Phân tích báo cáo tài chính HSG

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang song song xu hướng bảo hộ tại các thị trường nước ngoài, ngành thép Việt Nam nói chung và ngành tôn nói riêng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp theo đó cũng trải qua một năm vô cùng "khốn đốn" với doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh mạnh, kế hoạch cho năm tiếp theo cũng e dè. Tập đoàn Hoa Sen (HSG) – doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á cũng không ngoại lệ.

1379127767_hsg_logo.jpg

Trong 3 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần của HSG đạt 7.545 tỷ đồng, giảm 4.33% so với cùng kỳ năm ngoái. Với áp lực chung toàn ngành là gia vốn tăng cao làm biên lợi nhuận gộp của công ty giảm mạnh từ 14.98% (quý 1/2018 ) xuống còn 8.05% (quý 1/2019). Bên cạnh đó, việc đầu cơ nguyên liệu lúc giá cao cũng ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Với những nỗ lực cắt giảm chi phí hoạt động kinh doanh đã mang về cho công ty 60 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 81.81% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên kết quả này vẫn khả quan hơn nếu so với quý trước đó (quý 4/2018 ) lỗ 101 tỷ đồng.

Bên cạnh những vấn đề khó khăn liên quan đến hoạt động kinh doanh thì sức khỏe tài chính của HSG cũng vô cùng đáng chú ý.

HSG.png

Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của công ty khá cao, quý 1/2019 đạt 73.87% trong đó có nợ ngắn chiếm đến 75% chứng tỏ rằng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp rất thấp, không có khả năng đả bảo nợ bằng tài sản. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay ngân hàng/vốn chủ sở hữu của công ty đạt 91.45%, vay gần chạm vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán lãi vay chỉ ở mức 1.5 lần thì việc vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh gần như là không thể.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng giảm, ở quý 1/2019 chỉ đạt 0.86 lần. Điều này cho thấy công ty đang mắc căn bệnh dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Với khả năng thanh toán thấp như vậy, rủi ro thanh khoản của doanh nghiệp là khá lớn vì có thể không kịp trả nợ cho nhà cũng cấp nếu các khoản nợ ngắn hạn liên tục đáo hạn mà các tài sản ngắn hạn không kịp chuyển đổi thành tiền đế đáp ứng nhu cầu trả nợ.

hsg 1.png
Có thể thấy trong quý 1/2019, để trả bớt hơn 1.600 tỷ đồng nợ ngắn hạn, công ty đã phải cắt giảm đáng kể tài sản ngắn hạn, đặc biệt là hàng tồn kho giảm 876 tỷ đồng (-13.36%), bên cạnh đó còn vay thêm 238 tỷ đồng nợ dài hạn để bù đắp. Động thái tiết giảm đầu cơ này đi ngược với chiến lược ban đầu của lãnh đạo tập đoàn: “Lợi nhuận của Hoa Sen các năm trước 50% đến từ đầu cơ nguyên liệu và điều đó không thay đổi”. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, trước giá nguyên vật liệu biến động thất thường thì việc tiết giảm đầu cơ và trả nợ có thể phần nào cải thiện sức khỏe tài chính của công ty.

Ngoài tiết giảm đầu cơ và trả bớt nợ, công ty cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu để huy động thêm 1.000 tỷ đồng để phục vụ hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh giảm sút, bệnh tài chính tương đối nặng thì vốn chủ sở hữu có lẽ là phương án bù đắp tốt nhất tuy nhiên có huy động được 1.000 tỷ đồng này hay không vẫn là vấn đề lớn đối với HSG khi mà niềm tin của các nhà đầu tư dành cho HSG đã suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, công ty cũng thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi kì hạn 2 năm, không tài sản bảo đảm để huy động thêm 500 tỷ đồng sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Nếu phát hành thành công, giá trị vay và nợ thuê dài hạn của Hoa Sen sẽ tăng lên. Lượng vốn huy động thêm từ phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu đợt này chỉ đủ để doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu chuỗi hệ thống phân phối và tài trợ cho vốn lưu động ngắn hạn khi mà lượng tiền mặt đang eo hẹp.

Niên độ 2018-2019 này, HSG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 31.500 tỷ đồng, giảm 9% và lãi sau thuế đạt 500 tỷ đồng, tăng 22% so với niên độ trước. Với dự báo năm 2019 sẽ vẫn là một năm khó khăn đối với ngành thép nói chung và Tâp đoàn Hoa Sen nói riêng thì để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, ngoài những nỗ lực tái cấu trúc, cơ cấu lại hệ thống phân phối, vận hành mô hình chi nhánh mới để cải thiện hiệu quả hoạt động; đảo nợ liên tục, vay mới trả cũ để đối phó với áp lực nợ vay thì doanh nghiệp vẫn sẽ phải trông chờ vào điều kiện thị trường của ngành, trông chờ cho ngành tôn khởi sắc trở lại và những dự án đầu tư phát huy tác dụng và đem lại dòng tiền kinh doanh.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top