Những điều cần biết về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Bài viết về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sẽ mang đến những thông tin pháp luật cho quý doanh nghiệp quan tâm đến việc tổ chức bộ máy công ty như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng tôi sẽ trình bày để quý bạn đọc nắm rõ mô hình tổ chức của các loại hình công ty.

quan_ly_doanh_nghiep.jpg

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại sao cần cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần có tổ chức vì:

- Trong tổ chức tuy có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trung nhằm tạo ra kết quả cho mục tiêu đã được xác định của tổ chức.

- Các thành viên trong tổ chức đều có một vai trò nhất định và đóng góp nỗ lực của mình nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung.

- Sự phân công lao động cho mỗi thành viên, đảm bảo tính chuyên môn, hoạt động sâu của một thành viên vào một công việc nhất định. Phân công hợp lý sẽ tác động đến hiệu quả của tổ chức.

- Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền lãnh đạo, đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức. Đồng thời, góp phần tạo ra sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức muốn hoạt động hiệu quả và khoa học hơn.

Cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có:

- Hội đồng thành viên,

- Chủ tịch Hội đồng thành viên,

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Ban kiểm soát (Bắt buộc nếu công ty có hơn 11 thành viên)

Nếu công ty có dưới 11 thành viên thì có thể thành lập Ban kiểm soát hoặc không thành lập Ban kiểm soát, phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Tham khảo Điều 55, Luật doanh nghiệp 2014.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Tham khảo Khoản 1, Điều 78, Luật doanh nghiệp 2014.

3. Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Tham khảo quy định Khoản 1, Điều 134, Luật doanh nghiệp 2014.

4. Công ty hợp danh.


Công ty hợp danh được tổ chức theo mô hình bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kiêm nhiệm giám đốc và tổng giám đốc.

5. Doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham khảo Khoản 2, Điều 185, Luật doanh nghiệp 2015.

(Sưu tầm)

Xem thêm:
- Các kiểu cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
- Các yếu tổ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top