tài khoản 142 và 242

  • Thread starter thuy giang
  • Ngày gửi
Ðề: tài khoản 142 và 242

E thấy bthường, sai ở đâu vậy pác Hiền?!
E sửa lại là nếu chưa xác định nghĩa vụ nợ rõ ràng, chưa xác định số tiền rõ ràng thì đưa vào 335
Nếu chưa có nghĩa vụ nợ rõ ràng, có nghĩa là hợp đồng quy định trả sau thì không được coi là CP trả trước. "Trả trước có nghĩa là đã phát sinh một nghiệp vụ làm giảm tài sản hoặc tăng nợ mà DN cần phân bổ khoản CP đó vào nhiều kỳ sau", tức là đã có trả trước.
E nghĩ nếu trả sau thì sdụng TK 331.
Trả sau không có nghĩa là "trả chậm". TK 331 chỉ sử dụng để phản ánh nghĩa vụ nợ hiện tại mà DN phải có nghĩa vụ thực trả nhà cung cấp.
Vấn đề này mời các bạn đọc chế độ kế toán, phần tài khoản 335, 142, 242.
Không ai trên đời này lại :Trích trước chi phí trả trước cả"
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Thuê nhà nếu chưa có HĐ thì hạch toán:
Nợ TK 142
Có TK 335

Hàng tháng phân bổ
Nợ TK 6..
Có TK 142

Khi chủ nhà xuất HĐ
Nợ TK 335
Nợ TK 133
Có TK 111,112

THân!

Mình cũng thấy là àh nha
Mình chưa thấy trường hợp nào chi phí trả trước 142 lại được hạch toán đối ứng chi phí trích trước 335 cả
Nếu đã trích trước hàng tháng thì làm sao lại phải đưa qua 142 phân bổ được chứ đúng ko các bạn.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Như anh Dragon489 đã nói thì nên hạch toán vào TK335. Trường hợp phát sinh mà thời gian lớn hơn HD (dưới 1 năm)
Nợ TK142
Có TK335.
+ hoạc nếu thời gian lớn hơn 1 năm thi:
Nợ TK242
Co TK142.

Chắc nguyenlam muốn định khoản:
N242
C335
chứ ai lại định khoản
N242
C142
-----------------------------------------------------------------------------------------
E thấy bthường, sai ở đâu vậy pác Hiền?!



E sửa lại là nếu chưa xác định nghĩa vụ nợ rõ ràng, chưa xác định số tiền rõ ràng thì đưa vào 335


E nghĩ nếu trả sau thì sdụng TK 331.

E nghĩ có gì sai ko pác [you] nhỉ?!

Theo mình thì:
- 335: chỉ dự tính trước những khoản chi phí sẽ phát sinh
-331: Khi mình trả tiền hoặc nhận hóa đơn
-142, 242: Khi chi phí đó đã được thanh toán
vậy trích trước là trích cho từng tháng thì tại sao lại phải phân bổ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tài khoản 142 và 242

Lâu nay ăn tết bánh nhiều nên quên mất công đoạn hạch toán theo mình nghĩ làm như pac Dragon489 là hợp lý.

Thuê nhà nếu chưa có HĐ thì hạch toán:
Nợ TK 142
Có TK 335

Nếu chưa có hóa đơn thì hàng tháng hạch toán 6../335 là được rồi.
TK 142, 242 chỉ dùng khi có hóa đơn rồi và chi phí đó tính cho tương lai thôi chứ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Chào các bác, thế trường hợp của E thế này các bác tính sao ah?

hóa đơn Tháng 1/2008 ghi : Phí dịch vụ tháng 11,tháng 12

thế các bác tính sao với 142, phân bổ kiểu gì ah

Căn cứ hợp đồng dịch vụ đã ký tháng 11, 12 ghi nhận chi phí sẽ phải trả 6../335
Tháng 1 có hóa đơn ghi 335, 1331/111,112,331. Cần gì 142 đâu. Cần nhắc thêm là 142 là chi phí trả trước ngắn hạn, tháng 11,12 mình đã trả đâu mà ghi 142 làm gì.
Mình là mình hiểu như thế.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Trường hợp trả tiền trước luôn hạch toán thay TK 335 = TK 111,112
Nợ TK 142
Có TK 111,112

THế thôi bạn ah!

THân!

Cái này tháng 1 mới có hóa đơn thì ghi thế nào.
Trường hợp trả tiền trước hóa đơn xuất nhận sau là ít xảy ra nhưng nếu có như trường hợp này thì khi trả tiền thì phải theo dõi công nợ 331/111,112.
Khi cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì phải ghi nhận chi phí 6../335. Khi có hóa đơn ghi 335,1331/331.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tài khoản 142 và 242

Nếu chưa có nghĩa vụ nợ rõ ràng, có nghĩa là hợp đồng quy định trả sau thì không được coi là CP trả trước. "Trả trước có nghĩa là đã phát sinh một nghiệp vụ làm giảm tài sản hoặc tăng nợ mà DN cần phân bổ khoản CP đó vào nhiều kỳ sau", tức là đã có trả trước.

Trả sau không có nghĩa là "trả chậm". TK 331 chỉ sử dụng để phản ánh nghĩa vụ nợ hiện tại mà DN phải có nghĩa vụ thực trả nhà cung cấp.
Vấn đề này mời các bạn đọc chế độ kế toán, phần tài khoản 335, 142, 242.
Không ai trên đời này lại :Trích trước chi phí trả trước cả"

Cho e hỏi tý, công ty e thế này:

Thuê luật sư bào chữa cho một vụ kéo dài 3 tháng 11, 12/07, 01/08. Nhưng đến cuối tháng thứ 3 mới biết chắc chắn phí.
Phí là bao nhiu sẽ dựa vào kết quả vụ bào chữa này. Nhưng theo ước tính của DN thì nó khoảng chừng 90tr cho toàn bộ vụ này.

E ko biết cái vụ này nên hạch toán thế nào, có sử dụng 335 hay ko. Pác [you] uống với e một ly :cheers1:rồi giúp e với.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tài khoản 142 và 242

TO: Sói con
Việc xảy ra vụ kiện là do kết quả các hoạt động xảy ra trong quá khứ. Do vậy về lô gic thì các chi phí liên quan nên hạch toán vào chi phí của kỳ mà dẫn đến phát sinh vụ kiện. Tuy nhiên điều này có khi khó thực hiện, chẳng hạn vụ kiện xảy ra là do kết quả của các sự kiện xảy ra năm 2006, vụ kiện xảy ra năm 2007.
Trong trường hợp của bạn có thể hạch toán trích trước CP của vụ kiện vào chi phí của kỳ này bằng bút toán: N642/C335.
Khi bạn tham gia vào một vụ kiện mà có nguy cơ xảy ra rủi ro phải đền bù thì theo chuẩn mực bạn phải lập dự phòng rủi ro bằng bút toán: N642/C352.
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

TO: Sói con
Việc xảy ra vụ kiện là do kết quả các hoạt động xảy ra trong quá khứ. Do vậy về lô gic thì các chi phí liên quan nên hạch toán vào chi phí của kỳ mà dẫn đến phát sinh vụ kiện. Tuy nhiên điều này có khi khó thực hiện, chẳng hạn vụ kiện xảy ra là do kết quả của các sự kiện xảy ra năm 2006, vụ kiện xảy ra năm 2007.
Trong trường hợp của bạn có thể hạch toán trích trước CP của vụ kiện vào chi phí của kỳ này bằng bút toán: N642/C335.
Vậy là ghi nhận từng tháng mỗi lần 30. Ko liên quan gì tới 142 ạ?! Uh nhỉ. Cám ơn pác!
:iagree:

Khi bạn tham gia vào một vụ kiện mà có nguy cơ xảy ra rủi ro phải đền bù thì theo chuẩn mực bạn phải lập dự phòng rủi ro bằng bút toán: N642/C352.
Ko ạ, vụ này e thắng chắc. Có khả năng là e sẽ nhận được một khoản đền bù khi bên kia thua kiện. E có được lập dự phòng Nợ dự phòng thu / có 711 ko pác :happy3:
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Ko ạ, vụ này e thắng chắc. Có khả năng là e sẽ nhận được một khoản đền bù khi bên kia thua kiện. E có được lập dự phòng Nợ dự phòng thu / có 711 ko pác :happy3:
Nguyên tắc thận trọng không cho phép ghi nhận thu nhập khi chưa chắc chắn đâu.
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

TO: Sói con
Việc xảy ra vụ kiện là do kết quả các hoạt động xảy ra trong quá khứ. Do vậy về lô gic thì các chi phí liên quan nên hạch toán vào chi phí của kỳ mà dẫn đến phát sinh vụ kiện. Tuy nhiên điều này có khi khó thực hiện, chẳng hạn vụ kiện xảy ra là do kết quả của các sự kiện xảy ra năm 2006, vụ kiện xảy ra năm 2007.
Trong trường hợp của bạn có thể hạch toán trích trước CP của vụ kiện vào chi phí của kỳ này bằng bút toán: N642/C335.
Khi bạn tham gia vào một vụ kiện mà có nguy cơ xảy ra rủi ro phải đền bù thì theo chuẩn mực bạn phải lập dự phòng rủi ro bằng bút toán: N642/C352.

Đáng lẽ ra bạn phải trích trước vào chi phí từ tháng đầu tiên
Ở đây tới tháng thứ 3 tức là tháng cuối cùng bạn mới xác định đc chi phí (vậy nên chắc là bạn chưa trích trước đồng nào và bạn đang ở tháng thứ 3?). Vậy thì bạn hạch toán luôn vào tháng đó chứ làm sao đc. Nếu DN của bạn quy mô nhỏ,90tr làm biến động chi phí thì bạn có thể chia ra phân bổ (cái này chỉ phục vụ công tác quản lý thôi nhé) vì bạn ko trích trước là ko đúng rồi
Bạn ấy tính thu được tiền là cái chắc mà còn trích dự phòng nơ phải thu nữa hả?
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

theo mình thi hạch toán
-Khi thuê mà chưa thanh toán
Nợ 331(theo dõi chi tiết khách hàng)
Có 335
- khi thanh toán
Nợ 335
Có 111
-Khi phân bổ
Nợ TK 154, 627, 642
Có TK 142
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

theo mình thi hạch toán
-Khi thuê mà chưa thanh toán
Nợ 331(theo dõi chi tiết khách hàng)
Có 335
- khi thanh toán
Nợ 335
Có 111
-Khi phân bổ
Nợ TK 154, 627, 642
Có TK 142
Cách định khoản của bạn làm đau đầu các nhà quản lý:troidat:
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Các anh chị ơi giúp em với nhe:iagree: Chi phí thuê nhà trong 3 tháng phải hạch toán sao và phân bổ sao các anh chị ơi?:ibbanana:

nếu tiền thuê nhà đó bạn phân bổ>12 tháng thì ban dua vào tk 242. Còn nếu bạn phân bổ < 12 tháng thì đưa vào tk 142
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Hôm bữa đi thực tập ở công ty Bảo hiểm tiền thuê nhà người ta đưa vào 242 luôn. Tìm hoài cũng chẳng thấy 335 đâu. Theo mọi người hiểu chỗ này thế nào?

Mình nói hàng tháng, quý chuyển từ 242 sang 142 và đưa vào chi phí nhưng a hướng dẫn nói công ty chưa bao giờ làm như vậy. Tóm lại bây giờ vẫn chẳng hiểu vấn đề đó. Hình như mỗi nơi mỗi khác.
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Mình cũng đồng ý với bạn Bim về việc thuê nhà làm văn phòng bao giờ chủ nhà cũng thu trước vài tháng(bt là 3 hoặc 6 tháng tủy theo HĐ thuê bên bạn).Bên mình thường làm hợp đồng thuê nhà, sau đó chủ nhà sẽ lên thuế mua hoá đơn bán hàng về xuất cho cty.Lúc đó thì kế toán sẽ định khoản như thế này:
1.Nợ 142/242
Có 111
2.Phân bổ
Nợ 642
Có 142/242
Đấy là ý kiến của mình.Bạn nào có ý kiến khác thì đưa ra để mọi người cùng thảo luận nhé!
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Em muốn hỏi ái nì: Xuất 10 cái bàn ra sủa dụng ở bộ phận văn phòng, phân bổ 20 tháng bắt đầu từ tháng này( tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 5 phát sinh nv như rứa)
và: chi tiền mặt trả tiền thuê nhà làm văn phòng 6tr phân bổ dần trong 12th.Kế toán đã phân bổ lần đầu tiên vào tháng trước đó
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

các bạn nên xem lại nhé ,khong bao giờ được hạch tónh 141 và 335 cùng lúc được ,có 142 thi ko có 335 ,có 335 thì ko có 142
...>>bài này dùng 142 nhé ,sau do phan bổ vào 642

>>>>>>>>
Chuc vui !
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Hôm bữa đi thực tập ở công ty Bảo hiểm tiền thuê nhà người ta đưa vào 242 luôn. Tìm hoài cũng chẳng thấy 335 đâu. Theo mọi người hiểu chỗ này thế nào?

Mình nói hàng tháng, quý chuyển từ 242 sang 142 và đưa vào chi phí nhưng a hướng dẫn nói công ty chưa bao giờ làm như vậy. Tóm lại bây giờ vẫn chẳng hiểu vấn đề đó. Hình như mỗi nơi mỗi khác.

Thông thường, khi thuê nhà ( nhất là thuê nhà dài hạn) bên đi thuê bao giờ cũng phải trả trước cho bên cho thuê một khoản tiền thuê ít nhất là 6 tháng đến 1 năm. Do đó nếu đưa 335 là sai chuẩn mực kế toán. TK335 chỉ đc phép trích trước các khoản chắc chắn sẽ phát sinh trong kỳ kế toán( 1 năm) ví dụ như lương nghỉ phép của CNV. Việc trích trước này chủ yếu là tránh cho chi phí tất yếu bị đội lên quá cao trong kỳ khi nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Do đó theo mình ko lên đưa chi phí vào 335 mà đưa vào 142 or 242 sẽ phù hợp với chuẩn mực kế toán hơn. Có gì sai mong các bác chỉ giáo.....:dichoi:
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Theo mình nghĩ khi trả sau mà xác định được nghĩa vụ nợ thì đưa vao331, con nếu chưa có hoá đơn thì không cần phải hoạch toan.
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Các anh chị ơi giúp em với nhe:iagree: Chi phí thuê nhà trong 3 tháng phải hạch toán sao và phân bổ sao các anh chị ơi?:ibbanana:
theo quyết định 15:
+ tK142: phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. --> ghi nhận vào để phân bổ dần.
+ tk335: phản ánh các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này...
như thế, ở đây có 3 tình huống có thể xảy ra:
1. trả tiền trước 3 tháng --> ta dùng tk 142
ht N 142
C 111,112
phân bổ hàng tháng:
N 642
C 142
2. tháng nào trả tiền tháng ấy ---> dùng TK 642
N 642
C 111,112
3. Sau khi thuê nhà 3 tháng mới trả ---> dùng TK 335
hàng tháng hạch toán
N 642
C 335
hết 3 tháng, khi trả tiền hạch toán
N 335
C 111, 112
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tài khoản 142 và 242

Mọi người cho e hỏi nhé, cty mới thành lập chưa mua được hóa đơn đầu ra của cty, nhà thì đi thuê hợp đồng 3 năm, nhưng trả tiền nhà 6 tháng 1 lần, vậy chi phí này có được tính là chi phí hợp lí ko? Hàng tháng e có phải phân bổ ko. Ak, hóa đơn thuê nhà cũng ko có, chỉ có mỗi hợp đồng thuê nhà 2 bên làm với nhau thôi.
 
Ðề: tài khoản 142 và 242

Mình thấy chia làm 3 trường hợp là đúng nhất
Tùy theo tình hình Hoat Động SXKD mà có phân bổ hay đưa hết vào một lượt trong tháng.
1- Có HĐ trả tiền ngay (N 142, Có 111, 112)
2- Có HĐ thiếu nợ (Nợ 142, Có 331)
3- Không có HĐ, đã trả tiền (N 142, có 335)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top