Thông tư số 10/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

ketoanly

Member
Hội viên mới
Thông tư số 10/2014/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành ngày 17/01/2014, đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng.

Theo Thông tư trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm. Tuy nhiên, đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.

Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, Thông tư cũng nêu rõ, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo hình thức phạt tiền (là ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thông tư cũng quy định các hình xử phạt đối với vi phạm hành chính về hóa đơn bao gồm:
(i) Phạt hạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm về hóa đơn không gây hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ;
(ii) Phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm về hóa đơn là 50 triệu đồng;

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, một số hành vi vi phạm về hóa đơn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Bên cạnh đó, khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.

Trường hợp coi như hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn; lỗi khách quan của phần mềm tự in được xác định do lỗi tự thân của phần mềm tự in hóa đơn (như do virus…), không có sự can thiệp của con người. Trường hợp xác định hóa đơn tự in in ra là hóa đơn giả do lỗi khách quan của phần mềm tự in thì đơn vị cung cấp phần mềm tự in hóa đơn bị xử phạt cảnh cáo. Các bên (đơn vị cung cấp phần mềm tự in hóa đơn và đơn vị sử dụng phần mềm tự in hóa đơn) phải dừng việc khởi tạo hóa đơn, kịp thời điều chỉnh, sửa chữa phần mềm tự in hóa đơn.

Mức phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng này cũng được áp dụng với tổ chức có hành vi đặt in hóa đơn giả; in hóa đơn giả; cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập và tổ chức sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/03/2014.
 

Đính kèm

  • tt10_2014_btc.rar
    53.4 KB · Lượt xem: 170
Ðề: Thông tư số 10/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Nếu lúc văn bản này có hiệu lực mà thuế kiểm tra phát hiện ra sai sót từ năm 2011 không dẫn đến trốn thuế, gian lận thì sẽ không bị xử phạt phải không ạh?
 
Ðề: Thông tư số 10/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Nếu lúc văn bản này có hiệu lực mà thuế kiểm tra phát hiện ra sai sót từ năm 2011 không dẫn đến trốn thuế, gian lận thì sẽ không bị xử phạt phải không ạh?
Đối với các sai sót xảy ra trước khi văn bản này có hiệu lực, tuỳ theo mức độ, tuỳ trường hợp cụ thể sẽ được xử lý theo các quy định tại Chương 5 Nghị định 51 ngày 14/5/2010 và các văn bản liên quan khác.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top