Tài sản chuyển dịch: Cần quy định thống nhất

Simon

Member
Hội viên được tín nhiệm
Chuyển dịch tài sản cố định (TSCĐ) là một việc bình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ở đây chúng tôi muốn bàn thêm về những điểm mâu thuẫn trong các qui định liên quan đến việc chuyển dịch TSCĐ tại DN.

Theo quy định của Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 thì điều kiện để nhận biết TSCĐ là: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; Có giá trị từ10 triệu đồng trở lên.

Xuất phát từ quy định có tính căn bản đó, khi TSCĐ chuyển dịch (về phạm vi hay giá trị...) thông qua các hình thức như: mua-bán, góp vốn, cho mượn,v.v. trong các giao dịch kinh tế của cơ chế thị trường sẽ nảy sinh những vấn đề như:

Về thủ tục và tính pháp lý: Khi TSCĐ được chuyển dịch dưới hình thức mua-bántrên thị trường theo quan hệ cung-cầu tại thời điểm trao đổi thì vấn đề về thủ tục pháp lý không quá phức tạp bởi quan hệ ở đây là sòng phẳng, người mua trả tiền, người bánthực hiện các thủ tục cam kết chuyển dịch hoặc ghi các chứng từ, hoá đơn theo quy định phù hợp và được pháp luật công nhận. Vấn đề phức tạp hơn khi TSCĐ được cho mượn hay góp vốn kinh doanh. Khi đó, việc chuyển dịch tài sản phát sinh từ nhiều mối quan hệ và các chủ thể khác nhau như: giữa 2 tổ chức sản xuất kinh doanh do sắp xếp lại hoạt động; từ cá nhân kinh doanh cho DN và ngược lại; từ các mối quan hệ thân nhân, v.v... Nhìn chung, nhận biết các yếu tố xác định giá trị tài sản cũng như các lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu trong các trường hợp này khó khăn hơn nhiều, thậm chí trong những trường hợp cá biệt là không thể.Đặc biệt, chuyển dịch trong trường hợp tài sản là nhà, đất lại càng phức tạp...

Về khấu hao TSCĐ: Điều 9 Quyết định 206/2003/QĐ-BTC về “Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định” nêu : " Mọi tài sản cố định của DN có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ."

Tuy nhiên, tại điểm b, Mục III, Phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN thì một trong những điều kiện TSCĐ được tính trích khấu hao vào chi phí hợp lệ là: "Phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từvà các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh".

Rõ ràng, có sự khác nhau giữa 2 quy định nêu trên, đặc biệt là khi TSCĐ được hình thành qua các trường hợp chuyển dịch. Có thể nhận thấy: Thực hiện các quy định này, có những khoản khấu hao TSCĐ không được công nhận là chi phí hợp lệ mặc dù nó trực tiếp tham gia và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của DN. Quan điểm của chúng tôi là trong cơ chế mới (cơ chế thị trường), với rất nhiều quan hệ kinh tế thì quy định này chưa phù hợp. Nó tạo ra vướng mắc trong việc hạch toán kế toán và trongxác định kết quả kinh doanh, nộp thuế cho NSNN cũng như việc theo dõi, quản lý tài sản.

Cần có quy định thống nhất

Đã đến lúc, các giao dịch về chuyển dịch tài sản trong nền kinh tế phải được nhận thức đúng mức và cần được quy định thống nhất, đổi mới. Theo đó, mọi sự chuyển dịch phải được cam kết bằng các hợp đồng kinh tế phù hợp và được cơ quan quản lý xác nhận tính pháp lý. Riêng tài sản của cá nhân có thể thông qua một cơ quan như là trọng tài các giao dịch dân sự. Sự cam kết chuyển dịch này là cơ sở quan trọng để thực hiện theo dõi, hạch toán, quản lý các quá trình tham gia tiếp theo của tài sản. Với tài sản liên quan đến nhiều chủ thể thì phải được xác nhận hợp pháp với riêng từng phần của tài sản và chủ thể đang sở hữu các phần tài sản đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động cũng như thay đổi giá trị của nó.

Trong nền kinh tế mở, việc khấu hao nhanh TSCĐ để có nhiều điều kiện đổi mới công nghệ là hiện tượng bình thường và cần được khuyến khích. Hiện tại quy định về vấn đề này còn phức tạp, nên thay đổi. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của DN cần bãi bỏ quy định phải có ý kiến của Bộ Tài chính về thời gian khấu hao nhanh của TSCĐ (với phương pháp khấu hao đường thẳng). MặÁ¥t khác, nên có riêng một loại hoá đơn mẫu thống nhất dùng cho việc chuyển dịch tài sản và được phát hành rộng rãi trong tất cả các giao dịch loại này trên phạm vi cả nước. Khi các quy định pháp lý đã tin cậy thì việc thu hồi giá trị thông qua hoạt động tạo ra kết quả kinh doanh của tài sản như khấu hao TSCĐ, thanh lý tài sản... phải được quy định thống nhất ở cả trong khái niệm, cách hạch toán và thể hiện ngay trong các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo DDDN
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top