Phân Bổ chi phí Bảo Hiểm

thaopro1989

New Member
Hội viên mới
Chuyển khoản 24.000.000 trả tiền bảo hiểm năm cho giám đốc . Phân bổ chi phí 1 tháng . số tiền còn lại phân bổ đều cho 11 tháng . Định khoản giúp em với . tks mọi người
 
Ðề: Phân Bổ chi phí Bảo Hiểm

Đây là loại chi phí chi ra một lần cho nhiều kỳ (tháng) đó bạn. Sau này, nếu gặp loại chi phí nào có tính chất này bạn liệt nó vào dạng "chi phí chờ phân bổ" (CPCPB) nha.
Bây giờ tùy theo số kỳ được phân chia là dài hay ngắn mà đưa nó vào dạng CPCPB dài hạn (sử dụng TK 242) hay CPCPB ngắn hạn (sử dụng TK 142). Dài/ngắn thông thường có thể xác định theo thời gian như sau:
- trên 12 tháng: Dài
- dưới đến 12 tháng: Ngắn

Tỷ như chi phí bảo hiểm bạn nêu trên có thể xem là CPCPB ngắn hạn.
Khi thanh toán phí bảo hiểm (thanh toán trực tiếp không qua công nợ): Có các TK tiền 111, 112../Nợ TK CPCPB 142: 24.000.000 (không đề cập thuế GTGT).

Để phân bổ chi phí trong kỳ/tháng, cần phải biết nội dung phí bảo hiểm: bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, bảo hiểm vật chất, bảo hiểm hàng hóa...và đối tượng bảo hiểm thuộc khu vực nào: sản xuất, bán hàng hay hành chánh...thì mới chọn tài khoản chi phí phù hợp được.

Theo ý bạn nói là chi tiền bảo hiểm cho Giám đốc, tạm suy đoán làm ví dụ là chi mua bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cho Giám đốc trong thời hạn một năm:
Phân bổ chi phí tháng thứ nhất bạn ghi: Có 142/Nợ 6421 (chi tiết thêm cho tài khoản cấp 4, ví dụ "64215_Bảo hiểm sức khỏe bộ phận quản lý hành chánh"): 2.000.000
Kết thúc tháng thứ nhất, bạn có 2.000.000 phát sinh trong khoản mục Chi phí bảo hiểm khi tính KQHĐSXKD và 22.000.000 còn tồn dư nợ CPCPB ngắn hạn trên BCĐKT.
Từ tháng thứ hai trở đi đến tháng thứ 12, thông thường bạn sẽ không có chi xuất thêm nữa nên không có định khoản Có 111, 112.../Nợ 142 cho cùng nội dung trên nhưng bạn sẽ phải phân bổ tiếp chi phí bảo hiểm cho mồi tháng đó với cùng số tiền Có 142/Nợ 6421: 2.000.000.
Tháng nào trên đây cũng sẽ phát sinh 2.000.000 chi phí bảo hiểm khi xác định KQHDSXKD nhưng số dư TK 142 trên BCĐKT sẽ giảm dần xuống tiếp 20.000.000, rồi 18.000.000 cho đến khi bằng 0 ở tháng thứ 12.

Kế toán thì làm thế thôi. Trong tình yêu nên tránh chi ra một lần rồi "phân bổ dần", có khi đang phân bổ giữa chừng thì mất tiêu luôn. Bảo trọng nha!
 
Ðề: Phân Bổ chi phí Bảo Hiểm

Nợ 111.112: 22
Nợ 642:2
Có 142: 24
Các tháng sau: Nợ 142 2
Có 642 2
 
Ðề: Phân Bổ chi phí Bảo Hiểm

Khoản này ko biết giám đốc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân ko nhỉ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top