Ðề: Quản trị con người trong KSNB
Tiếp đê !
Bất kể đối tương kiểm soát là Công ty, chi nhánh hay phòng ban thì các phần việc sau đều có ảnh hưởng đến chất lương hoạt động :
1. Tổ chức công việc : nội dung này chắc là bắt nguồn từ mục tiêu của đối tượng, sau đó được phân bổ cho từng nhân sự ( kèm theo trách nhiệm, quyền hạn, thời gian hoàn thành ... )
2. Tuyển dụng : xem xét và cân nhắc nguồn lực hiện có để quyết định nên tuyển dụng hay đào tạo từ nguồn lực có sẵn .
3. Đào tạo và phát triển : Vụ này lại liên quan đến đặc điểm hiện có của đối tượng, nên đào tạo như thế nào ? thời gian và chi phí ? rủi ro về thất bại do trình độ của đối tượng, tài liệu, thời gian ...
4. Khích lệ : đương nhiên cấp quản lý phải có nguồn cho việc này, tạo sự hứng khới trong công việc ( tuy nhiên lại không quá tay - ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty ) . mặt khác, phải xem xét tính hợp lý của nó trong tổng thể chung của Công ty -> tránh mâu thuẫn tự sinh .
5. Xây dựng kênh thông tin hiệu quả : Đương nhiên, mọi nội dung phải được văn bản hóa và phổ biến đến các cấp có liên quan . Thông tin đến đâu cũng cần xem xét tránh tình trạng so đo, đứng núi này trông núi nọ .
6. Kiểm soát và giải quyết xung đột : Xem xét các phương án xử lý khi các tình huống xấu xảy ra . nhận định và thảo luận với cấp ra quyết định xử lý .
Các bác nào có kinh kiệm trong kiểm soát nội dung này thì cho em vài lời với !!!
Tiếp đê !
Bất kể đối tương kiểm soát là Công ty, chi nhánh hay phòng ban thì các phần việc sau đều có ảnh hưởng đến chất lương hoạt động :
1. Tổ chức công việc : nội dung này chắc là bắt nguồn từ mục tiêu của đối tượng, sau đó được phân bổ cho từng nhân sự ( kèm theo trách nhiệm, quyền hạn, thời gian hoàn thành ... )
Ơ, vậy KSNB làm thế nào với " Tổ chức công việc "
1. Tùy vào tình hình SXKD, hoạt động của đối tượng mà xác định sơ đồ tổ chức phù hợp, chắc là KSNB phải phỏng vấn người xây dựng để họ bảo vệ ý kiến rằng : sơ đồ đó hợp lý .
2. Chức năng của đối tương đó là gì -> xem xét các yếu tố của cấu trúc đó good hay không
3. Vai trò của từng vị trí quản lý trong đó -> xem xét trách nhiệm và quyền hạn có logich và hữu hiệu .
4. Vấn đề hành chính của đối tượng cũng là một vấn đề nên xem xét .
Ui, độc thoại buồn quá , có ai xỉa vô cho tui nhờ
Típ, típ lun
Thế thì khâu " Tuyển dụng " thì sao nhể ?
1. Ta phải phân định rõ vai trò của Nhân sự và P.Chức năng ; Phòng chức năng phải tham gia vào khâu nào để đảm bảo thỏa mãn chính sách nhân sự chung vừa đảm bảo tuyển " đúng người " cho P.Chức năng .
2. Vậy khi tuyển nhân sự cho công việc nào thì ta phải phân tích mổ xẻ nó, cái nào chính, cái nào phụ .
3. Vậy ta phải có những bảng mô tả công việc chuẩn, phải rõ là mô tả cho công việc chứ không phải cho con người nha ( vụ này hay bị sa đà lém )
4. Em có nghe về " Peón Specification ", nhưng chưa biết nó là cái chi chi
5. Vậy công việc kế tiếp là việc đăng quảng cáo hay tìm người như thế nào để đảm bảo có được một nhân sự theo yêu cầu ( cũng giống như em bây giờ đang cần một trợ lý kiểm toán mà chưa biết đăng như thế nào nè

)
6. Khâu cuối là chọn ứng viên và phỏng vấn, đương nhiên là ta phải có tiêu thức chọn , phỏng vấn thì phải có phương pháp ( chắc P.nhân sự sẽ rành ), nhưng P.Chức năng thì sẽ tùy thuộc rất lớn vào giác quan thứ 6 của Sếp
các bác cho ý kiến ạ !!!