Quy trình công việc ***************

Ðề: Quy trình công việc ***************

Để có cái nhìn chung nhất về kế toán em nên tự tìm hiểu nhé, chị chỉ cho em biết được 1 số điều cơ bản sau:
- Kế toán phải tiếp xúc với các đối tượng cơ bản sau:
1- Cơ quan nhà nước (cơ quan thuế là cơ bản nhất như nộp thuế, báo cáo thuế,kê khai thuế ...)
2- Khách hàng, nhà cung cấp hay các bộ phận phòng ban liên quan ( Lương từ phòng KD, Bộ phận bán hàng, bộ phận kho,...)
3- Bộ phận quản lý (giải trình, xin xét duyệt, ý kiến ý cò,..)
4-...
Đại khái như vậy, em cứ làm việc sẽ biết và sẽ mường tượng được công việc kế toán ngay. chứ giờ nói chung nhất chị cũng không biết bắt đầu từ đâu nữa.
 
Ðề: Quy trình công việc ***************

Gửi bạn tham khảo nhé :)
QUY TRÌNH CÔNG VIỆC KẾ TOÁN

Phần A: Định mức đối với bậc thuế môn bài
• Bậc thuế môn bài:
Căn cứ vào vốn đăng ký của năm trước liền kề với năm tính thuế để xác định mức thuế môn bài.
Bậc thuế môn bài Số vốn điều lệ đăng ký Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000
Bậc 2 Trên 5 tỷ đến 10 tỷ đồng 2.000.000
Bậc 3 Từ 2 đến 5 tỷ 1.500.000
Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000

* Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng đầu năm ( Từ 01/01 đến 30/06) thì nộp mức môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm ( từ 01/07 đến 31 /12) thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
• Hạn nộp:
- Đối với DN mới thành lập: Phải kê khai nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký và mã số thuế.
- Đối với DN đang hoạt động: Kê khai – nộp thuế môn bài ngay trong tháng đầu tiên của năm dương lịch( tháng 1)
- Hóa đơn tài chính: theo thông tư 64/BTC từ năm 2013, DN bắt buộc phải sử dụng hóa đơn đặt in hoặc tự in, DN phải làm thông báo phát hành hóa đơn nộp cho chi cục thuế trước khi sử dụng 05 (năm) ngày.Hóa đơn phải ghi rõ đầy đủ như trên giấy đăng ký kinh doanh
• Thuế TNCN
Thuế TNCN từ tiền luong tiền công được tính theo bậc thuế lũy tiền từng phần
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
Thu nhập chịu thuế= Tổng thu nhập + thưởng+ chênh lệch tiền làm them giờ + chênh lệch tiền ăn ca vượt mức- BHXH- quỹ khuyến học – 9.000.000 ( giảm trừ bản than)- người phụ thuộc (3.600.000đồng/1 người)
- Tiền ăn ca theo quy định là 680.000đ/1 người/ 1 tháng
- Cá nhân không có hợp đồng lao động, hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì phải khấu trừ 10% tiền thuế TNCN trên tổng thu nhập nếu vượt quá 2.000.000đ/ 1 tháng
- Cá nhân ký hợp đồng trên 3 tháng áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần
Hợp đồng và bảo hiểm
Một cá nhân không được ký quá 02 lần hợp đồng lao động thời vụ
Cá nhân không tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp có thể trả trực tiếp vào luong, Phần này phải được thể hiện trên hợp đồng và bảng luong
Một doanh nghiệp khi tham gia BHXH nếu trên 10 người bắt buộc phải tham gia BHTN
Người lao động tham gia đủ 1 năm BHTN , khi nghỉ việc sẽ được hưởng 60% luong của ba tháng

Phần B: Hệ thống báo cáo thuế của năm tài chính

I. Công việc làm trong tháng:
- Vào NKC lần lượt theo trình tự thời gian tất cả các chứng từ phát sinh trong tháng.
- Cuối tháng làm các bút toán kết chuyển để xác định lãi (lỗ) trong tháng.
- Lên Bảng cân đối số PS:
Đặc điểm Bảng cân đối số phát sinh:
Tổng dư Nợ đầu kỳ = Tổng dư Có đầu kỳ
Tổng PS Nợ trong kỳ = Tổng PS Có trong kỳ
Tổng dư Nợ cuối kỳ = Tổng dư Có cuối kỳ

Chú ý:
- Các TK loại 1 và loại 2 không có số dư bên Có ( Trừ một số TK như: 131, 214,...)
- Các TK loại 3 và loại 4 không có số dư bên Nợ ( Trừ một số TK như: 331, 421,…)
- Các TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ.

II. Hệ thống báo cáo hàng tháng:
Tờ khai thuế GTGT bao gồm các bảng sau:
1. Bảng kê HĐ hàng hóa, dịch vụ mua vào ( Cơ sở số liệu nhập là các HĐ GTGT và hóa đơn trực tiếp).
2. Bảng kê HĐ hàng hóa, dịch vụ bán ra ( Cơ sở số liệu là các HĐ GTGT bán ra ( Liên 1: Lưu hoặc Liên 3: Nội bộ).

Ghi chú:- Dựa vào BCTC năm liền kề nếu doanh thu lớn hơn 20 tỷ kê khai theo thang và thuế suất TNDN là 22%, dưới 20 tỷ kê khai theo quý thuế suất TNDN 20%
Hạn nộp tờ khai thuế là ngày thứ 20 của tháng kế tiếp

III. Hệ thống báo cáo quý ( 4 quý/năm)

Quý I Quý II Quý III Quý IV
Tháng 1 Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10
Tháng 2 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 11
Tháng 3 Tháng 6 Tháng 8 Tháng 12

1. Cuối mỗi quý Kế toán lập tờ khai thuế TNDN tạm tính để nộp cho cơ quan Thuế.
Cơ sở để làm tờ khai thuế TNDN tạm tính: Căn cứ vào số phát sinh của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 trên Bảng cân đối số phát sinh hàng tháng.
2. Tờ khai thuế TNCN , nếu số thuế phát sinh lớn hơn 50.000.000đ/ 1 tháng kê khai theo thang, nhỏ hơn 50.000.000 đ/ 1 tháng kê khai theo quý
3. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý
4. Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ thuế TNCN hạn nộp 15 của thang sau quý

Ghi chú:- Hạn nộp hồ sơ thuế quý là ngày thứ 30 của quý tiếp theo, riêng Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có hạn nộp là ngày 20 của quý tiếp theo( nộp cùng tờ khai thuế GTGT)

IV. Hệ thống báo cáo năm.
* Báo cáo tài chính gồm :
1. Bảng cân đối số phát sinh năm: Bao gồm tất cả các tài khoản phát sinh trên nhật ký chung.
2. Bảng cân đối kế toán: Gồm có tài sản (đầu 1 và đầu 2) và nguồn vốn (gồm có đầu 3 và đầu 4).
3. Báo cáo kết quả kinh doanh: Gồm doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ ( Từ đầu 5 đến đầu 8).
5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Gồm tiền và các khoản tương đương tiền.
6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước ( không bắt buộc).
7. Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh lại cho bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động kinh doanh.
8. Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
9. Phụ lục chuyển lỗ (nếu có).
10. Tờ khai quyết toán thuế TNCN năm.
Hạn nộp: Ngày cuối cùng nộp báo cáo tài chính là ngày thứ 90 của năm kế tiếp ( ngày 31/3)

V. Cách sắp xếp chứng từ kế toán
Cuối năm, sau khi hoàn thành Báo cáo tài chính và nộp cho cơ quan thuế, kế toán tiến hành sắp xếp chứng từ kế toán phát sinh trong năm nhằm lưu giữ, bảo quản chứng từ một cách khoa học. Cách sắp xếp chứng từ như sau:
- Sắp xếp chứng từ theo thứ tự ngày tháng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.
- Kế toán phải xác định: một nghiệp vụ kế toán bao gồm những chứng từ gì? thứ tự phát sinh các chứng từ đó?
Một số nghiệp vụ cụ thể:
+Nghiệp vụ mua hàng bao gồm: hóa đơn đầu vào => phiếu nhập kho => phiếu chi (trường hợp thanh toán luôn)
+Nghiệp vụ bán hàng bao gồm: hóa đơn đầu ra => phiếu xuất kho => phiếu thu (trường hợp thu tiền luôn)
+Thanh toán tiền qua ngân hàng: giấy báo nợ, giấy báo có
Nhận biết chứng từ:
Tên công ty Nằm ở địa chỉ người bán, thì đó là hóa đơn bán hàng. Trên hóa đơn phải đầy đủ các chữ ký
Tên công ty năm ở địa chỉ mua hàng thì đó là hóa đơn mua hàng. Trên hóa đơn đầy đủ chữ kỹ.
Đối với việc mua sắm tài sản cố định hoặc xây dựng mới khi nhận về đơn vị phải có biên bản bàn giao tài sản cố định.
Tài sản cố định phải được theo dõi và mở sổ tài sản cố định, đăng ký phuong pháp trích khấu hao với cơ quan thuế, Số năm trích khấu hao theo dõi phụ lục của thông tư 45/BTC năm 2013
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top