Trắc nghiệm chương 28: Báo cáo tài chính hợp nhất 4

Đan Thy

Member
Hội viên mới
38. Công ty A phát hành 1.000.000 cố phiếu để chuyển đổi 80% cổ phần của
công ty B. Giá cổ phiếu công ty A bán khớp lệnh 15.000 đồng/cp, chi phí môi
giới 20 triệu đồng. Vậy giá phí hợp nhất kinh doanh là:
A. 14,98 tỷ đồng
B. 15 tỷ đồng
C. số khác

39. Đâu không phải là bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất?
A. Xếp hạng tín nhiệm của công ty con từ BB- thành BB.
B. Các chỉ tiêu tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống.
C. Giá trị thị trường của công ty con bị giảm.
D. Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn
phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị tài sản thuần của công ty con được
mua thêm.

40. Đầu năm N, Công ty A mua 100% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với
giá 50 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng.
Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp
với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn
đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10
tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ
khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
A. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Chi phí tài chính: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
B. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
C. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 50 tỷ đồng
D. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng


41. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hợp nhất kinh doanh
A. Nợ tiềm tàng không được xem xét khi tính lợi thế thương mại.
B. Tài sản thuần là tài sản đem đi thanh lý
C. Tại ngày mua, tài sản riêng lẻ được đánh giá bao gồm tài sản tiềm tàng
D. Tại ngày mua, tài sản tiềm tàng có thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính
của bên bị mua

42. Theo IFRS 3, lợi thế thương mại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh sẽ
được
A. Phân bổ dần vào chi phí theo thời gian
B. Chỉ theo dõi trên tài khoản ngoài bảng
C. Đánh giá tổn thất mỗi năm
D. Đánh giá lại theo giá trị hợp lý vào cuối mỗi năm

43. Trường hợp nào sau đây có thể không cần lập BCTC hợp nhất:
A. Công ty mẹ là công ty cổ phần giới hạn bị hạn chế quyền chuyển nhượng
B. Công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên
C. Công ty mẹ là doanh nghiệp tư nhân
D. Tất cả câu trên đều đúng

44. Tỷ lệ vốn góp là cơ sở xác định:
A. Quyền biểu quyết
B. Tỷ lệ lợi ích.
C. Quyền biểu quyết nếu không có thỏa thuận nào khác.
D. Cả b và c.

45. Trong hợp nhất kinh doanh, căn cứ vào mục tiêu sáp nhập, chúng ta có
A. Sáp nhập theo thời gian
B. Sáp nhập dọc
C. Sáp nhập cao
D. Sáp nhập sâu

46. Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán 1 phân xưởng cho công
ty B, giao dịch đã hoàn thành. Vậy giao dịch này là:
A. Không phải hợp nhất kinh doanh
B. Hợp nhất kinh doanh

47. Công ty A mua 5.200.000 cổ phiếu phổ thông trong tổng số 10.000.000 cổ
phiếu phổ thông của bên B. Sau khi mua, A và B vẫn tồn tại và có hoạt động
kinh doanh riêng.
Với thông tin trên thì có thể khẳng định đây là trường hợp hợp nhất kinh
doanh hình thành quan hệ mẹ - con. Câu phát biểu này:
A. Đúng
B. Sai

48. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

Tổng tài sản 200240
Tổng nợ phải trả 4060
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong đó, có một bằng phát minh chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là 5 tỷ
đồng
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là
A. 60 tỷ đồng
B. 24 tỷ đồng = 220 - (160 + (40+5)*(1-20%))
C. 30 tỷ đồng
D. 20 tỷ đồng

49. Theo VAS 11, lợi thế thương mại được xác định bằng:
A. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo
tài chính của bên đi mua
B. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ
lệ sở hữu) của bên đi mua
C. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ
lệ sở hữu) của bên bị mua

D. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo
tài chính của bên bị mua

50. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lập báo cáo tài chính hợp nhất
A. Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con
sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán
B. Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng
của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế
toán của công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn
C. Trong trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải
lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán
trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ
D. Tất cả đều đúng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top