Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần GTNfoods (GTN) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN) được hình thành thông qua sự hợp nhất của các công ty đã có bề dày lịch sử trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Công ty tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng chung thông qua việc đầu tư vào các Tổng Công ty của nhà nước với bề dày lịch sử hoạt động, thương hiệu phổ biến, cơ sở hạ tầng tốt, nhưng gặp nhiều rào cản trong phát triển kênh phân phối, bán hàng và marketing. Điển hình là GTNfoods đã đầu tư vào Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng, Tổng Công Ty Chè, Tổng công ty chăn nuôi và Sữa Mộc Châu.

1.PNG

GTN đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2020 và hợp nhất 6 tháng đầu năm với lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 735 tỷ đồng, giảm nhẹ 9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do việc giảm sở hữu tại Vinatea xuống còn 20% khiến doanh thu mảng chè không được hợp nhất trong báo cáo. Tính riêng mảng sữa, doanh thu mảng sữa tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.png

Tốc độ giảm giá vốn nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu nên lợi nhuận gộp thu về hơn 194,5 tỷ đồng ( tăng 66% so với cung kỳ ). Tỷ trọng giá vốn giảm xuống còn 74% trong doanh thu ( cùng kỳ là 86%). Kết quả làm biên lợi nhuận gộp tăng khá, từ 14,4% trong Q2 2019 lên 26,5% nhờ chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh so với cùng kỳ.

Trong kỳ, chi phí bán hàng tăng mạnh hơn 75% lên 154 tỷ đồng, tăng tỷ trọng trong doanh thu từ 11% lên 21%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 27% còn hơn 22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3% trong doanh thu.

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh 58% lên gần 42 tỷ đồng nhờ ghi nhận 35 tỷ đồng lãi tiền gửi nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh. Chi phí tài chính chỉ còn hơn 2 tỷ đồng ( so với cùng kỳ hơn 6 tỷ ), GTN không có chi phí lãi vay.

LN công ty mẹ tăng nhờ nhận khoản cổ tức 28 tỷ đồng từ Công ty con là Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam.

Kết thúc quý 2/2020, lợi nhuận sau thuế đạt 48,5 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với quý 2/2019. Biên độ lợi nhuận ròng chỉ đạt 6,59%.

Lũy kế 6T2020, GTN ghi nhận 1.368 tỷ đồng doanh thu và LNST 88 tỷ đồng, tương ứng 95% và 212% kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, LNST 6T của Mộc Châu Milk – công ty con gián tiếp của GTN – tăng 40,8% lên 106 tỷ đồng, biên LN gộp đạt 28,9%, cao hơn mức 17,7% trong 6T2019.

Tính đến 30/06/2020, tổng tài sản GTN khoảng 4.087 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 62% tổng tài sản khoảng 2.521 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính chiếm đến 80% TSNH khoảng 2.010 tỷ đồng ( tiền gửi ngân hàng chiếm đến 1.961 tỷ đồng ).

3.png

Với việc sử dụng đòn bẩy thấp, GTN đang duy trì cấu trúc vốn với 14% nợ phải trả, 86% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 477 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 64% khoảng 305 tỷ đồng. GTN đã tích cực trả nợ vay và không còn bất kỳ khoản vay nào từ đầu cuối năm 2019.

4.png

Với cấu trúc tài chính lành mạnh, tỷ lệ nợ vay thấp, cộng thêm GTN đã tăng mạnh các khoản tiền gửi có kỳ hạn lên gấp 3 lần so với đầu năm lên 1.961 tỷ đồng, số dư tiền mặt vào khoảng 2.144 tỷ vào cuối quý 2 nhờ một phần đến từ hoạt động tái cấu trúc mang lại, làm cho tính thanh khoản GTN được cải thiện mạnh. Khả năng thanh toán ngắn hạn trọng 8 quý qua đều trên mức an toàn 2,5, đặc biệt tăng mạnh từ cuối năm 2019 từ 3,37 lên 8,25 lần vào cuối quý 2/2020

5.png

Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, khoảng 3.609 tỷ đồng, trong đó vốn cổ phần 2.500 tỷ đồng. Sở hữu lớn nhất của GTN là VNM với tỷ lệ 75% với 1.875 tỷ đồng, tiếp đến là 2 cổ đông lớn Nguyễn Hồng Anh - Tổng Công ty Chè Việt Nam (VINATEA) và Nguyễn Văn Tùng chiếm lần lượt 20% và 5%, cổ phiếu quỹ chiếm 0,04%.

1601524667968.png

GTN vẫn đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn và hiện đang giao dịch với mức giá 26.700 đ/cp vào cuối tháng 9, tăng 38% so với mức giá đầu năm khoảng 19.400 đồng. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái bão hòa. Hôm nay, chỉ báo xu hướng MACD vẫn đang ở dưới đường tín hiệu, chỉ số RSI đang giao động quanh ngưỡng 65. Giá cổ phiếu có thể giảm trong một vài phiên tới.
Hiện tại, VNM đang sở hữu 75,3% cổ phần của MCM. Sự tham gia của VNM trong HĐQT của GTN giúp cải thiện khả năng quản lý và hiệu quả hoạt động của GTN. Trong năm 2019, GTN lần lượt thoái vốn tại các công ty con nhằm tập trung nguồn lực cho mảng kinh doanh chính - sữa tươi Mộc Châu (MCM). Sữa tươi Mộc Châu là một trong những nhãn hàng sữa tiêu dùng nổi tiếng ở khu vực miền Bắc và miền Trung, đứng thứ 2 trong khu vực và chỉ sau Vinamilk. Nhà máy hiện đã đạt 90% công suất, dự kiến sẽ được cải tiến và mở rộng nâng công suất.

Trung Quốc hiện tại là thị trường tiêu dùng sữa lớn thứ 2 thê giới, sau Mỹ. Tuy nhiên, cung nội địa chỉ đáp ứng được 80-85% nhu cầu trong nước. Sau 6 tháng trao đổi và thương lượng, Nghị định xuất khẩu sữa và hàng tiêu dùng sang Trung Quốc được ký kết, mở ra cơ hội cho các nhãn hàng Việt nam xuất sang thị trường 1,4 tỷ dân. Với sự trợ giúp của Vinamilk, Mộc Châu Milk có tiềm năng mở rộng thị trường vào miền nam cũng như xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • GTN.rar
    64.8 KB · Lượt xem: 10

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top