Quy định về ký kết hợp đồng thử việc

chudinhxinh

Member
Hội viên mới


Quy định về ký kết hợp đồng thử việc

Đối với hợp đồng lao động trong thời gian thử việc có bị khấu trừ thuế TNCN không?

Có được chi trả lương đầy đủ hay không?

+++ Khái niệm - Hợp đồng lao động : Tại điều 15 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2013

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động là căn cứ xác lập quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.

–Trước khi nhận một người vào làm việc chính thức, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được thử việc người lao động để đánh giá trình độ, năng lực và các phẩm chất khác xem họ có phù hợp và làm tốt công việc hay không.

+++ Về chế độ thử việc có một số quy định sau:

– Thời gian thử việc tại điều 27 Bộ luật lao động 2012 : Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác. Ngoài ra, người sử dụng lao động chỉ được thử việc 1 lần.

– Tiền lương khi thử việc Tại điều 28 Bộ luật lao động 2012 : Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

– Kết thúc thời gian thử việc Tại điều 29 Bộ luật lao động 2012

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

– Loại Hợp đồng lao động quy định tại điều 22 Bộ luật lao động 2012 chia làm ba loại:

  1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng
  3. Hợp đồng lao động mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng.
+++ Về thuế TNCN:

***Căn cứ:

Tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013

Tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013

Tại Khoản 1, Điều 16, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013

= > Theo đó:

– Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân

– Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (108 triệu đồng/ năm) thì cá nhân có thu nhập làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/TT-BTC tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

***Chú ý về mẫu: Cam kết 02/CK-TNCN

– Mức khấu trừ 10% áp dụng cho cả đối tượng có mã số thuế TNCN và chưa có MST.

– Cá nhân làm Cam kết 02/CK-TNCN theo hướng dẫn tại Điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời Điểm cam kết”.

– Cá nhân chỉ phát sinh thu nhập duy nhất tại thời điểm phát sinh thu nhập dưới 03 tháng tại doanh nghiệp tức chỉ duy nhất tại 01 doanh nghiệp không làm nơi thứ 02 (Ví dụ tại tháng 1 – 3/2017 Cá nhân A chỉ làm duy nhất cho Công ty A và chỉ phát sinh thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thu nhập nơi thứ 02 = > Thuộc đối tượng được làm Cam kết 02/CK-TNCN và không phải khấu trừ 10% TNCN trước khi chi trả cho dù sang các tháng còn lại trong năm cá nhân A có thể làm ở các Công Ty B, C, D)

– Nếu cá nhân đó có thu nhập 2 trở lên nơi tại thời điểm phát sinh thu nhập thì: Không được làm cam kết và phải khấu trừ 10%.(Ví dụ tại tháng 1 – 3/2017 Cá nhân A vừa làm cho Công ty A và Công ty B phát sinh thu nhập 02 nơi => Thuộc đối tượng phải khấu trừ 10% TNCN trước khi chi trả)

***Nguồn tham khảo: Công văn Số: 1894/TCT-TNCN ngày 05 tháng 05 năm 2016.

= > Như vậy:

– Thứ nhất: nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

– Thứ hai: nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn:

+++Ký hợp đồng trong thời gian thử việc: HĐLĐ dưới 03 tháng

– Trường hợp 01:

++ Thuế TNCN: Trả lương dưới 2 triệu: Không phải khấu trừ tại nguồn 10% , Quyết toán thuế TNCN như bình thường: Phụ lục PL 05-2/BK-TNCN: Cá nhân lao động thời vụ dưới 03 tháng hoặc cá nhân không cư trú, không ký hợp đồng lao động kê khai phụ lục này theo biểu thuế toàn phần & đồng thời không được ủy quyền quyết toán thay

++ Hồ sơ: Chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, bảng lương, chấm công, chứng từ chi tiền…ký tá đầy đủ

++ Bảo Hiểm: không phải đóng BHXH nếu làm dưới 01 tháng

– Trường hợp 02:

++ Thuế TNCN: Trả lương trên >= 02 triệu: Khấu trừ tại nguồn 10% thuế TNCN / Tổng thu nhập nhận được (nếu không có MST TNCN hoặc có thu nhập 02 nơi tại thời điểm phát sinh chi trả thu nhập) không được giảm trừ: bản thân, tiền cơm…, Quyết toán thuế TNCN như bình thường: Phụ lục PL 05-2/BK-TNCN: Cá nhân lao động thời vụ dưới 03 tháng hoặc cá nhân không cư trú, không ký hợp đồng lao động kê khai phụ lục này theo biểu thuế toàn phần & đồng thời không được ủy quyền quyết toán thay

++ Hồ sơ: Chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, bảng lương, chấm công, chứng từ chi tiền, chứng từ khấu trừ thuế TNCN, chứng từ nộp thuế…ký tá đầy đủ

++ Trường hợp: cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (108 triệu đồng/ năm) thì cá nhân có thu nhập làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/TT-BTC tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

***Chú ý về mẫu: Cam kết 02/CK-TNCN

– Mức khấu trừ 10% áp dụng cho cả đối tượng có mã số thuế TNCN và chưa có MST.

– Cá nhân làm Cam kết 02/CK-TNCN theo hướng dẫn tại Điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời Điểm cam kết”.

– Cá nhân chỉ phát sinh thu nhập duy nhất tại thời điểm phát sinh thu nhập dưới 03 tháng tại doanh nghiệp tức chỉ duy nhất tại 01 doanh nghiệp không làm nơi thứ 02 (Ví dụ tại tháng 1 – 3/2017 Cá nhân A chỉ làm duy nhất cho Công ty A và chỉ phát sinh thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thu nhập nơi thứ 02 = > Thuộc đối tượng được làm Cam kết 02/CK-TNCN và không phải khấu trừ 10% TNCN trước khi chi trả cho dù sang các tháng còn lại trong năm cá nhân A có thể làm ở các Công Ty B, C, D)

– Nếu cá nhân đó có thu nhập 2 trở lên nơi tại thời điểm phát sinh thu nhập thì: Không được làm cam kết và phải khấu trừ 10%.(Ví dụ tại tháng 1 – 3/2017 Cá nhân A vừa làm cho Công ty A và Công ty B phát sinh thu nhập 02 nơi => Thuộc đối tượng phải khấu trừ 10% TNCN trước khi chi trả)

++ Bảo Hiểm: không phải đóng BHXH nếu làm dưới 01 tháng

***Nguồn: Chu Đình Xinh
 
Xin cảm ơn anh vì chia sẽ này, em xin đóng góp ý kiến sau, về phần BHXH "không phải đóng BHXH nếu làm dưới 01 tháng" cái này không đúng ạ, tại vì Hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH nên nếu anh có làm thử việc 2 tháng vẫn k đóng BHXH ạ, thời gian thử việc là đối tượng tham gia BHXH khi thời gian thử việc được nêu trong hợp đồng lao động (k lập hợp đồng thử việc mà nêu thời gian trong hợp đồng chính thức).
chúc anh nhiều sức khỏe
 
Thử việc là một nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.”

Như vậy, hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung sau:

1- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp
2- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động
3- Công việc và địa điểm làm việc
4- Thời hạn của hợp đồng lao động
5- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
6- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
7- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

So với hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc không có các nội dung sau:

A- Chế độ nâng bậc, nâng lương
B- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
C- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 này, người lao động đang trong thời gian thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Bởi vì theo luật thì HĐ thử việc không cần ghi chế độ BHXH, mà đã không ghi thì tại sao người sử dụng LĐ phải thực hiện điều khoản nằm ngoài HĐ đã ký kết hỉ ?
 
vậy còn quy định về thời gian thử việc ạ, em thấy có 6 ngày 30 ngày và 60 ngày á anh, nếu 1 nhân viên bán hàng không cần trình độ thì có dc thử việc 30 ngày không ạ
 
vậy còn quy định về thời gian thử việc ạ, em thấy có 6 ngày 30 ngày và 60 ngày á anh, nếu 1 nhân viên bán hàng không cần trình độ thì có dc thử việc 30 ngày không ạ
Setup hệ thống sao toàn hỏi mấy câu kiểu này thế
 
vậy còn quy định về thời gian thử việc ạ, em thấy có 6 ngày 30 ngày và 60 ngày á anh, nếu 1 nhân viên bán hàng không cần trình độ thì có dc thử việc 30 ngày không ạ
Hãy coi lúc tuyển dụng Cty đòi bằng cấp ở mức nào. Nếu tuyển dụng NV bán hàng mà yêu cầu bằng cấp từ cao đẳng trở lên thì thử việc 60 ngày. Còn yêu cầu bằng cấp từ trung cấp trở xuống thì thử việc 30 ngày
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top