TIỀN LƯƠNG CÔNG TRÌNH

meoxinh_0308

Member
Hội viên mới
Chào anh, chị. Công ty em đang nhận làm thầu cho 1 dự án cảnh quan, họp đồng thì ký ngày 20/02/2014, nhưng đến 09/2014 e mới xuất cho bên kia 1 cái hóa đơn đầu tiên. Hình thức thanh toán là thanh toán theo hạng mục khối lượng thực hiện. Đến nay bên đó đã thanh toán cho e đợt 1 với số tiền là 142tr, hóa đơn xuất ngày 17/09/2014. Nhưng có 1 vấn đề là phần tiền lương công nhân e vẫn chưa khai trong báo cáo thuế quý 3 vừa rồi. Giờ có cách nào khai lương của công nhân trong tháng tiếp theo không anh, chị vì công trình mới làm được phân nữa thôi.
 
+Về phần hóa đơn xuất cho công trình:

Phân biệt các dạng công trình thi công nghiệm thu và xuất hóa đơn

+Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó ( gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn)=> gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn , thanh toán xuất hóa đơn luôn

Giai đoạn 1: biên bản nghiệm thu giai đoạn 1 + biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1 + bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1 => xuất hóa đơn tài chính giai đoạn 1

Giai đoạn 2: biên bản nghiệm thu giai đoạn 2 + biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2 + bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2 => xuất hóa đơn tài chính giai đoạn 2

……………….cho đến khi kết thúc công trình

=> Kết thúc công trình = các giai đoạn cộng lại : biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng + biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành + bảng quyết toán khối lượng công trình => xuất hóa đơn tài chính + thanh lý hợp đồng

+ Loại công trình hoàn thành đại cục => tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ => tiến hành nghiệp thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

=> Kết thúc công trình : biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng + biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành + bảng quyết toán khối lượng công trình => xuất hóa đơn tài chính + thanh lý hợp đồng

Tổng hợp và tính giá thành xuất hóa đơn như hướng dẫn của luật sử dụng hóa đơn

THÔNG TƯ​
Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ​


2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

+Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó ( gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn)=> gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn , thanh toán xuất hóa đơn luôn

= > Như vậy bên bạn xuất hóa đơn theo giai đoạn thì:

- Biên bản nghiệm thu giai đoạn 01

- Bảng xác nhận khối lượng giai đoạn 1

- Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1

- Hóa đơn thanh toán giai đoạn 1
 
+ Về phần tiền lương công trình:

- Phương án 01: Khai báo thuế tạm tính thu nhập doanh nghiệp vì chỉ là tạm tính nên có phần sai lệch so với thực tế sổ sách là điều hiển nhiên, chỉ có công ty nhà nước hoặc các đơn vị 01 sổ làm thật ăn thật, 1 xu cũng ko biến tấu dấu diếm thì tờ khai tạm tính hay quyết toán đều rất là chi tiết và chính xác, hoặc kế toán với trình độ và khả năng đánh đâu gọn đó, làm đến đâu ăn chắc đến đó thì tờ khai tạm tính mới đc xem có giá trị chính xác tương đối lớn còn lại đa số là không chính xác, nên bạn cũng chẳng cần lo lắng, quan trọng là tờ khai quyết toán năm chính xác là đủ

- Phương án 02: Việc bạn kê khai thiếu thì giờ bạn làm tơ khai bổ sung trong hỗ trợ kê khai HTKK có chức năng kê bổ sung

Bổ sung các chú ý về lương:

+Với bảo hiểm thì phải đảm bảo các yếu tố:

- Đăng ký sử dụng lao động

- Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng

- Thang bảng lương

- Kiểm tra việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm ý tế cho người lao động

- Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể

- Hồ sơ xử lý kỷ luật, chấm dứt HDLĐ với công nhân;

- Hồ sơ đăng ký thang bảng lương, sổ lương; hồ sơ thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ việc...;

- Hồ sơ bảo hiểm;

- Hồ sơ khám sức khỏe công nhân, hồ sơ huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn lao động;

- Báo cáo tăng, báo cáo giảm lao động

- ....

Với cơ quan thuế:

Lương, thưởng:

Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau:

+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

Công tác kiểm tra:

+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...

Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN)

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Một là mỗi lần chi trả trong tháng <=2.000.000 đồng

+ Hai là phân chia tỉ lệ số người tách làm 2: tốp 01 làm quý 01 và quý 03, tốp 02 làm quý 02 và quý 04 như vậy đảm bảo yếu tố dưới 03 tháng không phạm luật bảo hiểm, không vi phạm luật thuế nếu đủ điềm kiện: có MST, cá nhân chỉ làm một nơi duy nhất


Phụ cấp tiền ăn giữa ca năm 2014

Theo:

THÔNG TƯ : Số: 12/2011/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011


Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Điều 5. Điều khoản thi hành

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Thông tư này thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức, đơn vị quy định Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này không được vượt quá 620.000 đồng/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Theo:

THÔNG TƯ Số: 10/2012/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Điều 4. Hiệu lực thi hành

2. Mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và các chế độ trợ cấp của các đối tượng quy định tại Thông tư này, từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng.

3. Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước, từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Áp dụng khi tính thuế TNCN:

Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

Tổng TN Lương tính thuế TNCN = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)


Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN
 
+ Về phần kê khai thiếu sót sô thuế phải nộp tạm tính theo quý só với số thuế của khai quyết toán năm


THÔNG TƯ​
Số: 151/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2014/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ THUẾ​


Điều 17. Bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:

“Điều 12a. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.

Ví dụ 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2014, Doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng; như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.

20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.

Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.

Khi đó, doanh nghiệp B phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán. Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế này.

Trường hợp trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp B và phát hiện số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp doanh nghiệp đã khai trong hồ sơ quyết toán), đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp theo quy định (kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.

Ví dụ 3: Đối với kỳ tính thuế năm 2016, Doanh nghiệp C đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.”
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top