TN - Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt 6

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
51. Theo VAS 23, sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là sự kiện phát sinh trong khoảng thời gian:

a. Từ sau ngày Đại hội Cổ đông phê duyệt BCTC đến ngày phát hành BCTC
b. Từ sau ngày ký BCTC đến ngày ký Báo cáo kiểm toán
c. Từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC
d. Từ ngày khóa sổ lập BCTC đến ngày hoàn thành BCTC

52. Theo VSA 560, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán liên quan đến trách nhiệm KTV bao gồm:

a. Sự kiện phát sinh đến ngày ký Báo cáo kiểm toán
b. Sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm toán đến trước ngày công bố BCTC
c. Sự kiện phát sinh sau ngày công bố BCTC
d. Cả 3 câu trên đều đúng

53. KTV An đang thực hiện kiểm toán BCTC của Công ty Bình cho niên độ kết thúc ngày 31/12/X1. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV Hà phát hiện rằng Công ty A đã chi 35 tỷ mua lại Công ty B cùng lĩnh vực và trở thành cổ đông lớn, nắm giữ 50% vốn điều lệ cty này với mục đích tạo sự hợp nhất về thị phần, mang lại lợi ích cho cả hai và ngành. KTV nên:

a. Đề nghị công ty điều chỉnh BCTC năm 20X1 để phản ánh số tiền trọng yếu trên
b. Đề nghị cty trình bày sự kiện này trên BCTC năm 20X1
c. Không cần thực hiện bất cứ thủ tục kiểm toán nào
d. Thêm một đoạn “Vấn đề nhấn mạnh” trên BC kiểm toán về vấn đề trên

54. Trong các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm X0, sự kiện nào không phải điều chỉnh BCTC cũng như không phải thuyết minh trên BCTC:

a. Phần lớn hàng tồn kho của đơn vị bị giảm giá do bị hư hỏng vì lũ lụt kéo dài trong tháng 11/X0
b. Đơn vị mua lại 1 triệu cổ phiếu cũ với giá 20.000 đ/CP
c. Doanh thu và thị phần của doanh nghiệp trong tháng 1/X1 giảm sút đáng kể so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng cầu thị trường giảm
d. Một khách hàng của doanh nghiệp bị phá sản do kinh doanh thua lỗ nhiều năm

55. Khi khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính không quy định rõ về việc Ban Giám đốc phải thực hiện đánh giá cụ thể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, thì kiểm toán viên:

a. Không có trách nhiệm phải đánh giá sự hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà Ban giám đốc đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
b. Vẫn nên đánh giá sự hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà Ban giám đốc đã sử dụng để lập báo cáo tài chính dù không phải là trách nhiệm của kiểm toán viên
c. Vẫn có trách nhiệm phải đánh giá sự hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà Ban giám đốc đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
d. Không nên đánh giá sự hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà Ban giám đốc đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

56. Khi giả định hoạt động liên tục là phù hợp nhưng có yếu tố không chắc chắn trọng yếu và đơn vị đã khai báo đầy đủ trên Báo cáo tài chính, KTV sẽ đưa ra ý kiến :

a. Chấp nhận toàn phần với đoạn “Vấn đề khác”
b. Chấp nhận toàn phần với đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
c. Chấp nhận toàn phần
d. Ngoại trừ

57. Nếu báo cáo tài chính đã được lập trên cơ sở hoạt động liên tục nhưng theo xét đoán của kiểm toán viên, việc Ban Giám đốc đơn vị sử dụng giả định hoạt động liên tục là không phù hợp nhưng đơn vị không đồng ý điều chỉnh, kiểm toán viên phải đưa ra:

a. Ý kiến kiểm toán trái ngược
b. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ nếu đơn vị đã thuyết minh trên BCTC về sự không phù hợp này
c. Ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
d. Ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn “Vấn đề khác”

58. Khi giả định hoạt động liên tục là không phù hợp và báo cáo tài chính đã được lập trên cơ sở thay thế thì kiểm toán viên:

a. Không được phép đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
b. Chỉ được đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán trái ngược
c. Có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
d. Không thể tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính này

59. Trong trường hợp để đánh giá tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục, cần có sự hỗ trợ của bên thứ ba, thì kiểm
toán viên cần:

a. Yêu cầu bên thứ ba xác nhận bằng văn bản về sự hỗ trợ
b. Thu thập bằng chứng về khả năng hỗ trợ của bên thứ ba
c. Yêu cầu bên thứ ba xác nhận bằng văn bản và thu thập bằng chứng về khả năng hỗ trợ của bên thứ ba
d. Kiểm tra xem sự hỗ trợ đó có hiệu quả hay không tính đến thời điểm kiểm toán báo cáo tài chính

60. Thuật ngữ “Yếu tố không chắc chắn trọng yếu” và “Yếu tố không chắc chắn đáng kể” liên quan đến mối nghi ngờ về
khả năng hoạt động liên tục của đơn vị:

a. Không thể sử dụng thay thế cho nhau
b. Có thể sử dụng thay thế cho nhau
c. Không thể sử dụng thay thế cho nhau nếu đơn vị là doanh nghiệp niêm yết
d. Có thể sử dụng thay thế cho nhau nếu đơn vị không phải là doanh nghiệp niêm yết
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top