Nghị định 20 đánh dấu mốc phát triển quan trọng nhất trong hệ thống quy định pháp luật về giá GDLK tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua. Thể hiện việc Bộ Tài chính đang có nỗ lực lớn nhằm đưa ra những quy định rõ ràng hơn và gần gũi hơn với các tiêu chuẩn quốc tế...
Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (“Nghị định 20”), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2017.
Theo đánh giá của PwC Việt Nam: Nghị định 20 đã mở rộng phạm vi diễn giải đối với một số quy định hiện hành, đồng thời đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc mới theo Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Chương trình hành động Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) và các nguồn khác.
Cũng theo PwC, Nghị định 20 đã đưa ra một số thay đổi lớn so với quy định hiện hành liên quan tới việc kê khai, xác định giá giao dịch liên kết (GDLK) tại Việt Nam, bao gồm chuẩn bị Hồ sơ kê khai xác định giá GDLK theo ba cấp, các mẫu tờ khai GDLK mới, hướng dẫn về khấu trừ chi phí phát sinh từ GDLK và chi phí lãi vay.
Bà Nguyễn Hương Giang, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Việt Nam nhận định: “Nghị định 20 đánh dấu mốc phát triển quan trọng nhất trong hệ thống quy định pháp luật về giá GDLK tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế mang tính nhất quán đối với khung chính sách thuế toàn cầu về tính minh bạch và nỗ lực chống né thuế. Có thể thấy rằng Bộ Tài chính đang có nỗ lực lớn nhằm đưa ra những quy định rõ ràng hơn và gần gũi hơn với các tiêu chuẩn quốc tế”.
Cũng theo nhìn nhận của các chuyên gia từ PwC, tại Nghị định 20 đã đưa ra những điểm quan trọng và nổi bật như sau:
Định nghĩa về các bên có quan hệ liên kết
Theo phân tích của Pwc, ngưỡng vốn góp của chủ sở hữu được điều chỉnh tăng từ 20% lên 25% trong định nghĩa về các bên có quan hệ liên kết. Thêm vào đó, hai công ty sẽ không còn bị coi là có quan hệ liên kết nếu một bên kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp 50% tổng doanh thu hoặc giá trị mua nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào của bên kia.
Theo Nghị định mới, một số doanh nghiệp nhỏ sẽ được miễn nghĩa vụ soạn lập Hồ sơ xác định giá GDLK trong một số điều kiện cụ thể.
Hồ sơ kê khai xác định giá GDLK
Nghị định 20 yêu cầu chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm ba cấp, nhằm thu thập thêm thông tin về thuế của các công ty đa quốc gia.
Theo nhìn nhận của PwC, qui định này đã áp dụng hướng tiếp cận như được khuyến nghị trong Chương trình hành động số 13 (BEPS) (Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo về chính sách giá và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia). Cụ thể, người nộp thuế phải chuẩn bị và lưu trữ Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu (Master file), Hồ sơ quốc gia (Local file) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (Country by Country report).
Người nộp thuế phải cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp công ty mẹ tối hậu có nghĩa vụ phải chuẩn bị và nộp báo cáo này cho Cơ quan thuế nước sở tại, hoặc trong trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối hậu tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng trở lên.
Nếu người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, người nộp thuế phải có văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
“Ngoài ra, mẫu tờ khai các GDLK mới theo Nghị định 20 yêu cầu người nộp thuế phải kê khai thông tin chi tiết về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nhóm GDLK và giao dịch độc lập. Bất kỳ chênh lệch đáng kể nào giữa mức lợi nhuận thu được từ các GDLK và giao dịch độc lập đều có thể làm gia tăng rủi ro cho người nộp thuế và đặt ra nhiều nghi vấn từ phía cơ quan thuế”, PwC cho biết.
Khấu trừ chi phí
Theo phân tích của PwC, Nghị định 20 cũng đã có qui định rõ, tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao). Mặc dù được quy định trong Nghị định về giá GDLK, điều khoản này được áp dụng đối với cả khoản vay từ bên liên kết và bên độc lập. Nghị định không có điều khoản quy định về chuyển tiếp và hồi tố.
Đối với các dịch vụ nội bộ, các tiêu chí xác định chi phí được khấu trừ cho mục đích tính thuế đã được đưa ra. Cụ thể, người nộp thuế phải chứng minh dịch vụ nội bộ được nhận thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho người nộp thuế, đồng thời phải đưa ra bằng chứng (chứng từ kế toán, hợp đồng dịch vụ, v.v.) để chứng minh tính hợp lý của phương pháp xác định phí dịch vụ.
Các chi phí sẽ không được khấu trừ cho mục đích tính thuế nếu người nộp thuế không chứng minh được lợi ích trực tiếp và giá trị của dịch vụ đó đem lại đối với hoạt động kinh doanh của mình, ví dụ như các dịch vụ trùng lặp, chi phí phục vụ lợi ích cổ đông...
Thêm vào đó, phần lãi do bên liên kết tính thêm trên chi phí trả cho bên thứ ba không được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong trường hợp bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ đó.
Phân tích so sánh
Nghị định hướng dẫn chi tiết về phân tích so sánh, bao gồm cơ sở dữ liệu được sử dụng, lựa chọn phương pháp xác định giá GDLK, số lượng đối tượng so sánh độc lập tối thiểu và các yếu tố điều chỉnh khác (ví dụ như lợi thế chi phí theo yếu tố địa lý). Dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng năm tài chính với năm tài chính của người nộp thuế hoặc cùng thời điểm phát sinh giao dịch.
Tuy nhiên, thời gian thu thập dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập có thể được mở rộng thêm không quá một năm, trong trường hợp cơ sở dữ liệu được sử dụng chưa được cập nhật tại thời điểm thực hiện phân tích so sánh.
Bà Nguyễn Hương Giang cho rằng: “Mặc dù Nghị định 20 có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2017, nhưng với những tác động tiềm ẩn lên các vấn đề vượt ra ngoài phạm vi giá giao dịch liên kết, người nộp thuế cần sớm chủ động nghiên cứu, đánh giá mức độ của các tác động tiềm tàng này đến việc tuân thủ quy định về thuế tại Việt Nam cũng như đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình”./.
Theo Thời Báo Tài Chính Việt Nam
Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (“Nghị định 20”), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2017.
Theo đánh giá của PwC Việt Nam: Nghị định 20 đã mở rộng phạm vi diễn giải đối với một số quy định hiện hành, đồng thời đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc mới theo Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Chương trình hành động Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) và các nguồn khác.
Cũng theo PwC, Nghị định 20 đã đưa ra một số thay đổi lớn so với quy định hiện hành liên quan tới việc kê khai, xác định giá giao dịch liên kết (GDLK) tại Việt Nam, bao gồm chuẩn bị Hồ sơ kê khai xác định giá GDLK theo ba cấp, các mẫu tờ khai GDLK mới, hướng dẫn về khấu trừ chi phí phát sinh từ GDLK và chi phí lãi vay.
Bà Nguyễn Hương Giang, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Việt Nam nhận định: “Nghị định 20 đánh dấu mốc phát triển quan trọng nhất trong hệ thống quy định pháp luật về giá GDLK tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế mang tính nhất quán đối với khung chính sách thuế toàn cầu về tính minh bạch và nỗ lực chống né thuế. Có thể thấy rằng Bộ Tài chính đang có nỗ lực lớn nhằm đưa ra những quy định rõ ràng hơn và gần gũi hơn với các tiêu chuẩn quốc tế”.
Cũng theo nhìn nhận của các chuyên gia từ PwC, tại Nghị định 20 đã đưa ra những điểm quan trọng và nổi bật như sau:
Định nghĩa về các bên có quan hệ liên kết
Theo phân tích của Pwc, ngưỡng vốn góp của chủ sở hữu được điều chỉnh tăng từ 20% lên 25% trong định nghĩa về các bên có quan hệ liên kết. Thêm vào đó, hai công ty sẽ không còn bị coi là có quan hệ liên kết nếu một bên kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp 50% tổng doanh thu hoặc giá trị mua nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào của bên kia.
Theo Nghị định mới, một số doanh nghiệp nhỏ sẽ được miễn nghĩa vụ soạn lập Hồ sơ xác định giá GDLK trong một số điều kiện cụ thể.
Hồ sơ kê khai xác định giá GDLK
Nghị định 20 yêu cầu chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm ba cấp, nhằm thu thập thêm thông tin về thuế của các công ty đa quốc gia.
Theo nhìn nhận của PwC, qui định này đã áp dụng hướng tiếp cận như được khuyến nghị trong Chương trình hành động số 13 (BEPS) (Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo về chính sách giá và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia). Cụ thể, người nộp thuế phải chuẩn bị và lưu trữ Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu (Master file), Hồ sơ quốc gia (Local file) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (Country by Country report).
Người nộp thuế phải cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp công ty mẹ tối hậu có nghĩa vụ phải chuẩn bị và nộp báo cáo này cho Cơ quan thuế nước sở tại, hoặc trong trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối hậu tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng trở lên.
Nếu người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, người nộp thuế phải có văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
“Ngoài ra, mẫu tờ khai các GDLK mới theo Nghị định 20 yêu cầu người nộp thuế phải kê khai thông tin chi tiết về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nhóm GDLK và giao dịch độc lập. Bất kỳ chênh lệch đáng kể nào giữa mức lợi nhuận thu được từ các GDLK và giao dịch độc lập đều có thể làm gia tăng rủi ro cho người nộp thuế và đặt ra nhiều nghi vấn từ phía cơ quan thuế”, PwC cho biết.
Khấu trừ chi phí
Theo phân tích của PwC, Nghị định 20 cũng đã có qui định rõ, tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao). Mặc dù được quy định trong Nghị định về giá GDLK, điều khoản này được áp dụng đối với cả khoản vay từ bên liên kết và bên độc lập. Nghị định không có điều khoản quy định về chuyển tiếp và hồi tố.
Đối với các dịch vụ nội bộ, các tiêu chí xác định chi phí được khấu trừ cho mục đích tính thuế đã được đưa ra. Cụ thể, người nộp thuế phải chứng minh dịch vụ nội bộ được nhận thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho người nộp thuế, đồng thời phải đưa ra bằng chứng (chứng từ kế toán, hợp đồng dịch vụ, v.v.) để chứng minh tính hợp lý của phương pháp xác định phí dịch vụ.
Các chi phí sẽ không được khấu trừ cho mục đích tính thuế nếu người nộp thuế không chứng minh được lợi ích trực tiếp và giá trị của dịch vụ đó đem lại đối với hoạt động kinh doanh của mình, ví dụ như các dịch vụ trùng lặp, chi phí phục vụ lợi ích cổ đông...
Thêm vào đó, phần lãi do bên liên kết tính thêm trên chi phí trả cho bên thứ ba không được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong trường hợp bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ đó.
Phân tích so sánh
Nghị định hướng dẫn chi tiết về phân tích so sánh, bao gồm cơ sở dữ liệu được sử dụng, lựa chọn phương pháp xác định giá GDLK, số lượng đối tượng so sánh độc lập tối thiểu và các yếu tố điều chỉnh khác (ví dụ như lợi thế chi phí theo yếu tố địa lý). Dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng năm tài chính với năm tài chính của người nộp thuế hoặc cùng thời điểm phát sinh giao dịch.
Tuy nhiên, thời gian thu thập dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập có thể được mở rộng thêm không quá một năm, trong trường hợp cơ sở dữ liệu được sử dụng chưa được cập nhật tại thời điểm thực hiện phân tích so sánh.
Bà Nguyễn Hương Giang cho rằng: “Mặc dù Nghị định 20 có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2017, nhưng với những tác động tiềm ẩn lên các vấn đề vượt ra ngoài phạm vi giá giao dịch liên kết, người nộp thuế cần sớm chủ động nghiên cứu, đánh giá mức độ của các tác động tiềm tàng này đến việc tuân thủ quy định về thuế tại Việt Nam cũng như đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình”./.
Theo Thời Báo Tài Chính Việt Nam