Tính Thuế TNCN

meoconlady

Member
Hội viên mới
em chào mn, chúc mn ngày mới vui vẻ, hạnh phúc
các chị cho em hỏi cách tính thuế TNCN như thế nào ạ,các chị có thể cho em ví dụ cụ thể được ko ạ, em mới vào làm nên còn lơ tơ mơ vấn đề này lắm, có anh/chị nào đã làm rồi giúp em với ạ? em chân thành cảm ơn !
 
Ðề: Tính Thuế TNCN

Tham khảo bài sau:
lương CB+ phụ cấp bao nhiêu thì tính thuế
quý I em khi nộp báo cáo em hok nộp tờ khai thuế TNCN
quý II do lãi quá nhiều vì thế cty em tăng lương
VD lương PGĐ:
- lương CB 4.000.000
- PC xăng xe: 400.000
- PC ĐT: 300.000
- PC ăn ca: 450.000
=> bảng lương của tháng 4, tháng 5 và 6 hok có rj thay đổi nên cũng giống như tháng 4 này
vậy sắp tới làm báo cáo quý II em kê khai thuế TNCN này như thế nào
Mong mọi ng hướng dẫn tận tình và cụ thể, chi tiết VÌ EM CHƯA LÀM VỀ THUẾ TNCN BAO H NÊN HOK RÕ LẮM VỀ KHOẢN NÀY
CẢM ƠN MỌI NG ,em đang cần gấp lắm

---------- Post added at 10:08 ---------- Previous post was at 09:46 ----------

hok ai giúp em à
chán thế
7-box.jpg


Tổng lương = lương CB 4.000.000 + PC xăng xe: 400.000 + PC ĐT: 300.000 + PC ăn ca: 450.000 = 5,150,000
TNCT = 5,150,000 - 4,000,000= 1,150,000
Thuộc bậc 1= 1,150,000 x 5% = 57,500

Theo thông tư 28/2011/TT-BTC (ngày 28/02/2011):
Điều 14: Khai thuế thu nhập cá nhân
b) Cách xác định khai thuế theo tháng hoặc quý được áp dụng thống nhất cho cả năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.1) Trường hợp tháng đầu tiên trong năm phát sinh khấu trừ thuế theo từng loại tờ khai mà có số thuế khấu trừ từ 05 triệu đồng trở lên thì nộp tờ khai thuế theo tháng, nếu có số thuế khấu trừ nhỏ hơn 05 triệu đồng thì nộp tờ khai thuế theo quý tính cho cả năm.
b.2) Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
= > TNCT = 1,150,000 < 5,000,000 => nộp và khai theo tháng
Tổng thuế TNCN phải nộp = 57,500 x 3 tháng (4,5,6)= 172,500
Bắt đầu từ ngày 1/7/2013 với mức thu nhập = Tổng lương = lương CB 4.000.000 + PC xăng xe: 400.000 + PC ĐT: 300.000 + PC ăn ca: 450.000 = 5,150,000 = > TNCT = 5,150,000 – 9,000,000 = (3,850,000) < 0



Kể từ ngày 1/7/2013 áp theo công văn này:
BỘ TÀI CHÍNH
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 8817/BTC-TCT
V/v Triển khai thực hiện các quy định có hiệu lực từ 01/7/2013 tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN. Hà Nội, ngày 8 tháng 7 năm 2013

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 22 tháng 11 năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân, trong đó có một số quy định được áp dụng ngay từ ngày 01/7/2013.
Căn cứ quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết thi hành.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật và Nghị định.
Để có thể triển khai thực hiện các quy định có hiệu lực ngay từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân trong khi chờ ban hành Thông tư hướng dẫn, Bộ Tài chính đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo triển khai các công việc sau đây:
1. Phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân đã được Quốc hội thông qua.
2. Thông báo cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện những nội dung sau:
2.1. Áp dụng mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh như sau:
- Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng;
- Giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc thuộc diện được giảm trừ là 3,6 triệu đồng/tháng.
2.2. Điều chỉnh quy định về điều kiện xác định cá nhân cư trú căn cứ thời hạn thuê nhà để ở trên hợp đồng thuê nhà là từ 183 ngày trở lên (thay vì từ 90 ngày trở lên theo quy định tại Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2013 của Chính phủ).
2.3. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, thực hiện khấu trừ theo theo tỷ lệ thống nhất là 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên/lần trả thu nhập (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế).
2.4. Áp dụng thống nhất việc xác định thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần không phân biệt cổ phần của công ty đại chúng hay chưa phải công ty đại chúng đều là chuyển nhượng chứng khoán.
2.5. Bổ sung quy định về miễn thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam như sau:
- Cá nhân phải có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
- Các trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không được miễn thuế thu nhập cá nhân theo diện nhà ở duy nhất.
2.6. Các tổ chức, doanh nghiệp có mua hoặc đóng hộ cho người lao động các khoản tiền phí tích luỹ mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích luỹ đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện thì không cộng các khoản này vào thu nhập chịu thuế trong kỳ để xác định số thuế TNCN phải khấu trừ của cá nhân.
Việc hướng dẫn thực hiện chi tiết sẽ thực hiện theo văn bản hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính yêu cầu các Cục thuế triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ PC, CST;
- Các Vụ/đơn vị thuộc TCT;
- Lưu: VT, TCT (VT, TNCN). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Nếu trên HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể có ghi phụ cấp ăn trưa => tức trả vào lương , trên bảng lương có mục tiền ăn trưa => vẫn tính thuế TNCN bình thường => Mức tối đa là 680,000đ/tháng
Nếu trên HĐLĐ , thỏa ước lao động tập thể ko có phụ cấp ăn trưa = > và công ty tổ chức bếp ăn thể riêng thì phần tiền ăn trưa bị loại khi tính thuế TNCN



thuế TNCN giúp mính với
Công ty mình vừa bị thuế kiểm tra nói chung không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng có một điều mong cac pác cao kiến giúp mình với, số là khi kiểm tra thuế truy ra ngài Chủ tịch của mình có thu nhập ở 2 nơi ( ông ấy không khai báo nên mình có biết đâu)nên thuế đòi truy thu thuế TNCN năm 2012 là 10% trên thu nhập năm 2012 và phạt hành chính,hiện tại thì biên bản của thếu đã làm xong bên phía công ty mình chưa ký, nhưng khi mình hỏi lại ngài chủ tịch thì ông ấy bảo ông ấy sẽ tự kê khai và nộp thuế+ phạt ở nơi ông ấy đăng ký ban đầu, nhưng chi Cục thuế trên ấy hẹn vài ngày nữa mới làm việc với ông ấy, vây mình phải làm sao? theo các pác nên nộp thuế và ở công ty mình, hay để Chủ tich đi quyết taon1 rồi mang hồ sơ đi "Chống án" với cơ quan thuế
TH1: Nếu ông ấy có giấy ủy quyền cho doanh nghiệp bạn quyết toán thay thì bạn mới phải làm
TH2: Nếu ông ấy ko có ủy quyền cho doanh nghiệp bạn quyết toán thay => bạn cứ để ông chủ tịch tự đi quyết toán rồi mang hồ sơ đi "Chống án" với cơ quan thuế

Mọi người tính giúp TN tính thuế = 85tr thì phải đóng thuế TNCN bao nhiêu với


images


TNCT= 85,000,000
Bậc 1: 5,000,000 x 5%=250,000
Còn = 85,000,000-5,000,000= 80,000,000
Bậc 2 = 5,000,000 x 10%= 500,000
Còn = 80,000,000 -5,000,000 = 75,000,000
Bậc 3 = 8,000,000 x 15%= 1,200,000
Còn = 75,000,000 - 8,000,000 = 67,000,000
Bậc 4 = 14,000,000 x 20% = 2,800,000
Còn = 67,000,000 – 14,000,000 = 53,000,000
Bậc 5 = 20,000,000 x 25% = 5,000,000
Còn = 53,000,000 – 20,000,000 = 33,000,000
Bậc 6 = 28,000,000 x 30% = 8,400,000
Còn = 33,000,000 – 28,000,000 = 5,000,000
Bậc 7 = 5,000,000 x 35% = 1,750,000

=> tổng thuế bạn phải đóng là = 19,900,000
7-box.jpg

Tính nhanh dựa vào biểu thuế tính nhanh
85.000.000 > 80.000.0000 bậc 07 = > Thuế TNCN=85.000.000X35% -9.850.000= 19.900.000

= > Cả hai cách đều cho ra kết quả như nhau
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tính Thuế TNCN

cảm ơn bạn chudinhxinh nhé
bạn có thể cho mình ví dụ là nếu lương mình trong trường hợp là 12trieu/tháng thì tính Thuế TNCN như thế nào ko?
cảm ơn bạn nhiều lắm
 
Ðề: Tính Thuế TNCN

7-box.jpg

Theo biểu củ:
Giả sử 12.000.000 đã trừ các khoản BHXH, BHYT, BHTN, giảm trừ bản thân và gia cảnh
Tổng TNCT=12.000.0000
Bậc 1: 5,000,000 x 5%=250,000
Còn = 12,000,000-5,000,000= 7,000,000
Bậc 2 = 5,000,000 x 10%= 500,000
Còn = 7,000,000 -5,000,000 = 2,000,000
Bậc 3 = 2,000,000 x 15%= 300,000
Thuế TNCN=250,000+500,000+300,000= 1.050.000
Tính nhanh : 10.000.000< 12.000.000< 18.000.000 => bậc 3
Thuế TNCN=12,000,000x15%-750.000= 1.050.000

---------- Post added at 11:14 ---------- Previous post was at 10:38 ----------

Ví dụ : Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc là 90 triệu đồng và ông A phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Theo luật củ:
a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:
* Ông A được giảm trừ các khoản sau:
- Cho bản thân là 4 triệu đồng.
- Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng.
* Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:
90 triệu đồng - 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng
* Số thuế phải nộp được tính là:
- Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng
- Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng
- Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng
- Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng
- Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:
(52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng
- Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:
(80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng
- Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%:
(82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng
Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:
(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng

b) Để thuận tiện cho việc tính toán, ông A có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau:
Sau khi giảm trừ gia cảnh, thu nhập tính thuế của ông A là 82,8 triệu đồng, số thuế phải nộp của ông A được xác định thuộc bậc 6 của biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Số thuế được tính theo cách 1 là:
18,15 triệu đồng + (82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 19,13 triệu đồng.
- Số thuế được tính theo cách 2 là:
35% x 82,8 triệu đồng – 9,85 triệu đồng = 19,13 triệu đồng.


Theo luật mới là:
a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:
* Ông A được giảm trừ các khoản sau:
- Cho bản thân là 9.000.000 triệu đồng.
- Cho 2 người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng x 2 người = 7,2 triệu đồng.
* Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:
90 triệu đồng - 9 triệu đồng – 7,2 triệu đồng = 73,8 triệu đồng
* Số thuế phải nộp được tính là:

- Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng
Còn lại= 73.8 triệu – 5 triệu=68.8 triệu

- Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng
Còn lại= 68.8 triệu – 5 triệu=63.8 triệu

- Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng
Còn lại= 68.8 triệu – 8 triệu=55.8 triệu

- Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng
Còn lại= 55.8 triệu – 14 triệu=41.8 triệu

- Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:
(52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng
Còn lại= 41.8 triệu – 20 triệu=21.8 triệu

- Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:
21.8 triệu x 30% = 6.540.000
tháng của ông A theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:
(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 6.54) = 16,29 triệu đồng

b) Để thuận tiện cho việc tính toán, ông A có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau:
Sau khi giảm trừ gia cảnh, thu nhập tính thuế của ông A là 82,8 triệu đồng, số thuế phải nộp của ông A được xác định thuộc bậc 6 của biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Số thuế được tính theo cách 2 là:
35% x 73,8 triệu đồng – 9,85 triệu đồng = 16.290.000
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top