Thành công của việc triển khai ERP cũng được quyết định bởi việc doanh nghiệp có thể đạt được tỷ lệ người dùng chấp nhận hệ thống cao hay không. Và để đạt được những kết quả mong muốn, như giảm hàng tồn kho và cải thiện khả năng ra quyết định, điều cần thiết là phải tiến hành phân tích sâu về hoạt động kinh doanh.
Tại sao phân tích nghiệp vụ kinh doanh lại cần thiết?
Để triển khai một giải pháp ERP thành công và đạt được các mục tiêu đã đề ra, điều quan trọng là phải hiểu các quy trình hiện tại, cách thức làm việc và các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định các tính năng nào là tối cần thiết và những tính năng nào là không thật sự cần thiết.
Doanh nghiệp không chỉ cần xác định các quy trình kinh doanh hiện tại mà còn cần xác định các giá trị gia tăng mà hệ thống ERP mới cần mang lại.
Quản trị thay đổi
Khía cạnh thách thức nhất khi triển khai hệ thống ERP vào doanh nghiệp là quản lý những thay đổi và kỳ vọng liên quan đến hệ thống mới.
ERP không chỉ là một giải pháp công nghệ thuần túy mà nó còn là một phương thức quản lý. Việc triển khai ERP thành công đòi hỏi năng lực quản lý dự án xuất sắc với mục tiêu, tiến trình công việc, và kế hoạch nguồn lực rõ ràng.
Các quy định pháp lý và tài khóa
Các quy định về pháp lý và tài chính khác nhau giữa các doanh nghiệp, ví dụ như ngành dược phẩm có nhiều quy định phải tuân thủ hơn và do đó việc thiết kế giải pháp sẽ khác so với những ngành khác. Do đó, phân tích chi tiết về tuân thủ các vấn đề pháp lý cần phải được thực hiện ở giai đoạn đầu trước khi xây dựng các quy trình mới.
Tích hợp với các ứng dụng hiện có
Nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều ứng dụng của bên thứ ba để quản lý các quy trình khác nhau, một phân tích chuyên sâu sẽ giúp chi tiết hóa cách tích hợp của giải pháp ERP mới với các ứng dụng này.
Chiến lược
Một phân tích chi tiết sẽ bao gồm việc vạch ra tất cả các chiến lược ở giai đoạn khởi động dự án, bao gồm:
Phân tích chuyên sâu cũng rất quan trọng vì nó cho phép xác định phạm vi của dự án. Và điều quan trọng không kém là liệt kê các hạng mục không nằm trong phạm vi. ERP phải tuân theo các thông lệ tốt nhất và doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ phạm vi đã được xác định trong phân tích này.
Phân tích ban đầu không đầy đủ có thể khiến phạm vi và quy mô dự án bị mở rộng không kiểm soát, dẫn đến dự án bị vượt ngân sách.
Tại sao phân tích nghiệp vụ kinh doanh lại cần thiết?
Để triển khai một giải pháp ERP thành công và đạt được các mục tiêu đã đề ra, điều quan trọng là phải hiểu các quy trình hiện tại, cách thức làm việc và các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định các tính năng nào là tối cần thiết và những tính năng nào là không thật sự cần thiết.
Doanh nghiệp không chỉ cần xác định các quy trình kinh doanh hiện tại mà còn cần xác định các giá trị gia tăng mà hệ thống ERP mới cần mang lại.
Quản trị thay đổi
Khía cạnh thách thức nhất khi triển khai hệ thống ERP vào doanh nghiệp là quản lý những thay đổi và kỳ vọng liên quan đến hệ thống mới.
ERP không chỉ là một giải pháp công nghệ thuần túy mà nó còn là một phương thức quản lý. Việc triển khai ERP thành công đòi hỏi năng lực quản lý dự án xuất sắc với mục tiêu, tiến trình công việc, và kế hoạch nguồn lực rõ ràng.
Các quy định pháp lý và tài khóa
Các quy định về pháp lý và tài chính khác nhau giữa các doanh nghiệp, ví dụ như ngành dược phẩm có nhiều quy định phải tuân thủ hơn và do đó việc thiết kế giải pháp sẽ khác so với những ngành khác. Do đó, phân tích chi tiết về tuân thủ các vấn đề pháp lý cần phải được thực hiện ở giai đoạn đầu trước khi xây dựng các quy trình mới.
Tích hợp với các ứng dụng hiện có
Nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều ứng dụng của bên thứ ba để quản lý các quy trình khác nhau, một phân tích chuyên sâu sẽ giúp chi tiết hóa cách tích hợp của giải pháp ERP mới với các ứng dụng này.
Chiến lược
Một phân tích chi tiết sẽ bao gồm việc vạch ra tất cả các chiến lược ở giai đoạn khởi động dự án, bao gồm:
- Business strategy - Chiến lược kinh doanh
- Current IT strategy - Chiến lược CNTT hiện tại
- ERP strategy - Chiến lược ERP
Phân tích chuyên sâu cũng rất quan trọng vì nó cho phép xác định phạm vi của dự án. Và điều quan trọng không kém là liệt kê các hạng mục không nằm trong phạm vi. ERP phải tuân theo các thông lệ tốt nhất và doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ phạm vi đã được xác định trong phân tích này.
Phân tích ban đầu không đầy đủ có thể khiến phạm vi và quy mô dự án bị mở rộng không kiểm soát, dẫn đến dự án bị vượt ngân sách.