Thủ tục kiểm toán hàng tồn kho 2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
8. Kiểm tra việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

8.1. Đối chiếu số lượng sản phẩm dở dang trên bảng tính giá thành với Biển bản kiểm kê.

8.2 So sánh tỷ lệ phần trăm hoàn thành ước tính dựa trên quan sát tại thời điểm kiểm kê với tỷ lệ được dùng để tính toán giá trị sản phẩm dở dang. Thu thập giải trình hợp lý cho các chênh lệch trọng yếu:

- So sánh % hoàn thành của từng giai đoạn sản xuất được đơn vị áp dụng kỷ này có thay đổi gì so với kỳ trước không? Nếu có, cần phỏng vấn đơn vị lý do thay đổi để đánh giá tính hợp lý.
- Trao đổi với bộ phận sản xuất về ước tính của họ về % hoàn thành tại từng công đoạn sản xuất và đối chiếu với % hoàn thành bộ phận kế toán sử dụng trong việc tính toán giá trị sản phẩm dở dang.

8.3 Kiểm tra việc tính toán và phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

9. Kiểm tra việc tính giá thành

9.1 Đối chiếu số liệu trên bảng tính giá thành với số lượng thành phẩm theo báo cáo sản xuất và bảng tổng hợp NXT trong kỳ.

9.2 Kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của việc tập hợp, phân bổ, tính giá thành phẩm nhập kho (so sánh biến động cơ cấu các bộ phận chi phí, so sánh với chi phí định mức, kiểm tra biến động tỷ lệ lợi nhuận gộp, ....).

9.3 Đối chiếu các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân công) đến các phần hành liên quan và chọn mẫu kiểm tra việc tập hợp chi phí trực tiếp vào thành phẩm.

9.4 Kiểm tra các chi phí ghi thẳng vào giá vốn, không qua các TK chi phi (nếu có).

9.5 Phân tích và kiểm tra các chi phí sản xuất chung được tính trong HTK, đánh giá tính hợp lý của các phương pháp phân bố và tỷ lệ phân bổ.

9.6 Trường hợp DN hoạt động dưới mức công suất bình thường Xem xét và ước tính chi phí sản xuất chung cố định dưới mức công suất bình thường không được tính vào giá trị HTK.

9.7 Từ định mức nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm và số lượng thành phẩm sản xuất, tính toán và đánh giá sự hợp lý của lượng nguyên liệu chính xuất dùng trong kỳ.

10. Kiểm tra số dư hàng gửi bán, hàng đang được nằm giữ bởi bên thứ 3, hàng mua đang đi đường: Đối chiếu hoặc gửi TXN cho bên nhận gửi HTK (nếu cần) hoặc kiểm tra chứng từ vận chuyển, Hợp đồng hoặc biên bản giao nhận hàng sau ngày kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo tính hợp lý của việc ghi nhận.

11. Kiểm tra lập dự phòng giảm giá HTK

11.1 Tìm hiểu và đánh giá tính hợp lý của các phương pháp tính dự phòng áp dụng (nếu có),

11.2 Soát xét các khoản mục HTK chậm luân chuyển, lỗi thời hoặc đã hư hỏng.
Chọn mẫu kiểm tra tính đầy đủ và kiểm tra bảng theo dõi chi tiết HTK (ngày nhập kho, tỉnh trạng hàng hóa, ngày hết hạn sử dụng....) trước khi sử dụng những thông tin này để lập dự phòng. Nên kết hợp việc kiểm tra những mẫu này khi thực hiện chứng kiến kiểm kê (xem tình trạng hàng hóa trong quá trình kiểm kê).

11.3 Kiểm tra các khoản mục HTK có biến động lớn về chi phí hoặc về giá bán hoặc về công nghệ hoặc về nhu cầu của thị trường để xem xét khả năng phải trích lập dự phòng giảm giá.

11.4 Phân tích lợi nhuận gộp để xem xét liệu có phát sinh HTK có giá thành cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện để xác định nhu cầu lập dự phòng.

11.5 Kiểm tra sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong năm và giá trị HTK.

11.6 Xem xét việc lập dự phòng hàng bán bị trả lại do hư hỏng, kém phẩm chất trong năm và sau niên độ Đánh giá cách xử lý thuế đối với các khoản dự phòng giảm giá đã trích lập.

12. Kiểm tra tính đúng kỳ: Chọn mẫu các nghiệp vụ nhập xuất kho trước và sau.. ngày kết thúc kỳ kế toán và kiểm tra đến chứng từ gốc để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ hạch toán (kết hợp với phần hành liên quan). Chọn mẫu các phiếu nhập/xuất kho trước và sau.. ngày kết | thúc kỳ kế toán và đối chiếu với sổ sách để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ.

13. Đối với các giao dịch mua hàng có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi để ghi nhận HTK (kết hợp với phần hành liên quan).

14. Đối với các giao dịch mua bản HTK với bên liên quan (1) Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giả áp dụng, lãi (lỗ)... (kết hợp với phần hành liên quan).

15. Thu thập bằng chứng về HTK thể chấp, cầm cổ, HTK không thuộc sở hữu của đơn vị

16. Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản HTK trên BCTC. Xem xét thời gian hoàn thành sản phẩm dở dạng để phân loại ngắn hạn dài hạn theo quy định TT200/2014/TT-BTC?

IV. Thủ tục kiểm toán khác
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top