Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ có lúc bạn gặp phải những khó khăn và buồn phiền. Rèn luyện tư duy tích cực được cho là một cách hiệu quả nhất giúp bạn vượt qua khó khăn và sống vui vẻ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lộ trình 6 bước giúp bạn rèn luyện tư duy tích cực.
Suy nghĩ tiêu cực bắt nguồn từ một niềm tin tiêu cực?
Niềm tin là giá trị cơ bản nhất mà bạn có về bản thân. Niềm tin sẽ được hình thành từ thời thơ ấu và được bồi đắp dần theo thời gian. Nếu hồi bé bạn được chỉ rằng những điều mới mẻ đều mạo hiểm và không an toàn thì khi trưởng thành bạn có sự e ngại với sự thay đổi. Đó là cách mà những suy nghĩ tiêu cực phần nào được hình thành.
Có 5 loại niềm tin tiêu cực mà chúng ta hay gặp phải:
Niềm tin có thể thay đổi không?
Niềm tin tiêu cực bản chất cũng chỉ là suy nghĩ do con người tạo ra. Chỉ vì bạn nghĩ bạn không xứng đáng không có nghĩa là bạn thật sự không xứng đáng. Thực tế, mỗi con người đều có quyền cảm thấy được yêu thương, tôn trọng. Thật không may, chúng ta tiếp nhận những tác động tiêu cực từ cuộc sống và để nó dần hủy hoại những tư duy tích cực về bản thân.
Những niềm tin tiêu cực thật sự có tác động xấu đến tinh thần. Bởi chúng làm chúng ta tự hạ thấp lòng tự trọng và làm giảm nhận thức về giá trị bản thân. Lâu dần, những tác động này có thể dẫn đến việc suy giảm động lực làm việc, sợ thất bại hay không dám hành động khi thời cơ đến. Nhưng tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này này bằng cách học tập và rèn luyện những tư duy tích cực.
Bước 1: Sắp xếp lại suy nghĩ
Việc đầu tiên giúp bạn kiểm soát tư duy tiêu cực là bạn phải sắp xếp lại suy nghĩ. Những niềm tin đã từng được bồi đắp cần phải được xóa bỏ. Hãy tưởng tượng đầu óc là trang giấy trắng và suy nghĩ là dòng chữ. Bạn nên thử liệt kê lên trang giấy: suy nghĩ của bạn, tình trạng của vấn đề và những cảm xúc kéo theo bởi suy nghĩ đó.
Hãy lấy ví dụ: đồng nghiệp của bạn rủ đi ăn trưa, điều gì sẽ hiện ra trong suy nghĩ của bạn đầu tiên? Chúng có thể là một trong những điều sau đây:
Bước 2: Chất vấn niềm tin tiêu cực của bạn
Lấy ví dụ ở trên, khi đồng nghiệp rủ bạn đi ăn trưa, hãy viết ra một loạt những dự đoán thật cụ thể về trường hợp đó và hỏi bản thân: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?”. Nó có thể là: “Tôi đi ăn trưa với đồng nghiệp, họ nhận ra tôi là người thật nhạt nhẽo vậy nên họ không rủ tôi đi ăn cùng nữa”.
Bây giờ bạn hãy thử thách niềm tin tiêu cực đó của bạn. Hãy thử đi ăn trưa với đồng nghiệp và xem điều gì sẽ xảy ra. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra những gì bạn nghĩ về phản ứng của đồng nghiệp sẽ không hoàn toàn chính xác với những gì thực tế xảy ra. Nếu kết quả không tệ như bạn mong đợi, vậy bạn có sẵn sàng thử thách những niềm tin tiêu cực khác không?
Bước 3: Xác định tư tưởng tiêu cực
Một khi bạn đã thực hành bước một và hai, bạn sẽ có ý thức hơn khi những niềm tin tiêu cực xâm nhập vào tâm trí bạn. Khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, bạn phải ngay lập tức gạt bỏ nó. Ví dụ tự nhủ với chính mình là “Chà mình lại suy nghĩ ngớ ngẩn nữa rồi”. Việc xác định rõ ràng đâu là những tư tưởng tiêu cực sẽ giúp bạn hạn chế tác động của nó đến tâm trí.
Bước 4: Hãy dừng lại
Một trong những tác hại của suy nghĩ tiêu cực là nó tạo ra phản ứng dây chuyền. Nó sẽ dẫn từ tiêu cực này đến tiêu cực kia. Từ ví dụ ở trên khi bạn cho rằng “Đồng nghiệp nghĩ mình là người nhạt nhẽo”, nó sẽ dẫn đến suy nghĩ “Họ sẽ không bao giờ rủ mình ăn trưa nữa”, “Họ sẽ nói xấu sau lưng mình”, “Họ sẽ tìm cách để mình bị đuổi việc”… và hàng loạt những kết quả tiêu cực khác.
Khi những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu len lỏi vào tâm trí bạn, hãy nói “DỪNG LẠI”. Việc nói lớn thành tiếng sẽ có tác động mạnh mẽ đến nhận thức. Nếu bạn đang ở một nơi công cộng hay văn phòng đông đúc, hãy hít thở sâu. Quan trọng hơn, bạn cần cố gắng không nghĩ đến những cảm xúc tiêu cực và để chúng trôi qua.
Bước 5: Tạo ra thử thách cho bản thân
Cố gắng không suy nghĩ một cách cực đoan như: “Chả có đồng nghiệp nào sẽ nghĩ mình vui tính”. Hay “Mọi người đều nghĩ tôi là kẻ ngốc”.
Hãy thử thách bản thân. Bạn có thể tìm những bằng chứng trong thực tế để chống lại những định kiến tiêu cực. Ví dụ, hãy thử nghĩ về những kí ức tích cực như “Hôm thứ hai đồng nghiệp mới hỏi mình đi chơi cuối tuần có vui không?”
Bước 6: Học cách luyện tập các suy nghĩ tích cực
Luyện tập cảm xúc tích cực mỗi ngày bằng cách quý trọng những điều bạn đang có. Đó có thể là những điều đơn giản. Ví dụ như niềm vui từ công việc bạn đang làm, nói lời cảm ơn hay cười nh. Bắt đầu ngày mới bằng một năng lượng tích cực sẽ khiến cả ngày của bạn tràn ngập niềm vui.
Bằng cách kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể lập trình lại bộ não. Bạn gạt bỏ sự tiêu cực và thay đổi cái nhìn về thế giới quan. Tư duy tích cực mang đến cho bạn mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Thậm chí nó còn giúp mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống. Hãy tập luyện tư duy tích cực mỗi ngày! Chúc bạn thành công
NGUỒN : VIECNGAY.VN
Suy nghĩ tiêu cực bắt nguồn từ một niềm tin tiêu cực?
Niềm tin là giá trị cơ bản nhất mà bạn có về bản thân. Niềm tin sẽ được hình thành từ thời thơ ấu và được bồi đắp dần theo thời gian. Nếu hồi bé bạn được chỉ rằng những điều mới mẻ đều mạo hiểm và không an toàn thì khi trưởng thành bạn có sự e ngại với sự thay đổi. Đó là cách mà những suy nghĩ tiêu cực phần nào được hình thành.
Có 5 loại niềm tin tiêu cực mà chúng ta hay gặp phải:
- Tôi không thú vị
- Mình không xứng đáng
- Tôi không thuộc về nơi này
- Mình là người có lỗi
- Tôi bất lực
Niềm tin có thể thay đổi không?
Niềm tin tiêu cực bản chất cũng chỉ là suy nghĩ do con người tạo ra. Chỉ vì bạn nghĩ bạn không xứng đáng không có nghĩa là bạn thật sự không xứng đáng. Thực tế, mỗi con người đều có quyền cảm thấy được yêu thương, tôn trọng. Thật không may, chúng ta tiếp nhận những tác động tiêu cực từ cuộc sống và để nó dần hủy hoại những tư duy tích cực về bản thân.
Những niềm tin tiêu cực thật sự có tác động xấu đến tinh thần. Bởi chúng làm chúng ta tự hạ thấp lòng tự trọng và làm giảm nhận thức về giá trị bản thân. Lâu dần, những tác động này có thể dẫn đến việc suy giảm động lực làm việc, sợ thất bại hay không dám hành động khi thời cơ đến. Nhưng tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này này bằng cách học tập và rèn luyện những tư duy tích cực.
Bước 1: Sắp xếp lại suy nghĩ
Việc đầu tiên giúp bạn kiểm soát tư duy tiêu cực là bạn phải sắp xếp lại suy nghĩ. Những niềm tin đã từng được bồi đắp cần phải được xóa bỏ. Hãy tưởng tượng đầu óc là trang giấy trắng và suy nghĩ là dòng chữ. Bạn nên thử liệt kê lên trang giấy: suy nghĩ của bạn, tình trạng của vấn đề và những cảm xúc kéo theo bởi suy nghĩ đó.
Hãy lấy ví dụ: đồng nghiệp của bạn rủ đi ăn trưa, điều gì sẽ hiện ra trong suy nghĩ của bạn đầu tiên? Chúng có thể là một trong những điều sau đây:
- “Họ chỉ rủ mình đi cho có lệ thôi”
- “Mình chả có câu chuyện gì hay ho để trò chuyện với họ”
- “Nếu họ có cơ hội tìm hiểu mình, họ sẽ nhận ra mình tệ hại thế nào”
Bước 2: Chất vấn niềm tin tiêu cực của bạn
Lấy ví dụ ở trên, khi đồng nghiệp rủ bạn đi ăn trưa, hãy viết ra một loạt những dự đoán thật cụ thể về trường hợp đó và hỏi bản thân: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?”. Nó có thể là: “Tôi đi ăn trưa với đồng nghiệp, họ nhận ra tôi là người thật nhạt nhẽo vậy nên họ không rủ tôi đi ăn cùng nữa”.
Bây giờ bạn hãy thử thách niềm tin tiêu cực đó của bạn. Hãy thử đi ăn trưa với đồng nghiệp và xem điều gì sẽ xảy ra. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra những gì bạn nghĩ về phản ứng của đồng nghiệp sẽ không hoàn toàn chính xác với những gì thực tế xảy ra. Nếu kết quả không tệ như bạn mong đợi, vậy bạn có sẵn sàng thử thách những niềm tin tiêu cực khác không?
Bước 3: Xác định tư tưởng tiêu cực
Một khi bạn đã thực hành bước một và hai, bạn sẽ có ý thức hơn khi những niềm tin tiêu cực xâm nhập vào tâm trí bạn. Khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, bạn phải ngay lập tức gạt bỏ nó. Ví dụ tự nhủ với chính mình là “Chà mình lại suy nghĩ ngớ ngẩn nữa rồi”. Việc xác định rõ ràng đâu là những tư tưởng tiêu cực sẽ giúp bạn hạn chế tác động của nó đến tâm trí.
Bước 4: Hãy dừng lại
Một trong những tác hại của suy nghĩ tiêu cực là nó tạo ra phản ứng dây chuyền. Nó sẽ dẫn từ tiêu cực này đến tiêu cực kia. Từ ví dụ ở trên khi bạn cho rằng “Đồng nghiệp nghĩ mình là người nhạt nhẽo”, nó sẽ dẫn đến suy nghĩ “Họ sẽ không bao giờ rủ mình ăn trưa nữa”, “Họ sẽ nói xấu sau lưng mình”, “Họ sẽ tìm cách để mình bị đuổi việc”… và hàng loạt những kết quả tiêu cực khác.
Khi những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu len lỏi vào tâm trí bạn, hãy nói “DỪNG LẠI”. Việc nói lớn thành tiếng sẽ có tác động mạnh mẽ đến nhận thức. Nếu bạn đang ở một nơi công cộng hay văn phòng đông đúc, hãy hít thở sâu. Quan trọng hơn, bạn cần cố gắng không nghĩ đến những cảm xúc tiêu cực và để chúng trôi qua.
Bước 5: Tạo ra thử thách cho bản thân
Cố gắng không suy nghĩ một cách cực đoan như: “Chả có đồng nghiệp nào sẽ nghĩ mình vui tính”. Hay “Mọi người đều nghĩ tôi là kẻ ngốc”.
Hãy thử thách bản thân. Bạn có thể tìm những bằng chứng trong thực tế để chống lại những định kiến tiêu cực. Ví dụ, hãy thử nghĩ về những kí ức tích cực như “Hôm thứ hai đồng nghiệp mới hỏi mình đi chơi cuối tuần có vui không?”
Bước 6: Học cách luyện tập các suy nghĩ tích cực
Luyện tập cảm xúc tích cực mỗi ngày bằng cách quý trọng những điều bạn đang có. Đó có thể là những điều đơn giản. Ví dụ như niềm vui từ công việc bạn đang làm, nói lời cảm ơn hay cười nh. Bắt đầu ngày mới bằng một năng lượng tích cực sẽ khiến cả ngày của bạn tràn ngập niềm vui.
Bằng cách kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể lập trình lại bộ não. Bạn gạt bỏ sự tiêu cực và thay đổi cái nhìn về thế giới quan. Tư duy tích cực mang đến cho bạn mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Thậm chí nó còn giúp mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống. Hãy tập luyện tư duy tích cực mỗi ngày! Chúc bạn thành công
NGUỒN : VIECNGAY.VN