Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập năm 1979. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Sản xuất và mua bán hàng may mặc; Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc... Công ty là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra còn các lĩnh vực khác như xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng; vận tải hành khách đường bộ;...
TNG đã công bố BCTC quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ. Cụ thể quý 2/2020, TNG đạt 1.066 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 14% so với cùng kỳ. Nguyên nhận chủ yếu do tình hình dịch bệnh Covid - 19 bùng phát mạnh trên thế giới, toàn bộ đơn hàng tháng 3, 4, 5 khách hàng giãn thời gian giao hàng khiến doanh thu quý 2 của TNG sụt giảm.
Mặc dù giá vốn hàng bán cũng giảm nhưng lãi gộp chỉ đạt 166 tỷ đồng giảm 16% so với quý 2/2019. Tỷ trọng giá vốn cũng chiếm 84% trong doanh thu, tương đương so với cùng kỳ, biên độ lợi nhuận gộp đạt 15,57%.
Chi phí bán hàng tăng mạnh 33% lên hơn 41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4% trong doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp thì giảm 16% so với cùng kỳ còn gần 47 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng hơn gấp đôi lên hơn 7,5 tỷ đồng, trong khi đó, chi phí tài chính cũng tăng 12% so với cùng kỳ khoảng hơn 40 tỷ.
Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu lỗ khác 7,8 tỷ đồng khiến LNST của TNG chỉ đạt 30 tỷ đồng giảm 45% so với quý 2/2019.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, TNG đạt 1.839 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ, LNST đạt 64 tỷ đồng giảm 31% so với nửa đầu năm 2019. Năm 2020, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng, theo đó kết thúc 6 tháng đầu năm TNG đã hoàn thành được 40% mục tiêu về doanh thu và 28% mục tiêu về lợi nhuận.
Tính đến 30/6/2020 tổng tài sản TNG khoảng 3.893 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 29% so với đầu năm ( khoảng 874 tỷ ), chủ yếu do tăng hàng tồn kho hơn 476 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 367 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 58% tổng tài sản, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là hàng tồn kho với 58% và các khoản phải thu chiếm 32%.
TNG đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với tỷ lệ đòn bẩy cao khi nợ phải trả chiếm đến 69% tổng nguồn vốn, 31% được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 2.843 tỷ đồng, tăng mạnh 46% so với đầu năm ( khoảng 891 tỷ đồng ), chủ yếu do tăng nợ vay ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chiếm đến 82% tổng nợ, đặc biệt các khoản vay nợ chiếm đến 71% tổng nợ của TNG.
Với tỷ lệ nợ vay cao, khả năng thanh toán ngắn hạn của TNG chỉ dao động quanh mức 1 và hiện đã giảm xuống chỉ còn 0,98 vào cuối quý 2/2020. Với lượng hàng tồn kho quý này tăng cao, khả năng thanh toán nhanh ciat TNG chỉ ở mức 0,37 lần. Lượng tiền tự do của TNG khoảng hơn 130 tỷ đồng, giảm hơn một nữa so với đầu năm. Trong thời gian tới, nếu TNG không đẩy nhanh tiến độ bán hàng tồn kho cũng như thay đổi chính sách phải thu để tăng lượng tiền hoạt động của công ty thì TNG có thể sẽ gặp rủi ro về vấn đề không đủ tiền thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn.
Cổ phiếu TNG giao dịch với mức khoảng 13.000 đ/cp, sau đó liê tục điều chỉnh giảm giá và biến động mạnh nhất vào tháng 3 khi giảm xuống mức giá thấp nhất trong 2 năm trở lại đây 7.000 đ/cp. Nhờ thị trường phục hồi tốt mà giá cổ phiếu TNG đã tăng mạnh sau đó và hiện đang giao dịch với mức giá 13.300 đ/cp. Mới đây, chỉ báo MACD đã xuất hiện Golden Cross, đồng thời chỉ số RSI cũng đang trong vùng an toàn, các chỉ số dự báo đang ủng hộ cho xu hướng tăng giá trong ngắn hạn.
Đối với hiệp định EVFTA, khoảng 40% doanh thu TNG hiện đến từ thị trường Châu Âu và điều này giúp công ty hưởng lợi khi hiệp định chính thức có hiệu lực. TNG hiện tập trung vào sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và khi EVFTA được áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp hưởng lợi ưu đãi thuế.
TNG đã có những bước đi thành công trong việc tái cơ cấu tệp khách hàng, trong đó tập trung vào các khách hàng lớn có thương hiệu và uy tín, như Decathlon (41%), TCP (17%), Haddad (7,4%) – công ty thiết kế và phát triển mẫu, sản xuất và phân phối các sản phẩm của Nike, Adidas, Levi’s…
TNG cũng cho biết công ty đã ký hợp đồng mới với nhiều khách hàng trị giá 212 triệu USD. TNG cũng đang đàm phán cung cấp các đơn hàng thiết bị y tế (quần áo, khẩu trang) cho trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại một số tỉnh. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn truyền thống vẫn duy trì sản lượng tương đương năm 2019.
TNG hiện đang mở rộng sản xuất qua việc đầu tư vào một số dự án Nhà máy như Nhà máy May Võ Nhai, nhà máy May Đồng Hỷ. Kết quả kinh doanh của TNG vì vậy sẽ chứng kiến hồi phục rõ rệt hơn trong 2 quý cuối năm, khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và nhu cầu may mặc đang tăng cao, đặc biệt trong Q3 – vốn là quý ghi nhận doanh thu lớn nhất trong năm theo yếu tố mùa vụ.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
Mặc dù giá vốn hàng bán cũng giảm nhưng lãi gộp chỉ đạt 166 tỷ đồng giảm 16% so với quý 2/2019. Tỷ trọng giá vốn cũng chiếm 84% trong doanh thu, tương đương so với cùng kỳ, biên độ lợi nhuận gộp đạt 15,57%.
Chi phí bán hàng tăng mạnh 33% lên hơn 41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4% trong doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp thì giảm 16% so với cùng kỳ còn gần 47 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng hơn gấp đôi lên hơn 7,5 tỷ đồng, trong khi đó, chi phí tài chính cũng tăng 12% so với cùng kỳ khoảng hơn 40 tỷ.
Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu lỗ khác 7,8 tỷ đồng khiến LNST của TNG chỉ đạt 30 tỷ đồng giảm 45% so với quý 2/2019.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, TNG đạt 1.839 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ, LNST đạt 64 tỷ đồng giảm 31% so với nửa đầu năm 2019. Năm 2020, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng, theo đó kết thúc 6 tháng đầu năm TNG đã hoàn thành được 40% mục tiêu về doanh thu và 28% mục tiêu về lợi nhuận.
Tính đến 30/6/2020 tổng tài sản TNG khoảng 3.893 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 29% so với đầu năm ( khoảng 874 tỷ ), chủ yếu do tăng hàng tồn kho hơn 476 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 367 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 58% tổng tài sản, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là hàng tồn kho với 58% và các khoản phải thu chiếm 32%.
TNG đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với tỷ lệ đòn bẩy cao khi nợ phải trả chiếm đến 69% tổng nguồn vốn, 31% được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 2.843 tỷ đồng, tăng mạnh 46% so với đầu năm ( khoảng 891 tỷ đồng ), chủ yếu do tăng nợ vay ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chiếm đến 82% tổng nợ, đặc biệt các khoản vay nợ chiếm đến 71% tổng nợ của TNG.
Với tỷ lệ nợ vay cao, khả năng thanh toán ngắn hạn của TNG chỉ dao động quanh mức 1 và hiện đã giảm xuống chỉ còn 0,98 vào cuối quý 2/2020. Với lượng hàng tồn kho quý này tăng cao, khả năng thanh toán nhanh ciat TNG chỉ ở mức 0,37 lần. Lượng tiền tự do của TNG khoảng hơn 130 tỷ đồng, giảm hơn một nữa so với đầu năm. Trong thời gian tới, nếu TNG không đẩy nhanh tiến độ bán hàng tồn kho cũng như thay đổi chính sách phải thu để tăng lượng tiền hoạt động của công ty thì TNG có thể sẽ gặp rủi ro về vấn đề không đủ tiền thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn.
Cổ phiếu TNG giao dịch với mức khoảng 13.000 đ/cp, sau đó liê tục điều chỉnh giảm giá và biến động mạnh nhất vào tháng 3 khi giảm xuống mức giá thấp nhất trong 2 năm trở lại đây 7.000 đ/cp. Nhờ thị trường phục hồi tốt mà giá cổ phiếu TNG đã tăng mạnh sau đó và hiện đang giao dịch với mức giá 13.300 đ/cp. Mới đây, chỉ báo MACD đã xuất hiện Golden Cross, đồng thời chỉ số RSI cũng đang trong vùng an toàn, các chỉ số dự báo đang ủng hộ cho xu hướng tăng giá trong ngắn hạn.
Đối với hiệp định EVFTA, khoảng 40% doanh thu TNG hiện đến từ thị trường Châu Âu và điều này giúp công ty hưởng lợi khi hiệp định chính thức có hiệu lực. TNG hiện tập trung vào sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và khi EVFTA được áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp hưởng lợi ưu đãi thuế.
TNG đã có những bước đi thành công trong việc tái cơ cấu tệp khách hàng, trong đó tập trung vào các khách hàng lớn có thương hiệu và uy tín, như Decathlon (41%), TCP (17%), Haddad (7,4%) – công ty thiết kế và phát triển mẫu, sản xuất và phân phối các sản phẩm của Nike, Adidas, Levi’s…
TNG cũng cho biết công ty đã ký hợp đồng mới với nhiều khách hàng trị giá 212 triệu USD. TNG cũng đang đàm phán cung cấp các đơn hàng thiết bị y tế (quần áo, khẩu trang) cho trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại một số tỉnh. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn truyền thống vẫn duy trì sản lượng tương đương năm 2019.
TNG hiện đang mở rộng sản xuất qua việc đầu tư vào một số dự án Nhà máy như Nhà máy May Võ Nhai, nhà máy May Đồng Hỷ. Kết quả kinh doanh của TNG vì vậy sẽ chứng kiến hồi phục rõ rệt hơn trong 2 quý cuối năm, khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và nhu cầu may mặc đang tăng cao, đặc biệt trong Q3 – vốn là quý ghi nhận doanh thu lớn nhất trong năm theo yếu tố mùa vụ.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.