Những điều cần biết về Thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Đây là một trong những giấy tờ mà người lao động nước ngoài cần có khi nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc.

nc ngoài.jpg

1. Hình thức và giá trị sử dụng của thị thực

- Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.

- Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

- Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời. Thị thực được cấp rời trong những trường hợp sau:

+ Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.

+ Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

+ Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

+ Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

2. Một số ký hiệu và thời hạn của thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc

thị thực.PNG

3. Điều kiện cấp thị thực

- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.

- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.

- Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.


4. Các trường hợp được miễn thị thực

- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.

- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Các trường hợp Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.


5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài


Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 2014, những đối với một số đối tượng đề cập trong bài viết này thì cơ quan, tổ chức, các nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

- Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;

- Tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú.


6. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:

- Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực (Mẫu NA2, NA3 ban hành theo Thông tư 04/2015/TT-BCA) tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.


Thời gian giải quyết: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trường hợp cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế thì thời hạn giao động từ 03 đến 12 ngày tuỳ trường hợp.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật.
- Luật Lao động.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top