Tăng lương tối thiểu cho người tốt nghiệp ĐH, CĐ từ 01/01/2018

Ngân Ngông

New Member
Hội viên mới
Những ngày qua, nhiều bạn đọc thắc mắc: “Với việc tăng lương tối thiểu vùng kể từ ngày 01/01/2018, thì người tốt nghiệp đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) có được nâng mức lương tối thiểu hay không?”

1341739904-khanh-chi-8.jpg


Về vấn đề này được giải đáp như sau:
Căn cứ Điều 3 và Điều 5 của Nghị định 141/2017/NĐ-CP thì những công việc đòi hỏi người lao động đã tốt nghiệp ĐH, CĐ sẽ được tăng mức lương tối thiểu kể từ ngày 01/01/2018 cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới. Cụ thể như sau:
MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU ĐỐI VỚI NGƯỜI TỐT NGHIỆP ĐH, CĐ
Vùng: I
Hiện hành: 4.012.500 đồng
Từ ngày 01/01/2018: 4.258.600 đồng

Vùng: II
Hiện hành: 3.552.400 đồng
Từ ngày 01/01/2018: 3.777.100 đồng

Vùng: III
Hiện hành: 3.103.000 đồng
Từ ngày 01/01/2018: 3.306.300 đồng

Vùng: IV
Hiện hành: 2.760.600 đồng
Từ ngày 01/01/2018: 2.953.200 đồng

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
...
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Nguồn: ***************.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top