tiền gửi ngân hàng bằng USD

huyvh

Member
Hội viên mới
Cả nhà cho e hỏi,hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng USD như thế nào, mình thể hiện cả ở tài khoản ngoại bảng và trên TK tiền gửi ngân hàng nhưng qui ra tiền Việt có đúng không à?
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Cả nhà cho e hỏi,hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng USD như thế nào, mình thể hiện cả ở tài khoản ngoại bảng và trên TK tiền gửi ngân hàng nhưng qui ra tiền Việt có đúng không à?

Hạch toán quy đổi ra Tiền VNĐ ở TK 1122
VD : Lãi Tiền gửi tháng 10 :
N 1122: $10 * tỷ giá
C 515

Nếu dùng PMKT thì có cột quy ra USD bện cạnh cột Tiền VNĐ
Nếu dùng exel bạn theo dõi thêm TK 007 chi tiết theo nguyên tệ
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

nhưng tỷ giá mình sử dụng lúc hạch toán lấy tỷ giá nào? vậy bạn
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

nhưng tỷ giá mình sử dụng lúc hạch toán lấy tỷ giá nào? vậy bạn

Tỷ giá liên NH tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
Cuối kỳ kế toán (quý) đánh giá lại và hoạch toán chênh lệch tỷ giá (nếu có).
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Tỷ giá ngân hàng giao dịch ngày phát sinh lãi tiền gửi

Ko phải chứ anh, ngân hàng chi nhánh hoặc có nhiều ngân hàng có tỷ giá khác nhau đấy. Tỷ giá ghi nhận phải là tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh chứ. :gaitai:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Hạch toán TGNH bằng USD thì đều phải qui ra VND và theo dõi đơn tài khoản ngoài bảng 007. Nếu có phát sinh thì tỷ giá hạch toán vào ngày phát sinh theo tỷ giá liên ngân hàng (của nhà nước) hay theo ngân hàng tại nơi cty bạn mở, điều chỉnh chênh lệch tỷ giá thì bạn đưa vào tài khoản 515/635, và đừng quên phải theo dõi tài khoản 007 nhé, cuối kỳ kế toán đánh giá lại bằng tài khoản 413.
Thân chào bạn!
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Hạch toán TGNH bằng USD thì đều phải qui ra VND và theo dõi đơn tài khoản ngoài bảng 007. Nếu có phát sinh thì tỷ giá hạch toán vào ngày phát sinh theo tỷ giá liên ngân hàng (của nhà nước) hay theo ngân hàng tại nơi cty bạn mở, điều chỉnh chênh lệch tỷ giá thì bạn đưa vào tài khoản 515/635, và đừng quên phải theo dõi tài khoản 007 nhé, cuối kỳ kế toán đánh giá lại bằng tài khoản 413.
Thân chào bạn!

Theo QĐ số 15/2006-BTC:
5. Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.

Em ko thấy nói là theo tỷ giá của ngân hàng tại nơi cty bạn mở tài khoản giao dịch. :lasao:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Nguyên tắc quá thì dân nhà kế chít, nếu TKNH phát sinh có USD sau đó bán cho NH tại nơi mở TK để rút VNĐ thì lấy theo tỷ giá của Ngân hàng mở TK để hạch toán là đúng rồi, lấy theo tỷ giá liên Ngân hàng thì đúng quy định nhưng như thế sẽ phát sinh thêm 1 khoản lãi và 1 khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đúng bằng nhau. mệt quá:nguguc:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Nguyên tắc quá thì dân nhà kế chít, nếu TKNH phát sinh có USD sau đó bán cho NH tại nơi mở TK để rút VNĐ thì lấy theo tỷ giá của Ngân hàng mở TK để hạch toán là đúng rồi, lấy theo tỷ giá liên Ngân hàng thì đúng quy định nhưng như thế sẽ phát sinh thêm 1 khoản lãi vào 1 khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đúng bằng nhau. mệt quá:nguguc:

Nếu nói về đúng hay sai thì phải lấy tỷ giá BQLNH. Lấy tỷ giá giao dịch nếu đó là nghiệp vụ bán ngoại tệ lấy VNĐ và ngược lại.
Nếu là làm cho có làm vì số tiền chênh lệch nhỏ, không đáng kể thì lấy giá nào cũng được. Lấy số chẵn cho đơn giản, cần gì lấy của NH giao dịch.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Cả nhà cho e hỏi,hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng USD như thế nào, mình thể hiện cả ở tài khoản ngoại bảng và trên TK tiền gửi ngân hàng nhưng qui ra tiền Việt có đúng không à?

quy ra tiền Việt là đương nhiên, nhưng bạn theo dõi cả tài khoản ngoài bảng 007"trị giá nguyên tệ" nữa bạn ạ.
còn việc dùng tỷ giá liên ngân hàng hay là ngân hàng giao dịch thì bạn mở TK ở ngân hàng nào thì ngân hàng đó theo dõi việc chênh lệch tỷ giá cũng như các khoản lãi tiền gửi cho cty bạn. Bởi vậy chính ngân hàng đó sẽ cung cấp cho bạn tỷ giá làm căn cứ phản ánh chênh lệch tỷ giá vì bạn hạch toán chênh lệch tỷ giá này dựa vào sổ phụ khách hàng do ngân hàng cấp mà. Chứ mình ko nghĩ là nếu cty bạn mở TK ngân hàng HSBC mà lấy tỷ giá liên ngân hàng (nếu có sự chênh lệch giữa 2 ngân hàng)
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

quy ra tiền Việt là đương nhiên, nhưng bạn theo dõi cả tài khoản ngoài bảng 007"trị giá nguyên tệ" nữa bạn ạ.
còn việc dùng tỷ giá liên ngân hàng hay là ngân hàng giao dịch thì bạn mở TK ở ngân hàng nào thì ngân hàng đó theo dõi việc chênh lệch tỷ giá cũng như các khoản lãi tiền gửi cho cty bạn. Bởi vậy chính ngân hàng đó sẽ cung cấp cho bạn tỷ giá làm căn cứ phản ánh chênh lệch tỷ giá vì bạn hạch toán chênh lệch tỷ giá này dựa vào sổ phụ khách hàng do ngân hàng cấp mà. Chứ mình ko nghĩ là nếu cty bạn mở TK ngân hàng HSBC mà lấy tỷ giá liên ngân hàng (nếu có sự chênh lệch giữa 2 ngân hàng)

Đoạn màu đỏ:
Chính vì cái chỗ các kế toán và các cá nhân có quyền lợi liên quan có thể không thống nhất nhau mà Nhà nước phải ra quy định lấy TGBQLNH.
Quy định đó là cái gốc để phân xử nếu xảy ra tranh chấp.

TGBQLNH: là tỷ giá tính cho từng ngày.
TG của NH giao dịch: có thể thay đổi hàng giờ.

Đoạn màu xanh:
Không có tỷ giá gửi kèm theo cho bạn đâu.
VD lãi TGNH ngoại tệ 10 đô Mỹ thì Giấy báo Có và sổ phụ chỉ ghi $10 thôi, không có tỷ giá lúc ấy của NH đó đâu.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Nếu nói về đúng hay sai thì phải lấy tỷ giá BQLNH. Lấy tỷ giá giao dịch nếu đó là nghiệp vụ bán ngoại tệ lấy VNĐ và ngược lại.
Nếu là làm cho có làm vì số tiền chênh lệch nhỏ, không đáng kể thì lấy giá nào cũng được. Lấy số chẵn cho đơn giản, cần gì lấy của NH giao dịch.
Bác hiểu sai ý em rồi, trong bài viết của em, em chỉ nói đến nghiệp vụ bán luôn USD cho Ngân hàng nơi mình mở TK để rút VNĐ. Bác đừng gán ghép ý của em sang các nghiệp vụ khác rồi kết luận "Nếu là làm cho có làm vì số tiền chênh lệch nhỏ, không đáng kể thì lấy giá nào cũng được. Lấy số chẵn cho đơn giản, cần gì lấy của NH giao dịch" tội nghiệp em, nếu bác nói chung cho tất cả trường hợp thì không nên trích đẫn bài của em làm dẫn chứng.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Bác hiểu sai ý em rồi, trong bài viết của em, em chỉ nói đến nghiệp vụ bán luôn USD cho Ngân hàng nơi mình mở TK để rút VNĐ. Bác đừng gán ghép ý của em sang các nghiệp vụ khác rồi kết luận "Nếu là làm cho có làm vì số tiền chênh lệch nhỏ, không đáng kể thì lấy giá nào cũng được. Lấy số chẵn cho đơn giản, cần gì lấy của NH giao dịch" tội nghiệp em, nếu bác nói chung cho tất cả trường hợp thì không nên trích đẫn bài của em làm dẫn chứng.
Bài trước của bạn như thế này:
Nguyên tắc quá thì dân nhà kế chít, nếu TKNH phát sinh có USD sau đó bán cho NH tại nơi mở TK để rút VNĐ thì lấy theo tỷ giá của Ngân hàng mở TK để hạch toán là đúng rồi, lấy theo tỷ giá liên Ngân hàng thì đúng quy định nhưng như thế sẽ phát sinh thêm 1 khoản lãi vào 1 khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đúng bằng nhau. mệt quá:nguguc:
Quy định nào lấy TGBQLNH khi bán ngoại tệ lấy VNĐ?
Trong câu trên khúc đầu thì đúng (thiếu ý: ghi C112 theo tỷ giá ghi sổ), khúc sau (từ chỗ màu đỏ) thì bắc qua chuyện khác (???).
Không hiểu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tiền gửi ngân hàng bằng USD

Bài trước của bạn như thế này:

Quy định nào lấy TGBQLNH khi bán ngoại tệ lấy VNĐ?
Trong câu trên khúc đầu thì đúng (thiếu ý: ghi C112 theo tỷ giá ghi sổ), khúc sau (từ chỗ màu đỏ) thì bắc qua chuyện khác (???).
Không hiểu.
Ý của em là thế này
Theo QĐ số 15/2006-BTC:
5. Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.

Em ko thấy nói là theo tỷ giá của ngân hàng tại nơi cty bạn mở tài khoản giao dịch.
VD: Khi TK ngân hàng PS có 1000USD tỷ giá hạch toán trước khi có khoản PS này là 16.000,tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh là 16.600 còn tỷ giá của NH mở TK chỉ là 16.500, nếu hạch toán theo tỷ giá liên ngân hàng thì lãi do chênh lệch tỷ giá là 600 sau đó bán lại cho NH nơi mở TK lại lỗ 100 (nếu bù trừ 2 khoản này cho nhau thì chỉ còn lãi được 600-100=500) như vậy việc hạch toán theo tỷ giá liên ngân hàng đã làm:
phát sinh thêm 1 khoản lãi và 1 khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đúng bằng nhau.
mong bác hiểu ý của em.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top