Phân tích báo cáo tài chính công ty CII

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
CII – Công ty cổ phần đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thành lập vào cuối năm 2001 tư cách là một tổ chức đầu tư tài chính nhằm mục đích xã hội hóa lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của TP.HCM. Là một công ty đi đầu trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán đề đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cổ phiếu của công ty đã được chọn vào trong “top 30” chứng khoán có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường.

1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh


CII1.png


Qua 8 quý có thể thấy, doanh thu có xu hướng tăng kéo lợi nhuận gộp tăng theo, nằm ở mức trung bình. Mặc dù doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu lại suy giảm, như vậy chứng tỏ sự tăng trưởng này cũng chưa thực sự bền vững.

CII2.png

Doanh thu tuy có sự tăng trưởng nhưng lợi nhuận thì ngày càng đi xuống, vậy nguyên nhân là do đâu?

CII3.png

Nhìn tổng quan báo cáo lãi lỗ năm 2018 có thể thấy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận ngày càng giảm dù doanh thu có tăng là do tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu quá cao (chi phí lãi vay chiếm 24.64%, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 19.02%), cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ở các doanh nghiệp bất động sản khác, chi phí lãi vay chỉ chiếm khoảng 5.78%, chi phí quản lý chiếm 4.52% trên doanh thu. Nếu doanh nghiệp không nỗ lực cắt giảm chi phí hoạt động thì với tốc độ tăng trưởng doanh thu ngày càng giảm mà chi phí hoạt động cao như vậy thì lợi nhuận sẽ còn tiếp tục giảm.

2. Về tình hình sử dụng tài sản

CII4.png
Từ bảng phân tích Bảng cân đối kế toán năm 2017-2018 có thể thấy, so với năm 2017, tiền giảm đáng kể (62% tương đương 820 tỷ). Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn tăng nhanh (53% tương ứng 2.158 tỷ), các khoản phải thu ngắn hạn (tăng 45% tương đương 1.354 tỷ đồng), phải thu dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng cao. Như vậy, công ty đã sử dụng quỹ tiền tồn đầu kỳ và vay thêm các khoản nợ ngắn hạn để trang trải cho các khoản phải thu cũng như đem đi đầu tư tài chính dài hạn. Ngoài ra công ty cũng sử dụng nguồn ngắn hạn này trả bớt nợ dài hạn, tuy nhiên sau khi trả bớt thì nợ dài hạn vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng nợ.

3. Khả năng thanh toán.

CII5.png

Với tỷ lệ nợ cao (65%) thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngày càng giảm và đi xa mức an toàn chứng tỏ công ty đang mắc căn bệnh dùng nguồn vốn ngắn hạn đi đầu tư dài hạn. Cùng với tỷ lệ chi phí lãi vay cao thì khả năng thanh toán lãi vay ở một mức rất thấp. Khả năng chi trả vốn vay tuy tăng nhưng cũng ở mức thấp. Như vậy thì việc huy động vốn vay ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

4. Khả năng sinh lợi:

CII6.png

Với lợi nhuận ngày càng giảm, ROE giảm chỉ còn khoảng 2%, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành (16%). Chỉ số P/E của công ty này khá cao (70.2), cao hơn gần gấp 3 lần so với bình quân ngành (24.1) trong khi EPS chỉ có 350 đồng, thấp hơn 7 lần so với trung bình ngành (2.656 đồng). Giá cổ phiếu của công ty hiện tại khoảng 25.000 đồng cao hơn khoảng 1.3 lần giá trị sổ sách. Nhà đầu tư vẫn còn kỳ vọng vào sự tăng trưởng của CII trong tương lai tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhưng P/E quá cao thì CII vẫn chứa đựng nhiều rủi ro.

Tóm lại, với tình hình của CII hiện tại, để có thể duy trì vị thế cũng như đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, công ty cần nỗ lực cắt giảm chi phí hoạt động, cụ thể là chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành thêm cổ phiếu, huy động vốn từ các nhà đầu tư tạo dòng tiền để trả bớt nợ và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.


Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo và dựa trên quan điểm của tác giả.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top