Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn Lộc Trời (LTG) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG), tiền thân là Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang thành lập năm 1993, là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính của LTG là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phụ trợ cho hoạt động trồng trọt như thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, gạo. Năm 2019, LTG là doanh nghiệp nội địa dẫn đầu thị phần thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại Việt Nam (~20% thị phần), đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu tiêu thụ gạo thương hiệu trong nước, và nắm giữ vị trí thứ 2 thị phần mảng giống cây trồng.

1.PNG

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu và lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ. Cụ thể, quý 2/2020 doanh thu thuần đạt 1.467 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với quý 2 năm ngoái.

2.png

Mảng kinh doanh thuốc BVTV vẫn là phần quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của LTG, đạt hơn 880 tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng doanh thu. Đây cũng là mảng kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao và tương đối ổn định của doanh nghiệp.

Mảng kinh doanh gạo có doanh thu cao thứ hai, chiếm khoảng 20% cơ cấu doanh thu của LTG. Tuy nhiên, mảng gạo có tỷ trọng giá vốn cao nên biên độ lợi nhuận gộp thấp, chỉ đóng góp khoảng 5% vào lợi nhuận gộp.

Các mảng kinh doanh khác của LTG là sản xuất và thương mại giống cây trồng, sản xuất bao bì, xây dựng chỉ đóng góp khoảng 20% vào cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, doanh thu của LTG thường tập trung vào Quý 2 và Quý 4 hàng năm.

3.png

Nhờ giá vốn giảm mạnh hơn doanh thu nên lợi nhuận gộp của LTG đạt khoảng 398,7 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ. Tỷ trọng giá vốn giảm nhẹ xuống 73$% làm cho biên độ lợi nhuận gộp quý này cải thiện lên 27,18%.

Với nhiêng biện pháp tiết giảm chi phí, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 32% và 37% so với cùng kỳ, khoảng hơn 215 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 10% và 4% trong doanh thu.

Doanh thu tài chính đạt hơn 8,4 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính giảm mạnh 41% còn hơn 42 tỷ đồng giúp cho lợi nhuận từ hoạt đồng tài chính kỳ này cao hơn so với kỳ trước.

Kết thúc quý 2/2020, LTG thu về hơn 150,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 22% so với con số cùng kỳ là 192 tỷ đồng, tuy nhiên đã có sự tăng trưởng tốt khi quý 1/2020 ghi nhận lỗ gần 37 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 doanh thu Lộc Trời đạt gần 2.200 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ mảng thuốc bảo vệ thực vật đạt 1.347 tỷ đồng, đóng góp 60% tổng doanh thu và giảm đến 54% so với quý 2 năm ngoái. Doanh thu từ mảng bán gạo – lương thực cũng giảm hơn nửa xuống còn 436 tỷ đồng...Lợi nhuận ròng đạt hơn 113 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính đến hết quý 2/2020, tổng tài sản của LTG khoảng 5.747 tỷ đồng, giảm gần 779 tỷ ( gần 12% ) so với đầu năm chủ yếu nhờ công ty đẩy mạnh thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 1.322 tỷ so với đầu năm chỉ còn khoảng 796 tỷ đồng. LTG đã thay đổi cơ cấu đại lý và chính sách bán hàng các sản phẩm thuốc BVTV, nhằm cải thiện rủi ro chiếm dụng vốn. Tài sản ngắn hạn khoảng 4.178 tỷ, chiếm 73% tổng tài sản, chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho với 67% TSNH ( tăng 12% so với đầu năm ).

4.png

LTG đang duy trì cấu trúc vốn với 58% nợ phải trả, 42% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tổng nợ cuối tháng 6 khoảng 3.163 tỷ đồng, giảm gần 19% so với đầu năm chủ yếu do giảm mạnh các khoản phải trả người bán. Nợ ngắn hạn chiếm đến 99% tổng nợ. Các khoản nợ phải trả của LTG chủ yếu thuộc về bộ phận kinh doanh thuốc BVTV và gạo. Vay và nợ thuê tài chính chiếm đến 66% tổng nợ, tất cả đều là vay ngắn hạn, LTG không có các khoản vay dài hạn.

5.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của LTG đang giao động dưới mức an toàn 2,5. Tuy nhiên, chỉ số này có sự cải thiện tốt khi tăng dần qua các quý, ở mức 1,33 lần vào cuối quý 2/2020, với tỷ trọng hàng tồn kho cao nên khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt 0,39 lần. Nhờ việc giảm mạnh các khoản phải thu, LTG đã tích cực tăng lượng tiền tự do của công ty lên hơn 409 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với đầu năm 2020 để đảm bảo tính thanh khoản mạnh.

1601956834907.png

Cổ phiếu của LTG cũng lập đáy vào cuối tháng 3 với mức giá khoảng 13.000đ/cp so với mức giá đầu năm khoảng 20.700, đây là mức giá thấp nhất từ khi lên sàn đến nay. Sau khi rớt xuống mức giá thấp kỷ lục, cổ phiếu LTG cũng dần hồi phục vào T4, dao động với biên độ giá rất mạnh, đang trong xu hướng tăng trở lại thì giá cổ phiếu LTG lại rớt xuống mức giá thấp 16.400 vào cuối tháng 7 - đây là lúc dịch bệnh ở nước ta bùng phát lần 2 gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, sau lần giảm giá cuối tháng 7, cổ phiếu LTG liên tiếp tăng mạnh qua mức giá đầu năm và hiện đang giao dịch với 26.000 đ/cp.

Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc Thái Lan gặp khó khăn do dịch bệnh Covid cũng như lũ lụt khiến sản lượng xuất khẩu của Thái Lan dự kiến chỉ ở mức 6,5 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo trước đó. Đây là cơ hội tốt để LTG đẩy mạnh doanh thu từ mảng gạo.

Hiệp định thương mại EV-FTA có hiệu lực từ đầu 08/2020 sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu thị trường EU trong dài hạn cho LTG khi thị trường EU chính là một trong những thị trường trọng điểm kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới, bên cạnh các thị trường khác như Philippines, Châu Phi và Trung Quốc.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • LTG.rar
    64.3 KB · Lượt xem: 11

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top