Mười (10) điều một kế toán trưởng mới nhận chức nên làm

CleverCFO

Member
Administrator
Hội viên mới
Cho dù bạn mới nhận chức kế toán trưởng ở công ty mới hay được thăng chức thì bên cạnh việc nhanh chóng hòa nhập với nhân viên thì đặt ra các mục tiêu đúng và cam kết thực hiện cũng vô cùng quan trọng. Ở vai trò lãnh đạo, nhìn ra ngoài bộ phận tài chính kế toán – đưa phòng kế toán thành một “đối tác kinh doanh” là điểm khác biệt giữa một kế toán trưởng và một kế toán trưởng chuyên nghiệp.

1621475797982.png


1. Hứa ít, làm nhiều – cẩn thận với các lời hứa​

Áp lực phải chứng minh năng lực ngay trong 30 ngày đầu tiên nhận chức luôn làm cho các “tân” kế toán trưởng chấp nhận bất cứ nhiệm vụ được giao nào, đôi khi nó quá nguồn lực và không phải thứ tự ưu tiên mà bộ phận kế toán tài chính cần phải tập trung nhất lúc này. Lời khuyên là chọn lựa và thống nhất mục tiêu với ban lãnh đạo, điều này chỉ thật sự hiệu quả khi bạn đi qua 9 bước còn lại.

2. Hiểu về hoạt động kinh doanh và lập dự báo​

  • Hãy xác định bạn có thể tham gia bao nhiêu cuộc họp về kinh doanh và phát triển doanh nghiệp mỗi tuần – bốn hay năm. Hãy chắc chắn bạn hiểu tình hình kinh doanh của công ty, sản phẩm chủ đạo, thế mạnh, khách hàng chính. Việc tiếp theo đó là một bảng dự báo về hoạt đ6ọng kinh doanh.
  • Một khi bạn đã hoàn thành xong bản kế hoạch, hãy cho những người còn lại trong nhóm quản lý xem và yêu cầu họ phản hồi trung thực. Đây là cách duy nhất để biến một bản kế hoạch từ dưới lên thực sự là lập theo phương pháp “bottom – up”. Đây là một công việc khó nhằn; nhưng lại rất quan trọng đến sự thành công ở vai trò kế toán trưởng của bạn

3. Đừng vượt quá con số 12 đến 18 tháng.​

Bất cứ kế hoạch gì vượt quá con số đó đều là sự lãng phí thời gian của tất cả mọi người. Đừng vội vã với một tầm nhìn tài chính 5 năm, thay vào đó là các dự báo dòng tiền, tăng trưởng, đầu tư trong khoảng thời gian từ 12-18 tháng; đó là khung thời gian dễ dự báo và có tính chính xác cao nhất.

4. Cập nhật dự báo cứ mỗi 3 tháng​

  • Nếu không, dự báo cũng chỉ giống như một câu chuyện đùa: Bạn nhận được sự ủng hộ cho một khoản ngân sách hàng năm và dự báo lại nó trong cuộc họp ban giám đốc tiếp theo. Tốt hơn nên biết rằng dự báo lại là điều cần thực hiện một quý một lần, chứ không phải giả vờ “lần này chúng ta đã làm đúng”.
  • Tuy nhiên, cũng có nguy cơ trong việc thực hiện dự báo ba tháng một: Nhân viên bắt đầu cho rằng nhà đầu tư không quan tâm tới sự thâm hụt liên tục (tôi hi vọng bạn không mù mờ như vậy). Trong một doanh nghiệp mới hình thành, mọi thứ đều là “ngắn hạn”, hoặc nếu không, về dài hạn, công ty sẽ chết.

5. Đừng để chi phí vượt quá doanh thu.​

Đôi khi chúng ta dễ dàng bị thuyết phục bởi câu nói: “Chúng ta đang ở giai đoạn mở đầu, thu nhập không đủ bù đắp chi phí là chuyện bình thường” – Hoặc chúng ta đang ở giai đoạn đầu tư, EBITDA vẫn là một con số dương…Tất cả những thứ đó sẽ ăn mòn “nguồn vốn” của bạn; tập trung vào các hoạt động hiệu quả là điều quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng, cứ một đồng chi phí tiết kiệm được sẽ là một đồng dòng tiền tăng thêm và ngược lại

6. Xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư của bạn​

Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) là tất cả các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp (DN) với nhà đầu tư (NĐT), nhằm thỏa mãn cung – cầu về thông tin mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nói cách khác, IR là hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của DN bao gồm 2 nghiệp vụ tài chính và truyền thông với vai trò: Xây dựng chiến lược cổ đông, công bố thông tin, là cầu nối giữa DN với NĐT và quảng bá hình ảnh DN. Việc hợp tác đặc biệt quan trọng khi bạn có tin xấu. Khiến nhà đầu tư ngạc nhiên với tin tốt chẳng bao giờ là vấn đề cả.

Thật đúng là ngốc khi thể hiện dự đoán tuyệt vời của bạn với các nhà đầu tư trong lần đầu tiên tại cuộc họp ban giám đốc. Bạn nên cảm nhận thấy chúng từ trước và không bao giờ được phép rơi vào tình thế phải đoán bạn nghĩ họ muốn thấy gì. Việc hợp tác đặc biệt quan trọng khi bạn có tin xấu. Khiến nhà đầu tư ngạc nhiên với tin tốt chẳng bao giờ là vấn đề cả.

7. Xác định chính xác lợi nhuận trên mỗi-đơn-vị sản phẩm/ dịch vụ.​

Mất tiền cho mỗi đơn vị trong một lần là điều có thể chấp nhận được, nhưng ở một góc độ nào đó, bạn cần phải kiếm lời trên từng đơn vị. Và đừng trông mong một công ty lớn mua của bạn nhiều vì “gặp may” không phải là một chiến lược sống còn. Ngoài ra, bạn cần phải biết chính xác bạn mất bao nhiêu trên mỗi đơn vị để có thể tính toán được quá trình tiến tới có lãi hoặc hòa vốn.

8. Lập kế hoạch cho chi phí marketing.​

Đừng phụ thuộc vào kế hoạch marketing dựa trên các kế hoạch mơ hồ, quảng cáo Facebook, tờ rơi, quảng cáo Google, Email…mà không có một tỷ lệ đo lường hiệu quả. Đúng là có một số công ty đạt được thành công nhờ cách này, nhưng chúng ta nghe nói về họ vì họ là thiểu số, không hay xảy ra. Bạn cần phải giải thích quá trình tạo ra nhu cầu của bạn theo cách máy móc kỹ thuật chứ không phải theo cách thần bí: tức là phải dựa trên tỉ lệ quảng cáo, tỉ lệ truy cập, những khách ghé thăm đặc biệt hàng tháng, tỉ lệ đối thoại, doanh thu trên khách hàng, v.v… Cuối cùng, giả định ngầm định trong mô hình marketing của bạn là điểm mấu chốt đối với khả năng tạo vốn và khả năng sống còn của doanh nghiệp mới hình thành.

9. Tạo ra bản báo cáo một trang và bám vào đó.​

Có vẻ như hầu hết các cuộc họp ban giám đốc đều dành ra 30 phút để giải thích về cách báo cáo doanh thu, chi phí và các số liệu thống kê. Bạn cho rằng mình có thể thấy được vài con số cho biết chuyện gì đang diễn ra trong doanh nghiệp mới hình thành đó và nhìn thấy xu hướng mang tính lịch sử – nhưng sẽ là không thể nếu bạn thay đổi phương pháp báo cáo hàng tháng.

Bạn sẽ gây ấn tượng với nhà đầu tư nếu bạn trình bày các dự án và các kết quả theo cùng một mô hình giống nhau. Cuối cùng, bạn sẽ khiến nhà đầu tư ngạc nhiên nếu thể hiện cái được gọi là Dự báo kiểu thác nước (Waterfall Forecast ∗ ), bản báo cáo thể hiện cách dự báo của bạn thay đổi theo thời gian…

10. Không bao giờ được bỏ qua một chi phí nào của dự án.​

Có thể bỏ qua một con số doanh thu của dự án vì dự báo kinh doanh cho một doanh nghiệp mới hình thành thật sự là trò may rủi. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua bất cứ một chi phí dự án nào, bạn cũng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng hoàn toàn mơ hồ. Chẳng có lời xin lỗi/giải thích nào cho điều này cả. Bạn nghĩ dự án tài chính đòi hỏi phải có một tập bảng biểu tính toán.

Tôi hi vọng bạn hiểu tại sao điều này là không đúng. Thực tế, những quyết định quản lý mang tính chiến lược và sự chuyển tải những quyết định này tới tất cả nhân viên – chứ không phải khả năng bóc tách các bảng biểu tài chính – là yếu tố quyết định chất lượng của dự án tài chính.

Trần Tuấn​

Tài liệu tham khảo: Tài chính là nghệ thuật chuyển tiền từ tay người này sang tay người khác cho tới khi nó biến mất.~ ROBERT W. SARNOFF

Từ nguồn trantuan.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top