Phân tích báo cáo tài chính CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) Quý 1/2023

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
1. Dòng tiền của doanh nghiệp
Dòng tiền kinh doanh của KDC trong 3 năm vừa qua không thể duy trì được ở mức dương và đang giảm rất mạnh ở trong những năm vừa qua. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang gặp vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của mình, bởi vì họ không thể mang lại tiền từ hoạt động chính yếu của mình.
1688284184652.png


Trong năm vừa qua, chúng ta thấy được dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp không thể đủ để bù đắp cho các hoạt động đầu tư và các hoạt động tài chính, chủ yếu nguồn tiền đến trong năm nay xuất phát từ hoạt động tài chính, và điều này đến từ việc doanh nghiệp đã vay một khoảng khá lớn trong kỳ vừa qua nhằm chi trả cho các hoạt động đầu tư, và cũng dùng để chi trả cho các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này có thể đẩy DN vào rủi ro rất lớn, khi có nguy cơ không đủ tiền để có thể trả các khoảng lãi vay trong tương lai nếu họ vẫn tiếp tục không thu được tiền từ các hoạt động chính của mình.
1688284384002.png


Việc doanh nghiệp vẫn thu về được lợi nhuận trong năm, tuy nhiên dòng tiền lại nằm ở mức âm cao như thế chứng tỏ chiến lược nguồn vốn của DN đang gặp vấn đề, doanh nghiệp có nguy cơ đang bị các khách hàng chiếm dụng tín dụng rất nhiều, và họ cần phải giải quyết điều này ngay lập tức. Bởi nếu không có dòng tiền dương, doanh nghiệp có khả năng bị kiệt quệ về tài chính trong tương lai gần, tiền mặt luôn là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
1688284424050.png



Dòng tiền của doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh so với kỳ trước đến từ việc lợi của của DN cũng có xu hướng giảm trong khoảng thời điểm này. Đồng thời, các nhà cung cấp đã bắt đầu thắt chặt tín dụng đối với KDC tuy nhiên, đối với khách hàng của mình, họ lại mở rộng mức tín dụng cho những DN khác. Điều này làm cho dòng tiền của DN trở nên xấu đi rất nhiều. Rất có thể việc mở rộng tín dụng giúp cho DN có thể thanh lý được mức HTK dư thừa rất nhiều trong năm trước đó, vì vậy chúng ta nhận ra rằng việc ít HTK so với kỳ trước chính là lí do chính giúp DN tăng so với kỳ trước, tuy nhiên đây không được coi là 1 điều tích cực tại thời điểm này.
1688284753800.png


Lí do dòng tiền kinh doanh của KDC giảm trong kỳ hiện tại chủ yếu đến từ việc DN đã phải tăng tín dụng cho khách hàng của mình, và trả các khoản nợ cho nhà cung cấp nhanh hơn, đây chính là 2 nguyên nhân chính dẫn tới việc dòng tiền giảm mạnh.
1688285164197.png


2. Quản lý vốn
Tính thanh khoản của doanh nghiệp ở kỳ vừa qua hiện đang thấp hơn 2. Với chỉ số như hiện tại, DN có tính thanh khoản nằm ở mức trung bình so với trung bình ngành. KDC có thể trả được các khoản nợ ngắn hạn của mình, tuy nhiên đôi lúc DN cũng có thể gặp khó khăn về việc thanh toán.
1688285401095.png


Nợ/TTS của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong kỳ vừa qua. Với chỉ số như hiện tại, DN có Nợ/TTS nằm ở mức an toàn so với ngành. Doanh nghiệp có thể đảm bảo được các khoản nợ dài hạn của mình bằng mức tài sản cao.
1688285482491.png


3. Kiểm soát hiệu quả hoạt động
Biên lãi gộp của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua. Với chỉ số như hiện tại, DN có TSLN gộp nằm ở mức trung bình so với mặt bằng chung của ngành. Doanh nghiệp không thể chủ động được các kênh phân phối của riêng mình mà phải phụ thuộc phần lớn vào các đại lý bán hàng.
1688286280062.png


Trong kỳ, lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được chủ yếu đến từ HĐKD, dù lợi nhuận có xu hướng giảm khá mạnh trong kỳ vừa qua. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ hoạt động trong công ty liên doanh liên kết.
1688286647966.png


4. Kiểm soát hiệu suất sử dụng tài sản
ROE của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua có xu hướng giảm đáng kể so với kỳ trước đó. Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp không thể thu hút được các quỹ đầu tư tham gia vào góp vốn.
Việc ROE giảm đến từ việc hiệu suất sử dụng tài sản ROA giảm mạnh, doanh nghiệp không thể kiếm được LN từ tài sản của mình.
1688286686490.png


5. Cơ cấu tài sản
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản của doanh nghiệp ở kỳ vừa qua là Phải thu ngắn hạn và Tài sản cố định. Với Phải thu ngắn hạn, khoản mục này có xu hướng tăng trong kỳ vừa qua, còn Tài sản cố định thể hiện xu hướng không đổi trong khoảng thời điểm này.
1688286868462.png


Trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp có chi đầu tư cho các khoản TSCĐ. Khi so sánh với mức khấu hao trong cùng khoảng thời điểm, mức chi đầu tư nằm ở con số khá cao, bằng với mức chi phí khấu hao hằng năm. Doanh nghiệp vẫn có xu hướng đầu tư vào các tài sản cố định nhằm đạt được hiệu suất kinh doanh tốt hơn trong tương lai, đây là 1 điều tốt. Tuy nhiên, họ cần phải phân bổ nguồn tiền hợp lý, tập trung và kiếm được LN từ các hoạt động kinh doanh chính của họ trước khi đầu tư cho tương lai.
1688287085905.png


6. Tăng trưởng bền vững
Doanh thu thuần của doanh nghiệp có xu hướng tăng không quá đáng kể trong kỳ vừa qua. Mức tăng trưởng doanh thu như hiện tại không thể thu hút được các quỹ đầu tư tham gia vào góp vốn.
1688287195353.png



LNST của doanh nghiệp giảm 112% so với kỳ trước đó. Xu hướng tăng trưởng LNST của doanh nghiệp hiện đang là xu hướng giảm.
1688287290993.png



(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)

Để hiểu rõ hơn với các chỉ số PTBTC cũng như phân tích hiệu quả hơn, anh chị có thể tham khảo khóa học dưới đây

http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top