Phân tích báo cáo tài chính FPT

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần FPT là Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, thành lập năm 1988 với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Công nghệ thông tin và Viễn thông. Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua những dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Hiện nay, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 33 quốc gia.

1. Tình hình sản xuất kinh doanh.

FPT dọc.png

Kết thúc năm 2018, doanh thu thuần của FPT đạt hơn 23.000 tỷ đồng, giảm 46% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3.000 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự suy giảm doanh thu được biết là do trong năm 2018, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) và Công ty Cổ phần Synnex FPT (Synnex FPT) không còn là công ty con trong tập đoàn nên doanh thu của 2 công ty này không được cộng vào doanh thu của Tập đoàn. Lợi nhuận giảm 8% do trong năm 2017 Tập đoàn ghi nhận khoản lợi nhuận do chuyển quyền sở hữu FPT Retail và Synnex FPT. Nếu trong điều kiện so sánh tương đương thì doanh thu năm 2018 vẫn tăng 17%, lợi nhuận trước thuế tăng 31% và lợi nhuận sau thuế tăng 30% so với năm 2017 (xem bảng bên dưới) chủ yếu do sự tăng trưởng tốt của khối Công nghệ và khối Viễn thông.
FPT giảm.png

Mặc dù tổng doanh thu của tập đoàn giảm 46% so với năm 2017, song giá vốn hàng bán giảm 56% làm biên lợi nhuận gộp gia tăng đáng kể từ 23% năm 2017 lên 38% năm 2018. Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2018 cũng giảm đáng kể, đặc biệt là chi phí bán hàng giảm hơn 1.000 tỷ đồng (33.4%) so với năm 2018.

2. Tình hình sử dụng tài sản:

FPT3.png

So với năm 2017, tổng tài sản của công ty đạt hơn 29.000 tỷ đồng, tăng 19% . Các khoản đầu tư tài chính cả ngắn hạn lẫn dài hạn đầu tăng với tỷ lệ tăng lần lượt là 27% và 23%. Hàng tồn kho tăng 31% đạt hơn 1.000 tỷ vào thời điểm cuối năm 2018. Tài sản cố định đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 24% . Vốn chủ sở hữu đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với năm trước. Nợ ngắn hạn tăng hơn 3.000 tỷ đồng (30%), đạt hơn 14.000 tỷ đồng năm 2018. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu dài hạn giảm 53%, tương đương 121 tỷ đồng và nợ dài hạn giảm 20%, tương đương 130 tỷ đồng.

Như vậy, để đầu tư tài chính, mua sắm TSCĐ, hàng tồn kho và đầu tư vào các tài sản dài hạn khác thì ngoài việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm, công ty còn vay thêm một khoản lớn nợ ngắn hạn để phục vụ cho các hoạt động của công ty.

3. Khả năng thanh toán:

Untitled.png

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhìn qua 8 quý có xu hướng giảm, đi xa mức an toàn. Với khả năng thanh toán chỉ ở mức trung bình và có xu hướng giảm, công ty cần phải nhanh chóng thanh toán bớt các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời phải huy động thêm vốn để thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

FPT2.png

Tỷ lệ nợ trên tài sản trong năm 2018 đang có xu hướng tăng, đạt 50.34% tại quý 4-2018. Khả năng thanh toán lãi vay (số lũy kế 4 quý) có xu hướng tăng và nằm ở mức thanh toán lãi vay tốt. Khả năng thanh toán gốc vay cũng tăng dù vẫn đang ở mức thấp.

4. Khả năng sinh lợi:

FPT.png

Khả năng sinh lợi của công ty năm 2018 giảm nhẹ, ROA đạt 10.87%, ROE đạt 21.89%. Tỷ suất sinh lợi tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức hấp dẫn nhà đầu tư và ngang với trung bình ngành ( ROA: 10%, ROE: 20%). Đòn bẩy tài chính của công ty có xu hướng giảm qua 4 năm.

Chỉ số P/E hiện tại của công ty nằm ở mức 10.87, cao hơn so với bình quân ngành là 9.2 nhưng vẫn là một mức thấp trong khi EPS của công ty đạt 4.497 đồng, cao hơn so với bình quân ngành. Giá cổ phiếu của công ty hiện đang được mua với giá 46.000 đồng, cao hơn khoảng 2 lần so với giá trị sổ sách. Có thể thấy, dù tình hình kinh doanh khả quan, khả năng tài chính tương đối mạnh nhưng nhà đầu tư vẫn chưa đánh giá cao tiềm năng của công ty trong tương lai. Nguyên nhân được cho là các nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu đúng về bản chất các mảng kinh doanh của công ty để có thể đánh giá đúng giá trị cổ phiếu.

Để thay đổi điều này, ngoài việc giới thiệu nhiều hơn về FPT với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thì công ty cũng cần chú trọng các biện pháp làm cải thiện khả năng thanh toán, nâng cao tỷ suất sinh lợi để cũng cố niềm tin đối với nhà đầu tư cũ cũng như hấp dẫn các nhà đầu tư mới.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top