Những khó khăn chắc chắn sẽ gặp đối với kế toán mới vào nghề

CMCSOFT

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Vào nghề luôn là giai đoạn khó khăn đối với sinh viên mới ra trường. Khác hẳn với việc học trên lớp, nếu không có kinh nghiệm thì việc thích ứng với công việc là mối lo ngại rất lớn trong mọi ngành nghề, kế toán cũng vậy.

lamviec57473690.jpg


Kế toán là một trong những ngành nghề mà xã hội đang cần nhiều nguồn nhân lực. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động ở tất cả mọi lĩnh vực đều cần đến kế toán. Nếu biết phấn đấu thì hoàn toàn có rất nhiều cơ hội thăng tiến. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sinh viên ngành kế toán ra trường sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn. Tuy nhiên tỉ lệ chọi khi một kế toán đi xin việc là rất cao, thậm chí cạnh tranh khốc liệt hơn những ngành khác rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng thực tế chắc chắn và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề nan giải.

Dưới đây sẽ là những khó khăn chắc chắn sẽ gặp phải đối với một kế toán mới vào nghề mà các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.

Dư thừa nhân lực "ngành hot"
Như chúng ta đã biết, một vài năm trước đây Kế toán - Kiểm toán là một ngành rất hot, hút rất nhiều nhân lực với thu nhập cao. Vì vậy sinh viên đã "đổ xô" theo học ngành này với mong muốn ra trường xin được việc và có mức lương ổn định. Hiểu được tâm lí sinh viên, các trường đại học cũng tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kế toán lên rất cao (Năm 2015, Đại học Công Nghiệp Hà Nội tuyển sinh ngành Kế toán với 480 chỉ tiêu, trường Đại học Công Đoàn với 350 chỉ tiêu ngành Kế toán ...), chính điều đó đã dẫn đến nguồn nhân lực Kế toán ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số lượng cử nhân và thạc sỹ chiểm tỉ lệ thất nghiệp 20% (225.000 người), chưa kể số lượng sinh viên thất nghiệp hệ cao đẳng và trung cấp.

Theo kết quả khảo sát tình hình cung cầu lao động trên địa bàn Hà Nội quý ba năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, nhóm ngành Kế toán đang có chênh lệch nguồn cung gấp 11,8 lần so với nhu cầu của xã hội. Số lượng sinh viên Kế toán ra trường mỗi năm rất nhiều dẫn đến tỉ lệ chọi cho một vị trí kế toán khi đi xin việc là khá cao. Điều đó làm cho sự cạnh tranh trong tuyển dụng trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.

Mức lương khởi điểm khá “khiêm tốn”
Thời điểm khởi đầu của kế toán mới vào nghề thường không cao nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Thông thường các trường học thường chỉ chú trọng đào tạo cho sinh viên nặng về lý thuyết mà ít có kỹ năng thực hành. Bởi vậy, khi mới bắt đầu làm, bạn thường chỉ được giao một số việc làm đơn giản như ghi hóa đơn, ghi biên lại hay các công việc hành chính nhỏ lẻ khác. Đó cũng là lý do tại sao nhiều bạn khi mới làm thường thất vọng về công việc, hoặc chủ quan với khả năng của mình. Vì là mức lương thấp, không đủ tiền trang trải các khoản chi phí trong cuộc sống dẫn đến việc chán nản, bỏ nghề hay làm trái nghề. Vì vậy mà để có được một công việc ổn định, mức lương phù hợp thì cần phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Điều này rất khó khăn với sinh viên Kế toán mới ra trường.

Áp lực công việc có lẽ là điều khó khăn nhất đối với mọi kế toán, cả những người đã làm việc lâu năm.
Đặc thù là lĩnh vực cần phải suy nghĩ nhiều, đòi hỏi khả năng tập trung cao và sự chính xác tuyệt đối. Hàng ngày làm việc với các con số, bảng thông kê và các khoản thu chi phức tạp. Nếu không có sự minh mẫn, sáng suốt thì sẽ cực kỳ vất vả và làm việc một cách cực kỳ nhàm chán. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn sai sót và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là dính vào vòng lao lý.


Mạng lưới quan hệ kém
Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ từ đó cũng phát triển theo. Các mối quan hệ là một trong những nguồn tiềm năng giúp bạn tìm được công việc như mong muốn, những mối quan hệ đó có thể là của gia đình, bạn bè...

Nhưng đâu phải ai cũng may mắn khi ra trường có thể xin ngay được một công việc dựa vào mối quan hệ đã có sẵn mà phần lớn là phải tự dựa vào bản thân. Thế nhưng với tâm lí khi đi học Đại học, chúng ta vẫn nghĩ những năm tháng học Đại học là khoảng thời gian chúng ta được ăn , chơi, được bố mẹ lo lắng không cần phải suy nghĩ từ đó ỉ lại, không chịu vận động như đi tìm kiếm những công việc làm thêm. Chính những công việc mà ta đã làm trong khoảng thời gian đó lại giúp ích rất nhiều cho công việc ra trường sau này.

Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế
Thực trạng chung hiện nay theo các nhà tuyển dụng nhân sự, Kế toán là ngành có chất lượng nhân sự không đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là nguồn nhân sự mới tốt nghiệp ra trường. Với những đối tượng này thường thiếu kĩ năng cần thiết cho công việc, chưa có cái nhìn chính xác về nội dung công việc họ sẽ làm, chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản.

Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được những người có kinh nghiệm làm việc đặc biệt là ngành Kế toán. Vì thế mà hồ sơ xin việc sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng được yêu cầu đó. Và thực sự rất sợ khi đọc được một bản tuyển dụng mà lại yêu cầu phải có 2-3 năm kinh nghiệm trở lên. Chúng tôi vẫn thường nói đùa rằng: "Không cho người ta vào làm thì lấy đâu ra có kinh nghiệm". Nhưng thực tế cho thấy đó cũng là một điều rất thiệt thòi đối với sinh viên kế toán khi ra trường, vì hàng ngày chỉ cặm cụi làm sổ sách lí thuyết ở trường, được đi thực tập chỉ làm việc với những giấy tờ, chứng từ, số liệu, báo cáo có thật của cơ quan mình đến thực tập chứ không hề được tiếp xúc trực tiếp với những việc làm của kế toán thưòng làm hàng ngày trong doanh nghiệp.

Tư tưởng không thực tế
Đây là một vấn đề găp ở rất nhiều sinh viên tôt nghiệp hệ Đại học mắc phải. Vì ý thức được bản thân đã phải cố gắng rất nhiều để có thể thi đỗ Đại học nên khi ra trường mình cũng phải có được một công việc và mức lương tương xứng với tấm bằng. Nhưng thực tế không phải vậy, các doanh nghiệp tuyển nhân sự Kế toán cái họ cần là: bạn có kinh nghiệm hay không, có trình độ năng lực chuyên môn hay không. Các bạn đi làm kĩ năng không có, giá trị thấp nhưng lại đòi hỏi công việc phải nhàn hạ, lương cao, ổn định. Đó cũng là tư tưởng không tốt của sinh viên khi mới ra trường.

Không có trình độ ngoại ngữ
Không chỉ riêng ngành Kế toán mà còn các ngành khác, có trình độ ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn với các bạn. Có được trình độ ngoại ngữ bạn sẽ dễ dàng xin vào được một công ty với mức lương cao. Nhưng thực tế hiện nay, sinh viên ra trường lại rất ít người thông thạo được ngoại ngữ mà hầu hết các công ty nước ngoài hay công ty liên doanh họ đều đòi hỏi có trình độ ngoại ngữ thì mới phù hợp với yêu công công việc của họ.

Biết được tình hình kinh tế nước ta đang trong thời kì khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp mỗi năm đều tăng, để bản thân khi ra trường có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp với chuyên ngành của mình, các bạn nên xem xét các vấn đề nêu trên để có thể giúp các bạn một phần nào đó tìm kiếm được công việc Kế toán dễ dàng hơn sau khi ra trường.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top