TN - Hoàn thành kiểm toán 2

Đan Thy

Member
Hội viên mới
1.Công việc nào dưới đây không được các kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán:

a. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
b. Xem xét giả thiết hoạt động liên tục
c. Xác định mức trọng yếu tổng thể.
d. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại những sai lệch trọng yếu mà kiểm toán viên đã phát hiện được

2.Đoạn nào trong báo cáo kiểm toán khẳng định rằng kiểm toán viên đã có đầy đủ cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của họ:

a. Đoạn nhận xét
b. Đoạn phạm vi.
c. Đoạn mở đầu
d. Câu a và b

3.Phát biểu nào sau đây là đúng về báo cáo kiểm toán:

a. Báo cáo kiểm toán là văn bản trình bày ý kiến của kiểm toán viên về thông tin đã được kiểm toán
b. Trong báo cáo kiểm toán phải ghi rõ đối tượng kiểm toán
c. Trách nhiệm của kiểm toán viên và giám đốc đơn vị được xác định rõ ràng trong báo cáo kiểm toán
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

4.Kiểm toán viên phải cân nhắc giữa ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ hay ý kiến từ chối trong trường hợp nào sau đây :

a. Tình huống không rõ ràng
b. Mức độ phạm vi kiểm toán bị giới hạn.
c. Bất đồng ý kiến với Giám đốc đơn vị
d. Không có trường hợp nào

5.Khi có sự bất đồng ý kiến với Giám đốc đơn vị và vấn đề bất đồng này là trọng yếu, kiểm toán viên thường đưa ra ý kiến :

a. Ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến không chấp nhận
b. Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.
c. Ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến
d. Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến

6.Thủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng trong giai đoạn nào của quy trình kiểm toán:
a. Hoàn thành kiểm toán
b. Chuẩn bị kiểm toán
c. Thực hiện kiểm toán
d. Cả 3 giai đoạn trên.

7.Khi có sự giới hạn về phạm vi kiểm toán và vấn đề giới hạn này là trọng yếu, kiểm toán viên thường đưa ra ý kiến :

a. Ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến không chấp nhận
b. Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.
c. Ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến
d. Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến

8.Kiểm toán viên phải cần nhắc giữa ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ hay ý kiến không chấp nhận trong trường hợp nào sau đây :

a. Tình huống không rõ ràng
b. Bất đồng ý kiến với Giám đốc đơn vị.
c. Giới hạn phạm vi kiểm toán
d. Không có trường hợp nào

9.Khi có sự giới hạn về phạm vi kiểm toán và vấn đề bị giới hạn ảnh hưởng trọng yếu đến tổng thể báo cáo tài chính, kiểm toán viên thường đưa ra ý kiến :

a. Ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến không chấp nhận
b. Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận
c. Ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến
d. Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến.

10.Kết quả tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh của một cuộc kiểm toán như sau:

- Tổng sai lệch phát hiện là 150 triệu đồng
- Tổng sai lệch dự kiến là 245 triệu đồng.
- Mức trọng yếu tổng thể xác định cho cuộc kiểm toán là 400 triệu đồng.

Giả sử các sai lệch ở khoản mục đều nhỏ hơn mức trọng yếu ở mức độ khoản mục tương ứng lúc này kiểm toán viên sẽ:

a. Kết luận báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý vì tổng sai sót chưa điều chỉnh nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể
b. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh để giảm sai lệch phát hiện.
c. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh để giảm sai lệch dự kiến
d. Đưa ra ý kiến từ chối nhận xét
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top