Source...
Điều gì quan trọng hơn đối với các ứng viên xin việc: quan điểm hay kỹ năng? Theo Tổ chức nghề nghiệp HR thì nếu có hai ứng viên được đào tạo tốt thì gần như công việc sẽ được giao cho ứng viên có cái nhìn lạc quan, tự tin và có năng lực giải quyết mọi vấn đề.
Bạn có cần phải điều chỉnh quan niệm của mình hay không? Hãy làm bài trắc nghiệm sau đây để tìm ra câu trả lời.
1. Bạn đến chỗ phỏng vấn:
A. Sớm hơn 1 giờ
B. Sớm hơn 30 phút
C. Sớm hơn 10 phút
D. Đúng giờ
Đáp án là câu C. Bạn đừng bao giờ đến muộn hay đến quá sớm. Hãy đến sớm trước 10 phút để chứng tỏ rằng bạn rất biết quí trọng thời gian.
2. Bạn đối xử với nhân viên tiếp tân như:
A. Một người bạn mà bạn có thể tâm sự về sự lo lắng và thiếu tự tin của mình.
B. Một người ở đó để giúp bạn cảm thấy thoải mái.
C. Một người hoàn toàn không liên quan gì đến cuộc phỏng vấn của bạn.
D. Một người có ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng.
Đáp án là câu D. Nhân viên tiếp tân có vai trò chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn có diễn ra tốt đẹp hay không. Người phỏng vấn đôi khi hỏi ý kiến của nhân viên tiếp tân về các ứng viên.
3. Khi được hỏi tại sao bạn muốn làm việc cho công ty, bạn trả lời rằng:
A. Tôi thực sự thích những chuyến công tác ngắn ngày và bộ đồng phục của công ty.
B. Thật tuyệt vời khi làm việc bên cạnh một dòng sông.
C. Tôi đã thất nghiệp gần một năm nay và đang rất cần tiền.
D. Đây là công ty được biết đến với những sản phẩm chất lượng cao, và tôi rất vinh dự được đóng góp công sức của mình cho sự đi lên của công ty.
Đáp án là câu D. Hãy luôn tránh những câu trả lời tập trung vào quyền lợi mà công ty dành cho mình. Thay vào đó hãy nhấn mạnh vào điều mà bạn có thể làm được cho họ. Đây là câu hỏi mở ra cho bạn cơ hội trình bày những hiểu biết của mình về công ty và những lợi ích mà họ có thể có được khi tuyển bạn.
4. Nếu được yêu cầu nói về ông chủ cũ của mình, người mà bạn không ưa, bạn sẽ:
A. Lợi dụng cơ hội này để trút bỏ những dồn nén bấy lâu của mình.
B. Đưa ra những thông tin tốt và tránh đề cập tới suy nghĩ thật của mình.
C. Nói rằng: "Nếu anh không có gì khác để hỏi thì đừng hỏi nữa".
D. Nói rằng: "Tôi luôn luôn hướng về phía trước chứ không xào nấu lại quá khứ".
Đáp án là câu B. Bạn hãy chứng tỏ sự tự tin, khả năng làm việc tốt với những người khác. Nếu bạn trả lời đúng như những gì bạn nghĩ, người phỏng vấn sẽ hỏi bạn về lòng trung thành, sự nhạy bén và khả năng làm việc với người khác. Họ sẽ chỉ ra rắc rối trong mối quan hệ của bạn và chứng tỏ sự thiếu sâu sắc và chín chắn của bạn.
5. Khi được hỏi tại sao bạn bỏ công việc cũ, bạn sẽ:
A. Nói rằng bạn cảm thấy khó chịu trước sự giám sát của đồng nghiệp.
B. Đổ lỗi cho nền kinh tế.
C. Nói rằng bạn cần thêm nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển.
D. Nói rằng sếp cũ mong chờ quá nhiều ở bạn hoặc đánh giá thấp năng lực của bạn.
Đáp án là câu C. Đáp án này một lần nữa khẳng định sự ham học hỏi và năng động của bạn. Hãy chứng tỏ rằng bạn là "vốn quí" trong công ty.
6. Nếu người phỏng vấn muốn bạn hỏi, bạn sẽ:
A. Hỏi về tiền lương, về kỳ nghỉ.
B. Nói rằng họ đã giải thích đầy đủ và bạn không cần hỏi thêm gì.
C. Nói rằng bạn đã tìm hiểu công ty rất kỹ và không có gì để hỏi thêm.
D. Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi từ trước để chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về công ty, chẳng hạn: "Sự hợp tác với tập đoàn Acme đem lại lợi ích như thế nào cho công ty?".
Đáp án là câu D. Cách nhanh nhất để tạo được ấn tượng tốt là thể hiện sự yêu thích của mình bằng một vài câu hỏi. Không có câu hỏi gì nghĩa là không có sự yêu thích. Những câu hỏi hay nhất là câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của bạn về kinh doanh. Ngoài ra bạn có thể hỏi những câu khác, như: "Anh/chị có thể mô tả công việc hằng ngày của ai đó ở vị trí này?", "Những quyền lợi có được khi làm công việc này?", "Những thách thức mà công ty đang phải đối mặt?"...
Theo TTO
Điều gì quan trọng hơn đối với các ứng viên xin việc: quan điểm hay kỹ năng? Theo Tổ chức nghề nghiệp HR thì nếu có hai ứng viên được đào tạo tốt thì gần như công việc sẽ được giao cho ứng viên có cái nhìn lạc quan, tự tin và có năng lực giải quyết mọi vấn đề.
Bạn có cần phải điều chỉnh quan niệm của mình hay không? Hãy làm bài trắc nghiệm sau đây để tìm ra câu trả lời.
1. Bạn đến chỗ phỏng vấn:
A. Sớm hơn 1 giờ
B. Sớm hơn 30 phút
C. Sớm hơn 10 phút
D. Đúng giờ
Đáp án là câu C. Bạn đừng bao giờ đến muộn hay đến quá sớm. Hãy đến sớm trước 10 phút để chứng tỏ rằng bạn rất biết quí trọng thời gian.
2. Bạn đối xử với nhân viên tiếp tân như:
A. Một người bạn mà bạn có thể tâm sự về sự lo lắng và thiếu tự tin của mình.
B. Một người ở đó để giúp bạn cảm thấy thoải mái.
C. Một người hoàn toàn không liên quan gì đến cuộc phỏng vấn của bạn.
D. Một người có ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng.
Đáp án là câu D. Nhân viên tiếp tân có vai trò chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn có diễn ra tốt đẹp hay không. Người phỏng vấn đôi khi hỏi ý kiến của nhân viên tiếp tân về các ứng viên.
3. Khi được hỏi tại sao bạn muốn làm việc cho công ty, bạn trả lời rằng:
A. Tôi thực sự thích những chuyến công tác ngắn ngày và bộ đồng phục của công ty.
B. Thật tuyệt vời khi làm việc bên cạnh một dòng sông.
C. Tôi đã thất nghiệp gần một năm nay và đang rất cần tiền.
D. Đây là công ty được biết đến với những sản phẩm chất lượng cao, và tôi rất vinh dự được đóng góp công sức của mình cho sự đi lên của công ty.
Đáp án là câu D. Hãy luôn tránh những câu trả lời tập trung vào quyền lợi mà công ty dành cho mình. Thay vào đó hãy nhấn mạnh vào điều mà bạn có thể làm được cho họ. Đây là câu hỏi mở ra cho bạn cơ hội trình bày những hiểu biết của mình về công ty và những lợi ích mà họ có thể có được khi tuyển bạn.
4. Nếu được yêu cầu nói về ông chủ cũ của mình, người mà bạn không ưa, bạn sẽ:
A. Lợi dụng cơ hội này để trút bỏ những dồn nén bấy lâu của mình.
B. Đưa ra những thông tin tốt và tránh đề cập tới suy nghĩ thật của mình.
C. Nói rằng: "Nếu anh không có gì khác để hỏi thì đừng hỏi nữa".
D. Nói rằng: "Tôi luôn luôn hướng về phía trước chứ không xào nấu lại quá khứ".
Đáp án là câu B. Bạn hãy chứng tỏ sự tự tin, khả năng làm việc tốt với những người khác. Nếu bạn trả lời đúng như những gì bạn nghĩ, người phỏng vấn sẽ hỏi bạn về lòng trung thành, sự nhạy bén và khả năng làm việc với người khác. Họ sẽ chỉ ra rắc rối trong mối quan hệ của bạn và chứng tỏ sự thiếu sâu sắc và chín chắn của bạn.
5. Khi được hỏi tại sao bạn bỏ công việc cũ, bạn sẽ:
A. Nói rằng bạn cảm thấy khó chịu trước sự giám sát của đồng nghiệp.
B. Đổ lỗi cho nền kinh tế.
C. Nói rằng bạn cần thêm nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển.
D. Nói rằng sếp cũ mong chờ quá nhiều ở bạn hoặc đánh giá thấp năng lực của bạn.
Đáp án là câu C. Đáp án này một lần nữa khẳng định sự ham học hỏi và năng động của bạn. Hãy chứng tỏ rằng bạn là "vốn quí" trong công ty.
6. Nếu người phỏng vấn muốn bạn hỏi, bạn sẽ:
A. Hỏi về tiền lương, về kỳ nghỉ.
B. Nói rằng họ đã giải thích đầy đủ và bạn không cần hỏi thêm gì.
C. Nói rằng bạn đã tìm hiểu công ty rất kỹ và không có gì để hỏi thêm.
D. Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi từ trước để chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về công ty, chẳng hạn: "Sự hợp tác với tập đoàn Acme đem lại lợi ích như thế nào cho công ty?".
Đáp án là câu D. Cách nhanh nhất để tạo được ấn tượng tốt là thể hiện sự yêu thích của mình bằng một vài câu hỏi. Không có câu hỏi gì nghĩa là không có sự yêu thích. Những câu hỏi hay nhất là câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của bạn về kinh doanh. Ngoài ra bạn có thể hỏi những câu khác, như: "Anh/chị có thể mô tả công việc hằng ngày của ai đó ở vị trí này?", "Những quyền lợi có được khi làm công việc này?", "Những thách thức mà công ty đang phải đối mặt?"...
Theo TTO
Sửa lần cuối: