Phân tích báo cáo tài chính VJC

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Vietjet Air (VJC) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tham gia thị trường vận tải hàng không tại Việt Nam, được cấp giấy phép hoạt động từ tháng 12 năm 2007. Sau những bước chuẩn bị cẩn thận, Hãng hàng không Vietjet Air đã mở bán vé máy bay đợt đầu tiên vào ngày 05/12/2011 và thực hiện chuyến bay đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh đi Hà Nội vào ngày 25/12/2011. Vietjet vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí thấp, đi đầu trong các ứng dụng công nghệ với website bán vé hiện đại, thân thiện. Vietjet là một trong các hãng hiếm hoi trên thế giới có lãi ngay từ năm thứ 2 hoạt động.

logo-vietjet-air-png-vietjet-air-alpha-aviation-group-657.jpg

1. Tình hình hoạt động kinh doanh quý 1/2019

VJC dt.png

Kết thúc quý 1/2019, VJC đạt 13.636 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 8,57% so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân được biết là nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng kinh doanh chính: vận tải hàng không. Doanh thu hoạt động cốt lõi này đạt 10.265 tỷ đồng, tăng trưởng 30,1% trong đó hoạt động phụ trợ chiếm 25,9%, tương ứng 2.657 tỷ đồng, tăng trưởng 44,9% so với quý 1/2018. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14.41% (quý 1/2018) lên 16,47% (quý 1/năm 2019). Chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên doanh thu. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.462 tỷ đồng, tăng 7,11% so vứi cùng kỳ năm 2018.

2. Tình hình sử dụng tài sản 3 tháng đầu năm.

VJC ts.png

Cuối quý 1/2019, tổng tài sản của VJC đạt 41,387 tỷ đồng, tăng 5,89% so với thời điểm đầu năm. Trong đó đáng kể đến là các khoản phải thu cả ngắn hạn lẫn dài hạn đều tăng cao, cụ thể các khoản phải thu ngắn hạn tăng 19,06%, các khoản phải thu dài hạn tăng 27,66%. Nợ ngắn hạn và dài hạn cũng tăng tuy nhiên tỷ lệ nợ lại giảm, vốn chủ sở hữu đạt 15.507 tỷ đồng, tăng 10.46% so với đầu năm.

Với hơn 7.000 tỷ đồng tiền tồn quỹ đầu năm cùng với vỗn chủ sỡ hữu tăng thêm, công ty dùng chủ yếu để trang trải các khoản phải thu, cuối quý 1/2019, tiền tồn quỹ chỉ còn hơn 5.000 tỷ đồng, giảm 28.84% so với đầu năm.

3. Khả năng thanh toán.

VJC no.png

VJC kntt.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty nằm ở mức trung bình, dao động ở mức 1,22 lần và luôn nằm dưới mức an toàn trong 2 năm qua. Với tỷ lệ nợ ngày càng giảm thì khả năng thanh toán lãi vay của công ty cũng tăng dần và nằm ở mức tương đối cao.

4. Khả năng sinh lợi

VJC knsl.png

Khả năng sinh lợi của VJC (số lũy kế 4 quý) đang có xu hướng giảm. Mặc dù tỷ suất sinh lợi giảm nhưng vẫn nằm ở mức hấp dẫn nhà đầu tư và cao hơn so với bình quân ngành. Cụ thể ở quý 1/2019, ROE đạt 40.15% cao hơn khoảng 4 lần so với trung bình ngành là 11%; ROA đạt 14.34%, cao hơn gấp đôi so với bình quân ngành là 7%. Đòn bẩy tài chính cũng giảm dần, đạt 2,8 lần tại quý 1/2019 tuy nhiên vẫn cao hơn so với bình quân ngành là 1,69 lần.

Chỉ số P/E của công ty ở khoảng 10.9 lần, thấp hơn so với bình quân ngành là 22.8 lần trong khi cổ phiếu VJC thuộc top có giá cao nhất ngành. Nguyên nhân có thể do chỉ số EPS của công ty khá cao, đạt 10.227 đồng, cao hơn gấp đôi so với bình quân ngành là 4.410 đồng. Hiện cố phiếu VJC đang được mua với giá khoảng 115.000 đồng/cổ phiếu.

So với kế hoạch 58.393 tỷ doanh thu và 6.219 tỷ LNTT, 3 tháng đầu năm Vietjet Air đã thực hiện được 23,3% và 26,5% chỉ tiêu cả năm. Với việc mở thêm 6 đường bay cả trong nước lẫn quốc tế và sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng phụ trợ, khả năng vượt kế hoạch kinh doanh năm khá cao. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý hơn đến sức khỏe tài chính của mình, bởi khả năng thanh toán ngắn hạn dưới mức an toàn cùng đòn bẩy tài chính cao vốn chứa đựng không ít rủi ro tài chính.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top