ”. Nhưng theo "thông lệ" hay "quy định" của Bộ Tài Chính (BTC) về quản lý hoá đơn tài chính thì lại không cho phép làm điều này. Nghĩa là không được phép xuất hoá đơn có giá trị "âm" hay có bất cứ một ghi chép nào đó có giá trị "âm". Không rõ vì lý do gì mà BTC lại đề ra quy định đó và chưa hiểu logic của việc giới hạn này là gì?

Vì có quy định này mà các DN đã phải áp dụng những biện pháp hoàn toàn sai để ghi nhận, đó là việc khách hàng muốn trả lại hàng thì phải "xuất" hoá đơn cho người đã bán hàng. Đa số đối tác coi việc này là đúng vì cân đối tồn kho đúng, nhưng họ không nhận thức được là việc này đã gây ra 2 điều sai cơ bản là: sự kiện "bán lại hàng" khác với "trả lại hàng" và tổng doanh số của 2 bên "tăng" lên chỉ qua sự việc hàng được "đưa đẩy" dẫn đến sai lệch về kết quả kinh doanh và giá vốn. Việc này chỉ có thể giải quyết được khi có quy định rõ ràng hơn từ BTC để mọi DN áp dụng đúng hơn và hơn nữa là việc áp dụng phần mềm hiện đại dễ dàng hơn.

Thứ hai, vì chưa có những quy định cụ thể về quyền sử dụng những tài khoản tự lập nên đa số DN không dám áp dụng những lợi thế của ERP là tạo tiểu khoản và theo dõi chi tiết đến từng điểm hay trung tâm hạch toán vì họ lập luận rằng KT Việt Nam không cho phép làm điều đó. Nếu như mọi người đều quan niệm rằng những gì không cấm là được phép thì lập luận trên không xảy ra, nhưng người ta vẫn không cảm thấy yên tâm vì chưa được thông báo là được phép làm điều này.

Thứ ba, theo thông lệ trước đây ở Việt Nam thường có phát sinh doanh thu dựa theo ngoại tệ (những nhà nhập khẩu thường làm như vậy khi bán hàng để loại trừ rủi ro về tỉ giá ngoại hối) nhưng theo quy định Nhà Nước, trên lãnh thổ Việt Nam tất cả mọi giao dịch đều phải bằng tiền Việt Nam. Đã gọi là luật thì khỏi tranh cãi, có điều là thông lệ này rất rộng rãi, không dễ dàng bỏ ngay được mà BTC không hề có hướng dẫn nào cho việc kinh doanh kiểu này thì phải làm thế nào cho đúng với luật hiện hành. Đa số DN nội thương đã tự tiện áp dụng điều khoản KT ngoại tệ quy định cho những giao dịch ngoại tệ (ngoại thương) bằng việc xử lý trực tiếp các bút toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá qua công văn giữa hai bên mà không cần đến hoá đơn tài chính. Điều tai hại là: KT không có chứng từ phát sinh gốc; giao dịch nội thương không có hóa đơn tài chính thì không kiểm soát được thuế GTGT mặc dù về tổng thể Nhà Nước không thu được thêm đồng nào qua việc hiệu chỉnh giá qua tỷ giá; kể cả khi DN có xuất hóa đơn tài chính nhưng nó không thể hiện được đúng đắn các giao dịch; nhập nhèm khi áp dụng luật; tai hại hơn là những cán bộ thuế không hiểu vấn đề vẫn chấp nhận là đúng. Thực ra việc điều chỉnh "tỷ giá” trong nội thương chúng ta nên hiểu là việc DN điều chỉnh "chênh lệch giá bán thông qua tỷ giá ngoại tệ", nó cũng giống như việc "giảm hay tăng giá” vậy.

Lê Ngọc Quang
Giám đốc VIAMI Software
 
Ðề: Triển khai ERP và luật pháp hiện hành: Những bất cập

Ấn phẩm: TGVT B tháng 3/2006, trang 40
Thực hiện: Lê Ngọc Quang
--------------------------------------------------------------------------------
...Thứ nhất, hiện tượng trả lại hàng sau khi đã mua thường xuyên xảy ra trong kinh tế thị trường. Theo định nghĩa của kế toán (KT) hiện đại thì đó là sự ghi nhận doanh thu sau đó "giảm" có kèm theo thuế GTGT, nghĩa là phát sinh chứng từ có số lượng "âm", đơn giá bằng hay khác đơn giá cũ và "thành tiền âm". Điều này thực chất đã được Luật KT chấp nhận qua khái niệm "bút toán đỏ”. Nhưng theo "thông lệ" hay "quy định" của Bộ Tài Chính (BTC) về quản lý hoá đơn tài chính thì lại không cho phép làm điều này. Nghĩa là không được phép xuất hoá đơn có giá trị "âm" hay có bất cứ một ghi chép nào đó có giá trị "âm". Không rõ vì lý do gì mà BTC lại đề ra quy định đó và chưa hiểu logic của việc giới hạn này là gì?
Vì có quy định này mà các DN đã phải áp dụng những biện pháp hoàn toàn sai để ghi nhận, đó là việc khách hàng muốn trả lại hàng thì phải "xuất" hoá đơn cho người đã bán hàng. Đa số đối tác coi việc này là đúng vì cân đối tồn kho đúng, nhưng họ không nhận thức được là việc này đã gây ra 2 điều sai cơ bản là: sự kiện "bán lại hàng" khác với "trả lại hàng" và tổng doanh số của 2 bên "tăng" lên chỉ qua sự việc hàng được "đưa đẩy" dẫn đến sai lệch về kết quả kinh doanh và giá vốn. Việc này chỉ có thể giải quyết được khi có quy định rõ ràng hơn từ BTC để mọi DN áp dụng đúng hơn và hơn nữa là việc áp dụng phần mềm hiện đại dễ dàng hơn.
...
1. Em thấy trong thực tế có xảy ra việc này, nhưng đâu phải nghiệp vụ trả lại hàng nào cũng có hóa đơn BTC nhỉ ?
2. Biện pháp khắc phục đúng là " quá quắt "
Không biết các bác nghĩ sao nhỉ ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top