Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN, có phải đóng BHXH không?

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Phụ cấp xăng xe là một khoản hỗ trợ đi lại cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và tùy vào chế độ của từng doanh nghiệp mà có quy định về khoản phụ cấp này hay không. Vậy, phụ cấp xăng xe có tính thuế thu nhập cá nhân, có phải đóng bảo hiểm xã hội? Chúng tôi xin mời các bạn xem bài viết dưới đây.

Phụ-cấp-xăng-xe-có-chịu-thuế-thu-nhập-cá-nhân1.png

Trước tiên cần làm rõ rằng, tiền phụ cấp xăng xe và tiền hỗ trợ xăng xe là hai khoản tiền khác nhau. Nhưng, có nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng phụ cấp xăng xe và tiền hỗ trợ xăng xe là một.

Phụ cấp xăng xe là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động (sau đây gọi tắt là NLĐ) cố định hàng tháng vào mỗi kỳ trả lương. Đối với những khoản chi xăng xe không được trả cố định hàng tháng, phát sinh trong một số trường hợp cụ thể sẽ không được coi là phụ cấp xăng xe mà đây là tiền hỗ trợ, là khoản chi ngoài lương và được coi là phúc lợi của công ty.

Thứ nhất, về việc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH):

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH), tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm bao gồm:

Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác

Trong đó:

- Mức lương : Bắt buộc và là tối thiểu;

- Phụ cấp lương cụ thể như: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự (Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

- Các khoản bổ sung khác: Là các khoản xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Do đó, không phải mọi phụ cấp đều tính đóng bảo hiểm. Bởi vì phụ cấp xăng xe không thuộc các loại phụ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 30 nêu trên nên không phải đóng BHXH.

Cũng căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản hỗ trợ xăng xe.

Như vậy, dù là phụ cấp xăng xe hay tiền hỗ trợ xăng xe thì đều không tính đóng BHXH.

Thứ hai, về việc tính đóng thuế Thu nhập cá nhân (TNCN):

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN không bao gồm phụ cấp xăng xe.

Và căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế TNCN không bao gồm hỗ trợ xăng xe.

Như vậy, phụ cấp xăng xe vẫn được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ và NLĐ không phải tính đóng thuế TNCN đối với khoản hỗ trợ xăng xe.

Thứ ba, về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Căn cứ Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC và căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC, trong trường hợp công ty trả phụ cấp xăng xe theo mức cố định hàng tháng, ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ của doanh nghiệp (Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;…) thì thu nhập này được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Cũng căn cứ tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, chi phí đi lại cho người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

Căn cứ pháp lý:

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

- Thông tư 111/2013/TT-BTC.

- Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Nguồn: Pháp lý Khởi nghiệp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top