Phân tích báo cáo tài chính BMP

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Năm 1977, Công ty ống nhựa hoá học Việt Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều Tinh được sáp nhập, lấy tên là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm, Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1994, công ty đổi tên thành Công ty Nhựa Bình Minh. Ngày 02/01/2004, sau khi cổ phần hóa, Công ty CP Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động. Ngày 11/7/2006, cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP. Sản phẩm chủ lực của Công ty là sản phẩm ống nhựa. Với ưu thế về bề dày thương hiệu, tên tuổi đã được khẳng định, chất lượng sản phẩm cao, máy móc thiết bị hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng lẫn chất lượng, Nhựa Bình Minh trở thành một doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín cao trong ngành nhựa Việt Nam. Tính đến năm 2017, công ty có gần 1.700 cửa hàng rộng khắp trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. Theo đó, sản phẩm Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 50% thị phần ống nhựa tại khu vực miền Nam và chiếm khoảng 25% thị phần ống nhựa trong cả nước.

nen-chon-ong-nhua-Binh-Minh-Tien-Phong-hay-Hoa-Sen_2.jpg

1. Tình hình hoạt động kinh doanh

bmp DT.png

Kết thúc quý 1/2019, tổng doanh thu thuần của Nhựa Bình Minh đạt 931 tỷ đồng, tăng 48.7% so với cùng ỳ năm 2018. Bên cạnh doanh thu thì giá vốn cũng tăng tương ứng đến 58.17% làm cho biên lợi nhuận gộp giảm từ 27.21% (quý 1/2018 ) xuống còn 22.58% (quý 1/2019) nên sự tăng trưởng doanh thu này cũng không được đánh giá cao. Chi phí tài chính tăng 6 tỷ đồng tương ứng mức tăng 37.61%, chi phí bán hàng tăng 30 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 11.81%, chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt giảm 10 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 37.61% so với quý 1/2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 91 tỷ đồng, tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước.

2. Tình hình sử dụng tài

bmp TS.png

Cuối quý 1/2019, tổng tài sản của công ty đạt 2.799 tỷ đồng, giảm nhẹ 0.44% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, đáng kể đến là hàng tồn kho giảm 65 tỷ đồng (-11.47%), tài sản cố định giảm 39 tỷ đồng (-4.29%). Bên cạnh đó các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng đáng kể, tăng 42 tỷ đồng (+7.96%).

Trong ba tháng đầu năm, nợ ngắn hạn cũng được trả bớt 104 tỷ đồng, cuối quý chỉ còn lại 254 tỷ đồng, giảm 29.1% so với thời điểm đầu năm. Vón chủ sở hữu tăng thêm 91 tỷ đồng, đạt 2.545 tỷ đồng tại cuối quý 1/2019, tăng 3.73 % so với thời điểm đầu năm.

Như vậy có thể thấy, trong quý 1, để trả nợ ngắn hạn và trang trải cho các khoản phải thu ngắn hạn, công ty đã bán bớt hàng tồn kho và tài sản cố định, bên cạnh đó còn huy động thêm vốn chủ sở hữu để chi cho các hoạt động này. Cuối kỳ, tiền tồn quý đạt 457 tỷ đồng, tăng 10.95% so với đầu năm.

3. Khả năng thanh toán

bmp KNTT.png

Với BMP thì tỷ lệ nợ khá thấp, trung bình chỉ khoảng 12% và chủ yếu là nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty khá cao, luôn trên mức an toàn và quý 1/2019 đạt 7.2 lần, cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành là khoảng 1.55 lần. Dấu hiệu này cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động chưa thực sự hiệu quả, lãng phí vốn lưu động. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty cũng rất cao và có xu hướng tăng.

4. Khả năng sinh lợi

bmp KNSL.png

Khả năng sinh lợi của công ty (số lũy kế) nhìn qua 5 quý không bị biến động quá nhiều. Ở quý 1/2019, ROA đạt 15.5%, ROE đạt 17.05% - một mức sinh lợi tương đối hấp dẫn và cao hơn so với bình quân ngành (ROA: 3.42%, ROE: 7.17%). Đòn bẩy tài chính của công ty có xu hướng giảm, quý 1/2019 đạt 1.1 lần, thấp hơn so với bình quân ngành là 2.1 lần.

Chỉ số P/E của công ty hiện vào khoảng 8.56 lần, thấp hơn khoảng 2.8 lần so với bình quân ngành là 23.85 lần. EPS của công ty đạt 5.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn so với bình quân ngành là 1.882 đồng/cổ phiếu. Dù kết quả kinh doanh tương đối thuận lợi, nhưng trên thị trường, cổ phiếu BMP lại đang giảm về vùng đáy của nhiều năm trở lại đây với giá giao dịch quanh mức 46.000 đồng/cổ phiếu.

Với áp lực cạnh tranh vô cùng lớn thì việc giữ chân khách hàng, giành lấy thị phần từ các đối thủ mạnh gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó công ty còn phải đối ặt với áp lực giá vốn tăng do giá nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa PVC tăng mạnh. Do vậy mà năm 2019, công ty đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng với doanh thu 4.300 tỷ đồng, tăng 4%, lợi nhuận sau thuế 432 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%. Bên cạnh những khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, BMP cũng đang trong giai đoạn cơ cấu lại mô hình tổ chức do có sự tham gia điều hành của cổ đông người Thái nên cần nhiều thời gian. Ngoài ra công ty cũng cần xem xét sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động, tránh lãng phí làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Có thể nói năm 2019 vẫn sẽ là một năm khó khăn đối với BMP.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top