MU- Nhà vô địch

Ðề: MU- Nhà vô địch

MU vô địch, tập trung cố hạ nốt Barca nào:nhau:
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

MU đăng quang sớm ở Ngoại hạng Anh

Bất chấp nỗ lực hòng "phá đám" của Arsenal, một MU thi đấu giàu toan tính rốt cuộc vẫn đứng vững và có được hòa không bàn thắng tại Old Trafford, tối thứ bảy. Họ qua đó lên ngôi sớm một vòng đấu - bất kể mọi kết quả về sau của Liverpool.
>
Một điểm có được trước kình địch Arsenal giúp MU giành 87 điểm và còn một trận ở vòng cuối gặp Hull City. Liverpool trong khi đó dù có thắng cả hai trận còn lại cũng chỉ được tổng cộng 86 điểm. Hôm nay, họ vì vậy phải chính thức nói lời giã từ giấc mộng xưng vương mà có lúc tưởng như rất gần mùa này.


Cách đây không lâu, HLV Alex Ferguson từng nói, MU đang là đội bóng ưa làm nên những điều chưa từng có. Điều đó quả không sai. Với việc đăng quang ở mùa giải năm nay, họ đã trở thành đội đầu tiên hai lần lập hat-trick vô địch quốc gia. Lần đầu cũng diễn ra tại Premier League với chuỗi năm 1999, 2000 và 2001. Họ cũng nhờ đó san bằng kỷ lục 18 lần vô địch quốc gia mà Liverpool nắm giữ bấy lâu nay.
Ferguson, trong khi đó, có chức vô địch Ngoại hạng thứ 11 để trở thành HLV thành công nhất trong lịch sử bóng đá Anh và Scotland. Ngay cả khi không tính chức vô địch CLB thế giới tại Nhật Bản, chiến lược gia 67 tuổi cũng đã có trong tay cả thảy 31 danh hiệu, vượt qua cột mốc số 30 của Bill Struth lập tại Rangers trong giai đoạn 1920 - 1954 và Willie Maley tại Celtic từ 1897 đến 1940.
Đặc biệt, ông và các học trò còn được thỏa nguyện ước nâng Cup vô địch trên sân Old Trafford, điều mới chỉ một lần xảy ra trong 10 lần vô địch trước của MU.


So với trận thắng Wigan hôm giữa tuần, đội hình của MU lần này có ba sự thay đổi. Carlos Tevez đá chính, nhưng bản hợp đồng trị giá 30,75 triệu bảng Dimitar Berbatov ngồi dự bị. Darren Fletcher và Ryan Giggs là hai sự khác biệt còn lại, thay thế Anderson và Paul Scholes ở tuyến giữa. Arsenal trong khi đó không có thủ thành Manuel Almunia và chân sút số một Emmanuel Adebayor, nhưng Andrey Arshavin kịp tái xuất sau khi khỏi ốm.
Chỉ cần một điểm và còn phải giữ chân để đá chung kết Champions League cuối tháng này với Barca, MU vì vậy chọn lối chơi chắc chắn và từ tốn. Còn về phần Arsenal, thắng bại không thành vấn đề nữa - như Cesc Fabregas nói trước trận. Nhưng "Pháo thủ" vẫn muốn lắm được chứng tỏ bản thân, được gây bất ngờ để vừa rửa mối hận bị MU loại ở bán kết Champions League vừa để ngăn tiệc vô địch của đại kình địch trên sân nhà.
Chính vì vậy, trong phần lớn thời gian hiệp một, "Pháo thủ" tỏ ra chủ động hơn trong việc cầm và triển khai bóng lên phía trên, nhờ sức mạnh trong khả năng tranh chấp của Denilson và Diaby cũng như kỹ thuật của Andrey Arshavin, Fabregas và Samir Nasri nơi tuyến giữa. Họ kiểm soát khoảng 61 % thời lượng có bóng, sút chín và hai lần trong số đó hướng trúng khung thành của Van der Sar. Con số tương ứng của MU thấp hơn, chỉ lần lượt là 39%, sút bảy và không lần nào khiến thủ thành Lukas Fabianski phải trổ tài.
Tuy nhiên, sự chênh lệch ấy hầu như không nói lên điều gì cả. Arsenal trông khí thế hơn nhưng vẫn tỏ ra bế tắc trước hệ thống phòng ngự chơi tập trung và kín kẽ của đội bóng áo đỏ. Sự tự tin và chặt chẽ ở hàng thủ Arsenal, ngược lại, cũng là điều đáng nói. Ví thử như Kieran Gibbs. Anh không còn vẻ rụt rè run sợ khi đối diện với Cristiano Ronaldo như trong hai lần gặp nhau trước, tại Champions League.
Điều đó khiến hiệp một trôi qua mà không có nhiều tình huống áp sát đáng chú ý được tạo ra. Nổi bật một cách hiếm hoi là cú đánh đầu của Van Persie trong tư thế khá thuận lợi phút 15, nhưng lên trời. Hay sau đó chừng bốn phút là tình huống đáp trả của MU. Cũng từ một quả đánh đầu, ở cự ly gần, nhưng Wayne Rooney chỉ có thể đưa bóng đi chệch cột vì sức ép của Sagna.


Chút sóng gió khác chỉ đổ về khung thành hai bên khi hiệp một sắp kết thúc. Bên phía Arsenal là tình huống lộn xộn trước khung thành của Van der Sar, sau cú quăng chân từ ngoài cấm địa của Nasri - người ghi cả hai bàn thắng giúp Arsenal thắng 2-1 ở giai đoạn một. Còn với đội chủ nhà, đó là quả đá phạt chệch đích của Ronaldo hay trước đó là tình huống bắt vô-lê khá nhanh của Giggs trong cấm địa nhưng vọt xà.
Kịch bản trong hiệp hai có phần giống với 45 phút trước đó. MU vẫn tỏ ra điềm tĩnh và duy trì lối chơi chắc chắn, nghiêng nhiều về phòng ngự. Không ít thời điểm Rooney thậm chí trông như đá trong vai trò hậu vệ trái. Arsenal trong khi đó vẫn muốn làm được điều đặc biệt. Họ tỏ ra khá máu chiến, thậm chí có liên tiếp những tình huống phạm lỗi đến mức phải nhận thẻ nhắm vào Patrice Evra - người từng chế các cầu thủ Arsenal là trẻ con sau trận bán kết lượt về ở Champions League.
Sau đà khởi đầu máu lửa, Arsenal dần chiếm lĩnh thế trận và tạo được nhiều hơn những lần áp thành. Một trong số đó, phút 58, được Gibbs chuyển hóa thành cú dứt điểm khá hiểm, đưa bóng ăn ra mặt bên lưới. Tuy nhiên, MU không tỏ ra hoàn toàn bị động, và sự lợi hại của họ được thể hiện khá rõ qua một vài tình huống tấn công nhanh, sắc sảo.
Phút 59, nếu Tevez không nhiệt tình đến mức quá cá nhân, anh đã không để Fabianski áp sát và làm hỏng cơ hội ngon trong cấm địa. Không lâu sau tình huống đó, tiền đạo người Argentina được rút ra. Vào thay anh là Park Ji-sung. Bên phía đội khách, Nasri và Arshavin cũng ra nghỉ, nhường chỗ cho Bendtner và Walcott.


Phút 72, sự lợi hại của MU lại được thể hiện bằng một tình huống lên bóng nhanh. Lưới của đội khách thậm chí đã tung lên, nhưng bàn thắng không được công nhận vì Ronaldo bị thổi phạt việt vị trước đó. Tuy nhiên, pha quay chậm cho thấy đây là một tình huống nhạy cảm và có vẻ như một cầu thủ khách còn đứng dưới tiền vệ đội chủ nhà. Phút 78, lại là Ronaldo lên tiếng, với quả sút phạt hiểm hóc suýt trúng vào góc cao khung thành Arsenal.
Xuôi về cuối trận, đội khách đẩy cao hơn mức độ áp thành. Phút 84, một pha phối hợp tấn công bài bản của họ khiến MU thót tim. Từ cú sút của Faregas chếch về bên mé trái, bóng sượt tay Van der Sar đập mặt ngoài cột dọc văng ra biên. Phút 87, sau một loạt nỗ lực cầm bóng, Van Persie dứt điểm chân trái khó chịu, nhưng trúng vị trí mà thủ thành đồng hương đã chọn.
Mọi nỗ lực sau cùng không thành, "Pháo thủ" đành chấp nhận nhìn đối thủ hân hoan mở rượu mừng, nâng cao Cup vô địch và vui khúc ca chiến thắng.


(theo vnexpress)

Chúc mừng MU! :cungly: :dotphao:
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Chúc mừng MU, tối wa đi co rck mà không biết nhận đc bao nhiu tin nhắn về vụ ni nữ.
Dù thế nào cũng chúc mừng :thodai:
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Chúc mừng chiến thắng của MU. Hạ lun Bar đi. :dotphao:
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Mùa mưa huyền thoại
17/05/2009 06:38

MUvodich2009.jpg
Khi cơn mưa xối xả bất chợt ập xuống Old Trafford trong một buổi trưa Hè nắng như thiêu như đốt, người ta bỗng hiểu rằng đó là điềm lành với Quỷ Đỏ. Và thực tế, những nỗ lực tột cùng của Arsenal là chẳng đủ để níu lại bữa tiệc nâng Cúp mà M.U đã dọn sẵn.
Lúc khởi tranh mùa bóng này, Liverpool đã tuyên chiến, rằng đố M.U san bằng được kỷ lục 18 lần vô địch Anh của The Kop?! Trong phần lớn thời gian của lượt đi, Liverpool đã chứng minh lời thách đố của họ là có cơ sở. Từng có giai đoạn M.U bị đánh bật khỏi tốp ƯCV nặng ký nhất. Nhưng bây giờ, khi Premiership 08/09 vẫn còn 1 trận, Quỷ Đỏ đã đăng quang, lần thứ 3 liên tiếp và thứ 11 trong 17 năm gần nhất. Một kỷ lục!

Chắc chắn, đây đó sẽ vẫn còn những lời bàn ra tán vào về chức vô địch lần thứ 18 trong lịch sử CLB của M.U. Bởi con số 67 bàn thắng ghi được sau 37 trận quả là rất khiêm tốn. Nhưng nhìn một cách tổng thể, thày trò Alex Ferguson đã làm được những điều phi thường, trong một năm quá bận rộn, quá khó khăn và luôn đứng trước áp lực kinh hoàng. Nếu bạn không tin, tôi sẽ chứng minh để bạn thấy!

Có lẽ chẳng cần ngôi quán quân năm nay, hay những màn trình diễn siêu hạng của Ronaldo, tất thảy vẫn phải công nhận M.U thuộc số ít những đội bóng đẳng cấp và bản lĩnh hàng đầu thế giới. Bởi nếu không phải họ, thì chưa chắc đã có thể vượt qua giai đoạn sứt mẻ tinh thần sau 2 trận thua liên tiếp trước Liverpool, Fulham. Thống kê cho thấy, Quỷ Đỏ thắng liền 7 trận sau đó, trước khi hòa Arsenal để chính thức đăng quang.

Tất nhiên, bản lĩnh và đẳng cấp thôi chưa đủ. Với những bất lợi sau lượt đi, M.U chỉ có thể ngược dòng ngoạn mục nếu có đủ binh hùng, tướng mạnh. Về điều này, chỉ có thể dùng 2 từ “hoàn hảo” để mô tả Quỷ Đỏ. Trên băng ghế huấn luyện, Sir Alex một lần nữa đã chứng minh ông là kiến trúc sư xuất sắc nhất thế giới ở cấp CLB. Bởi nhờ mưu lược của ông, M.U đã có sự bùng nổ của Ronaldo (dẫn đầu danh sách Vua phá lưới), Rooney; kinh nghiệm của lão tướng Giggs, Scholes; nỗ lực chứng minh của Tevez, Fletcher; hay sự trưởng thành đáng nể của Evans, anh em nhà Da Silva hay Welbeck…

Có thể nói, M.U của mùa bóng 2008/09 là tổng hòa của tất cả những gì tinh túy nhất. Đó là một tập thể quá hiểu nhau, dưới bàn tay HLV Alex Ferguson đã bước lên một tầm phát triển mới. Hai chức vô địch gần nhất, sức mạnh của M.U dựa trên nền tảng của hàng công và sự tỏa sáng của những cá nhân. Còn năm nay, Quỷ Đỏ đạt đến độ cân bằng mẫu mực giữa tấn công và phòng ngự. Sự khác biệt này giúp M.U có được sự ổn định và niềm tin trong mọi hoàn cảnh.

Tất nhiên, cũng phải thừa nhận M.U đã gặp khá nhiều may mắn trong một mùa giải các đối thủ đều tự bắn vào chân. Song xét cho cùng, chức vô địch Premiership mùa này của thày trò Alex Ferguson là quá ấn tượng. Hãy ngước về thời khắc bắt đầu từ tháng Giêng năm nay, sau chức VĐTG CLB. M.U đặt tham vọng thâu tóm mọi danh hiệu tập thể và cá nhân. Trước vô vàn áp lực, thử xem Quỷ Đỏ đã đạt được những gì? Ngoài FA Cup, Red Devils đã và đang có tất cả.



Quá dễ hiểu khi giới chuyên môn và bản thân Sir Alex đã buộc phải dành những lời tôn vinh cho thế hệ M.U hiện tại. Bởi chính họ đang là nhân chứng sống của mùa giải huyền thoại của Quỷ Đỏ, với danh hiệu VĐQG Anh thứ 18 trong lịch sử và có thể, cả ngôi quán quân Champions League năm thứ hai liên tiếp. Sau niềm vui hôm nay, hãy hướng về Rome và chờ xem M.U chứng tỏ niềm kiêu hãnh…

Nhìn lại chặng đường vô địch của M.U

Vòng 1, Man United đã khiến NHM thất vọng khi bị Newcastle cầm hoà với tỷ số 1-1 ngay tại Old Trafford.

Vòng 4, đội bóng của Ferguson lại tụt xuống tận vị trí thứ 14 sau thất bại đầu tay ở mùa giải này và đội đã khiến họ đau khổ là Liverpool.

Mọi thứ còn tệ hơn 1 tuần sau trận thua Liverpool, Quỷ đỏ tụt xuống vị trí thứ 15 khi thủ hoà 1-1 với Chelsea trên sân Stamford Bridge dù đã mở tỷ số do công của Park Ji-sung.

Vòng 6, C.Ronaldo đánh dấu sự trở lại sau chấn thương bằng bàn mở tỷ số trong trận thắng 2-0 trước Bolton.

Vòng 8, tân binh Berbatov khẳng định giá trị bằng bàn nâng tỷ số lên 3-0 và một màn trình diễn ấn tượng trong chiến thắng 4-0 trước West Brom giúp Man United leo lên vị trí thứ 5.

Vòng 12, một lần nữa Man United thất bại trước một đại diện của tốp 4, lần này là Arsenal với kết quả thua chung cuộc 1-2.

Vòng 13, trong chiến thắng 5-0 của Quỷ đỏ trước Stoke, tiền đạo trẻ Welbeck có được bàn thắng đầu tiên tại Premiership.

Vòng 21, Man United đã chứng tỏ bản lĩnh thực sự của mình khi hạ Chelsea với tỷ số khó tin, 3-0, tại Old Trafford để leo lên vị trí thứ 2 trên BXH. Ngay sau đó họ giành ngôi đầu bảng nhờ chiến thắng 1-0 trước Bolton.

Vòng 29, một lần nữa Man United lại gục ngã trước Liverpool khi để thua 1-4 ngay tại sân nhà Old Trafford. Với kết quả này, họ chỉ còn cách chính Liverpool 4 điểm.

Vòng 31, tiền đạo 17 tuổi, Macheda đã trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý khi ghi bàn giúp Man United thắng chung cuộc 3-2 trước Aston villa.

Vòng 34, đội bóng của Ferguson làm nên cuộc lội dòng đầy ấn tượng khi thắng ngược Tottenham với tỷ số 5-2 sau khi đã bị dẫn 0-2 trong hiệp 1.

Với 2 trận thắng trước Man City ở vòng 36 và Wigan ở trận đấu bù, Man United chỉ cần 1 trận hoà là đủ để đăng quang và họ đã làm được điều đó ở trận đấu sớm vòng 37 khi hoà 0-0 với Arsenal ngay tại Old Trafford.

Con số

2: Đây là lần thứ 2 trong kỷ nguyên Premiership (11 lần vô địch), M.U được đăng quang trên sân nhà Old Trafford. Lần duy nhất trước lần này là mùa 1998/99.

11 & 17: M.U đã làm được những điều kỳ diệu trong 22 năm “triều đại” Alex Ferguson. Bởi chỉ với 17 năm qua, Quỷ Đỏ đã 11 lần vô địch bóng đá Anh. Một kỷ lục.

67: Chỉ ghi được 67 bàn thắng cho đến thời điểm đăng quang, M.U mùa 08/09 chính là nhà vô địch có thành tích ghi bàn kém cỏi nhất của kỷ nguyên Premiership.

(www.baobongda.com.vn)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: MU- Nhà vô địch

Anyway, xin chúc mừng MU và các fan của MU.
Chỉ có điều hơi tiếc một chút là sự đăng quang không phải là một trận thắng. Sẽ có người nói đó là chiến lược, chiến thuật gì gì đó, nhưng cảm giác không sướng.
Như vậy MU vẫn còn đang e dè Barca trong trận chung kết Champion League lắm đấy.
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Anyway, xin chúc mừng MU và các fan của MU.
Chỉ có điều hơi tiếc một chút là sự đăng quang không phải là một trận thắng. Sẽ có người nói đó là chiến lược, chiến thuật gì gì đó, nhưng cảm giác không sướng.
Như vậy MU vẫn còn đang e dè Barca trong trận chung kết Champion League lắm đấy.

Nói chung là 1 trận hòa cũng đủa để MU đăng quang và 2 bên cũng tạm bằng lòng khi hòa trên sân MU. Vì vậy, dù cả 2 đều muốn chiến thắng nhưng 1 trận hóa có vẻ là có lợi nhất cho cả 2 nên cũng ko bên nào thật sự quyết tâm. Dù sao đó cũng là 1 kết quả tốt. Hãy dưỡng sức cho trận quyết đấu ngày 28/5 thôi.
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Đành ngậm ngùi nói 2 tiếng: CHÚC MỪNG! He he
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Lại vô địch nửa,kiểu này riết hok ai chơi lại Fan MU nửa:votay::votay::votay:
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Alex Ferguson - Nhà “sưu tầm” Cúp vĩ đại
(Dân trí) - Đêm qua ngài Alex đã cùng các học trò bổ sung thêm một chức VĐ Premier League nữa vào căn phòng truyền thống đầy ắp các danh hiệu của CLB. Đây đã là danh hiệu thứ 33 của Ferguson sau 23 năm dẫn dắt MU.
>> Lễ đăng quang náo nhiệt của MU tại Old Trafford
>> Hòa Arsenal, MU đăng quang ngôi vô địch Premier League

Năm nay đã 67 tuổi nhưng người ta có thể cảm thấy rõ ràng rằng khát khao chiến thắng của vị HLV người Scotland vẫn đang hừng hừng như những cầu thủ mới vào nghề. Sau trận hòa 0-0 trước Arsenal đêm qua, ông lại có thể làm một công việc rất ưa thích sau mỗi mùa giải: xách chiếc cúp đặt vào phòng truyền thống của CLB.


Đây đã là danh hiệu VĐ Premier League thứ 11 của ngài Alex, một con số quá đỗi ấn tượng bởi giải đấu này mới chỉ ra đời năm 1992 (trước đó có tên là English First Division). Không những thế MU cũng san bằng luôn kỷ lục 18 danh hiệu VĐ bóng đá Anh mà Liverpool nắm giữ. Điều đó cũng có nghĩa là suốt hơn 20 năm qua đội bóng giàu truyền thống nhất nước Anh hoàn toàn không thể cạnh tranh với bầy Quỷ đỏ.

Ferguson.jpg


Alex Ferguson đang trở thành huyền thoại tại Manchester United​


Đáng tự hào hơn nữa, tính đến nay Ferguson là HLV duy nhất có thể giúp đội nhà VĐ Premier League 3 lần liên tiếp. Không những thế, “ông già gân” này còn lập được hat-trick đến 2 lần (lần đầu vào các năm 1998/99, 1999/00 và 2000/01).



Kể từ khi lên thay thế Ron Atkinson tháng 11/1986 đến nay, Fergie cũng đã chứng kiến các học trò 8 lần đoạt cúp Charity Shields, 3 League cup, 1 cúp C3, 1 siêu cúp châu Âu và 5 cúp FA. Và tất nhiên không thể không kể đến 2 chức VĐ Champions League, 1 cúp liên lục địa năm 1999, 1 chức VĐ thế giới các CLB.



Tính đến nay có đến 33 trong tổng số 58 danh hiệu mà Red Devil đang có được đem về bởi Ferguson. Nên nhớ rằng Manchester United đã có tuổi đời 131 năm (thành lập năm 1878) trong khi thời gian Ferguson cầm quân mới chỉ có 23 năm. Chắc chắn rằng một ngày nào đó nếu ông nghỉ hưu, sẽ còn rất lâu nữa mới có ai đó sánh ngang được với kỷ lục này.
(www.dantri.com.vn)
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

10 quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp của Alex Ferguson
(Dân trí) - Thành công của Sir Alex có được nhờ cá tính quyết đoán và sắt đá của mình. Ông luôn đưa ra quyết định mua ai, bán ai, dùng ai, bỏ ai và chưa khi nào hối tiếc về những sự lựa chọn đó.


1. Nói “không” Arsenal và Tottenham: Sau khi đưa Aberdeen giành Cúp C2 mùa giải 82-83, cả Arsenal lẫn Tottenham đều muốn có được sự phục vụ của HLV tài ba người Scotland (thế chỗ Don Howe và Peter Shreeves). Nhưng Fergie đã từ chối tất cả để đến với MU hồi tháng 11/1986 thay thế cho Ron Atkinson (ảnh dưới).

Atkinson.jpg




2. Mua C.Ronaldo: Sir Alex đã chứng tỏ con mắt nhìn người tinh tế của mình khi chiêu mộ tiền vệ người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo khi đó mới 18 tuổi từ Sporting Lisbon với giá 12,24 triệu bảng. Và nay CR7 đã là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và đang được Real Madrid chào giá 80 triệu bảng.

Ronaldo1.jpg




3. Luôn đặt niềm tin vào Ronaldo: cả thành Manchester tỏ ra giận dự trước thái độ lấp lửng của Ronaldo trong vụ chuyển nhượng bất thành sang Real Madrid. Nhiều người cảm thất lo ngại CR7 sẽ không còn toàn tâm toàn ý vì đội bóng nhưng Sir Alex vẫn đặt niềm tin vào Ronaldo. Và ông đã được đền đáp xứng đáng bằng phong độ chói sáng của cầu thủ này năm nay.


Ronaldo2.jpg



4. Tống khứ ngôi sao con cưng David Beckham: mối quan hệ giữa Becks và Fergie đã trở nên xấu đi kể từ khi cầu thủ điển trai này kết hôn với Victoria. Và sau sự cố “Chiếc giày bay” hồi năm 2003, Ferguson đã bán Beckham cho Real Madrid với giá 25 triệu bảng trong thời điểm siêu sao này gần như đã qua thời kỳ đỉnh cao.

Beck.jpg




5. Chiêu mộ Van Nistelrooy: nhiều người đã cảm thấy hoài nghi khi Fergie bỏ ra tới 18 triệu bảng cho một tiền đạo còn đang điều trị chấn thương đầu gối từ PSV Eindhoven hồi năm 2000. Nhưng sau 1 năm dưỡng thương, “Van Gol” đã không phụ sự tin tưởng của HLV người Scotland khi ghi tới 150 bàn trong 5 mùa giải cho MU trước khi chuyển tới Real Madrid hồi năm 2006.


Nistelrooy.jpg


6. Hoãn dự định nghỉ hưu năm 2002: Sau mùa giải 2001-2002 đầy thất vọng, Sir Alex đã tính chuyện rời bỏ cương vị HLV MU. Nhưng ông đã thay đổi quyết định vào phút chót và ở mùa bóng tiếp theo, ông đã đưa “Quỷ đỏ” thành Manchester lên ngôi sau cú nước rút ngoạn mục trước Arsenal.

nghihuu.jpg




7. Quyết định thay người sáng suốt tại Nou Camp: trong trận chung kết Champions League với Bayern Munich mùa giải 1998-1999, Ferguson đã tung liên một lúc cả Teddy Sheringham - Ole Gunnar Solksjaer vào sân. Và bộ đôi trên đều lập công ở những phút cuối trận đấu, giúp MU lội ngược dòng thắng 2-1 rồi lên ngôi vô địch châu Âu.

Sher-Sol.jpg




8. Tin vào lớp trẻ: Alan Hansen đã từng dạy khôn Fergie rằng: “Bạn không thể vô địch với những lũ trẻ”. Nhưng sau đó, cựu cầu thủ trên đã phải rút lại lời nói của mình khi ở mùa giải 95-96, đội ngũ “măng sữa” của MU bao gồm Gary Neville, Phil Neville, David Beckham, Paul Scholes, Nicky Butt đã thẳng tiến đến chức vô địch nước Anh, bỏ xa đội xếp thứ 2 là Newcastle đến 14 điểm.

cauthutre.jpg



9. Ký hợp đồng với Roy Keane: Ngài Alex đã đối mặt với bài toán hóc búa nhất vào mùa hè 1993: ai sẽ thay thế Bryan Robson ở vị trí tiền vệ trụ. Cuối cùng, Ferguson đã quyết định mua Roy Keane từ Nottingham Forest với giá 3,75 triệu bảng. Và sau 12 năm chơi bóng ở Old Trafford, Keano đã trở thành huyền thoại vĩ đại của “Quỷ đỏ”.


keen.jpg



10. Chiêu mộ Eric Cantona: Ở mùa giải 1991-1992, MU đang vật lộn ở vị trí thứ 10 trong năm đầu tiên giải đấu lấy tên Premier League. Thời điểm đó, Alex Ferguson đã quyết định chiêu mộ Eric Cantona từ Leeds và đó là quyết định vô cùng thành công bởi sự chói sáng của “King Eric” giúp MU lần thứ 26 lên ngôi vô địch Anh, bỏ xa đội xếp thứ 2 là Aston Villa đến 10 điểm.


cantona.jpg

(www.dantri.com.vn)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: MU- Nhà vô địch

10 quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp của Alex Ferguson

Nhưng cón 1 quyết định nữa quan trọng không kém là sa thải Roy Keane khi anh chàng này có vẻ đang phá đội. He he he !!! :gatdau: :gatdau:
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Một bài phân tích của nhà báo Kim Uyên - VTC

Benitez bất phục Ferguson: Nhét Paris vào... một cái chai!

Rafa Benitez không phục Alex Ferguson, bằng chứng là chiến lược gia người Tây Ban Nha vẫn công kích "ông già gân" xứ Scot trong lời chúc mừng xã giao của mình. Nhưng có cần "cãi cố" như vậy không, Benitez?

Cái lý của Benitez

Khi được hỏi về cảm xúc sau khi MU vô địch giải Ngoại hạng, Benitez vẫn chúc mừng Ferguson, nhưng cũng không quên "đá" thêm: "Khi bạn sở hữu một đội bóng mà cầu thủ nào cũng có giá 20-30 triệu bảng, việc bạn vô địch chẳng có gì khó khăn cả".

Bởi vậy, Benitez nói rằng tin rằng chỉ cần hai con bài chiến lược Gerrard và Torres không nghỉ thi đấu quá nhiều vì chấn thương, đội bóng của ông đã có thể giành được vương miện Premier League. Và như vậy, cơn khát chức VĐQG Anh sau gần 2 thập kỷ đã chấm dứt khi mùa hè vừa tới.

Cái lý của Benitez không sai. Gerrard ngày một hoàn thiện và trở thành một thủ lĩnh dẫn dắt lối chơi, trong khi Torres là một cỗ máy săn bàn thực sự. Sẽ là thừa nếu dùng ngôn từ bóng bẩy để tán dương họ, hãy để những con số lên tiếng.

Trong 30 trận góp mặt ở Premier League mùa này, Gerrard đóng góp tới 16 bàn thắng, chỉ kém Ronaldo 2 bàn. Anh cũng là cây săn bàn số 1 của The Kop với 24 lần lập công trong 41 trận trên tất cả các mặt trận. Trong khi đó, Torres cũng ghi 13 bàn thắng ở giải ngoại hạng dù chỉ ra sân vỏn vẹn 22 lần.

Sự phối hợp ăn ý giữa Gerrard - Torres chính là nhân tố then chốt tạo nên sức mạnh hàng công của Liverpool. Và do vậy, việc bộ đôi này vắng mặt là một thiệt hại lớn với The Kop và ảnh hưởng rất nhiều tới thành tích thi đấu của họ.

Nhưng... tất cả chỉ là nguỵ biện

Cổ nhân có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trước khi đổ lỗi cho hoàn cảnh, con người ta nên tìm cách vượt qua hoàn cảnh trước đã. Một đội bóng vô địch phải là đội bóng không chỉ chiến thắng đối thủ mà còn biết chiến thắng sự nghiệt ngã của định mệnh. Một khi anh chỉ biết than phiền và đổ lỗi cho hoàn cảnh, như cách Benitez đang làm, chừng đó anh còn chưa tìm ra con đường hướng tới chiến thắng.

Ở một giải đấu lớn như Premier League, mỗi mùa giải luôn là một con đường với rất nhiều ngã rẽ. Nơi đó luôn tiềm ẩn những hiểm hoạ và những vận may, những quyết định đúng đắn và những sai lầm. Có HLV nào chưa từng đau đầu vì những ca chấn thương không?

Vậy nên, thay vì ngửa mặt lên trời mà than trách số phận, sẽ là tốt hơn nếu Benitez chấp nhận nhìn lại mình. Rafa đã tự đặt câu hỏi: “Cớ sao Gerrard và Torres luôn gặp vận đen"? Và người ta cũng có thể chất vấn ông bằng hàng lô hàng lốc những câu hỏi khác.

Vì sao Liverpool đang ngự ở ngôi đầu bảng lại chơi chùng xuống khi MU còn bận đá cúp thế giới các CLB ở Tokyo? Vì sao họ lại tự đánh mất cơ hội với 11 trận hoà? Vì sao Benitez ép học trò dốc sức cho hai trận đấu không mấy ý nghĩa trước Marseille và PSV, để rồi sau đó bị West Ham và Hull cầm chân? Vì sao ông đẩy Robbie Keane về Spurs để rồi không ai ghi bàn hộ lúc Torres vắng mặt? Vì sao ông vẫn ôm khư khư cái triết lý xoay tua cứng nhắc, cất nhiều trụ cột đang có phong độ cao trên ghế dự bị để rồi đổi lấy là những trận hoà đầy thất vọng? Vì sao Liverpool vẫn chưa từ bỏ thói quen phung phí điểm trước các đối thủ nhỏ? v.v...

Nếu cứ... viện vào "chữ Nếu", thì Benitez chưa chắc có ngôi vị á quân sau Ferguson!

Nói một cách hình ảnh thì còn đến "cả một vạn" câu hỏi “vì sao” vẫn đang đợi Benitez trả lời. Nhưng thay vì trả lời chúng, HLV của The Kop lại đi "đổ tội" cho Ferguson là dựa trên "sức mạnh đồng tiền". Benitez dùng những câu hỏi “vì sao” thì Fergie cũng có thể làm tương tự lắm chứ? Chẳng hạn: "Nếu Ronaldo và Rooney không chấn thương trong những tháng đầu mùa giải, cuộc đua có kết thúc từ rất lâu rồi không? Nếu Brown, Hargreaves không nghỉ cả mùa, mọi chuyện sẽ thế nào"? v.v.

Thế nên, sự khác biệt trong vấn đề của MU và Liverpool, như rất nhiều người đã nói (mà Benitez không chịu hiểu?) nằm ở chiều sâu đội hình. Có những thời điểm MU mất cả chục cầu thủ, trong đó có rất nhiều trụ cột, nhưng những dự bị đã chơi quá hay. Ferguson đã không than thân trách phận khi Ferdinand, Ronaldo, Rooney hay Hargreaves nghỉ thi đấu bởi ông tin và được hưởng thành quả từ những Evans, Fletcher, Park, Macheda hay O’shea. Benitez không có được điều đó, dù đã gắn bó với Anfield 5 năm.

Lại hỏi: Vậy thời gian nửa thập kỷ ấy chẳng lẽ không đủ để Benitez xây lên một đội hình có chiều sâu và chất lượng? Chúng ta hãy tiếp tục với những chữ “Nếu”.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Guus Hiddink dẫn dắt Chelsea từ đầu mùa giải? Nếu Joe Cole, Deco và Ferreira không chấn thương dài hạn? Nếu Essien và Drogba khoẻ mạnh suốt cả mùa? Câu hỏi tương tự, điều gì sẽ đến nếu Arsenal không mất Gallas, Rosicky, Eduardo, Clichy, Van Persie, Fabregas, Walcott… trong những thời điểm nhạy cảm? Câu trả lời: Đội bóng của Benitez chưa chắc đã có ngôi á quân!

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những sự kiện không thể đoán biết. Khi công kích Ferguson và MU, Benitez liệu có biết đối thủ của họ đã chơi 65 trận, số trận nhiều hơn bất kỳ đội bóng nào ở châu Âu và là kỷ lục của một đội bóng Anh sau 1/4 thế kỷ? Liệu Benitez có biết Ferguson cũng đã phung phí sức lực khi vào tới chung kết Carling Cup (đoạt cúp) và bán kết FA Cup (bị loại)? Trong khi đó, đội bóng của Rafa đã chủ động dừng bước ở cả 2 mặt trận ấy ngay từ vòng 5!

Benitez ghen tị khi Ferguson có những "cầu thủ có giá 20-30 triệu bảng", nhưng sự thật là hè năm ngoái Ferguson chỉ chi 31 triệu bảng để mua duy nhất Berbatov, trong khi Benitez shopping hết 40 triệu cả thảy. Có phải là sai lầm không khi Benitez bỏ ra 7 triệu bảng để mang về lựa chọn hậu vệ trái thứ 3 (Dossena); đổ 19 triệu bảng cho thương vụ Robbie Keane để chấp nhận thâm hụt 7 triệu chỉ sau 6 tháng; mua về một David N'Gog còn lâu mới thay thế được Torres?…

Đừng cố nhét Paris vào... trong chai

Đã đến lúc chính sách nhân sự của HLV tới từ bán đảo Iberia cần phải được xem lại. Trong những năm tại vị, Benitez đã mang về biết bao “kẻ ăn hại” như Zenden, Fowler, Bellamy, Pennant, Voronin, Robbie Keane, Djibril Cisse… Cũng chính ông đã nhập khẩu rất nhiều nỗi thất vọng tới từ La Liga, bao gồm Luis Garcia, Morientes, Josemi, Antonio Nunez, Sissoko, Mark Gonzalez. Đặc biệt, Morientes, Josemi, Antonio Nunez, Mark Gonzalez đã bị bán sau đúng 1 năm, trong khi thời gian Robbie Keane ở Anfield chỉ tính bằng tháng.

Số tiền mua và trả lương đội ngũ ấy có thể dùng để đổi lấy rất nhiều những "cầu thủ có giá 20-30 triệu bảng"!

Điều gì sẽ xảy ra nếu cú dứt điểm của Solskjaer trong phút bù giờ trận chung kết Champions League 1999 không đi vào lưới Bayern? Nếu tháng 11/1992, Leeds từ chối bán Eric Cantona cho MU? Nếu Mark Robins không ghi bàn giúp Quỷ Đỏ thắng Nottingham Forest ở vòng 3 FA Cup 1990 (Nếu MU không thắng trận ấy, Ferguson chắc chắn bị sa thải)? Nếu “ông già gân xứ Scot” quyết định chia tay bóng đá từ năm 2002? v.v.

Câu trả lời chung cho tất cả là: Nếu Sir Alex Ferguson sẽ không còn tại vị đến thời điểm này, MU có thể không có danh hiệu Premier League thứ 3 liên tiếp, còn Rafa Benitez chắc chắn không có đối thủ để mà bất phục.

Cuộc sống là một dòng chảy bất tận với rất nhiều ngã rẽ, nghiệp huấn luyện bóng đá cũng không phải là ngoại lệ. Vậy nên, đừng đặt quá nhiều câu với những từ “Nếu”, nó chỉ là một hư từ. Nhìn về quá khứ không có gì xấu, nhưng nó sẽ chỉ trở thành một thói quen tốt nếu ta biết nhìn lại để rồi bước tiếp.

Người Pháp chẳng nói: “Với một chữ nếu, người ta có thể nhét cả Paris vào một cái chai” đó thôi?

(Kim Uyên-VTC)
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Một bài phân tích của nhà báo Kim Uyên - VTC

Benitez bất phục Ferguson: Nhét Paris vào... một cái chai!

Cũng nên hiểu:
1. HLV nổi tiếng luôn có 1 cái TÔI rất bự, Ben là Ben! Không lẻ lúc này Ben lại tấm tắc khen Fe
2. So sánh chi cho khập khiểng: Ngài Alex vẫn là HLV vĩ đại của cả thế giới này, có 1 0 2!
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Chấm điểm cầu thủ MU mùa giải 2008-2009

Ronaldo, Rooney và Vidic là ba ngôi sao được đánh giá cao nhất trong hành trình đưa MU vào chung kết Champions League cũng như chinh phục chức vô địch Premier League lần thứ 11.

Cristiano Ronaldo: 9 điểm
Trận: 33; Đá chính: 31; Thời gian thi đấu: 2.749 phút; Bàn thắng: 18.

Ronaldo đã không tái hiện được phong độ đỉnh cao như mùa trước, nơi anh ghi 42 bàn trên mọi mặt trận. Tuy nhiên, sau khoảng đầu bị kìm hãm vì chấn thương, tiền vệ người Bồ Đào Nha vẫn kịp chứng tỏ mình xứng với danh hiệu cầu thủ hay nhất thế giới hiện nay. Anh hiện cùng Nicolas Anelka của Chelsea chia sẻ hai vị trí dẫn đầu danh sách ghi bàn ở Ngoại hạng Anh.
Dù tính cách có kênh kiệu và sự trung thành còn là vấn đề phải bàn cãi, nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng và đóng góp của Ronaldo.

Wayne Rooney: 9
Trận: 30; Đá chính: 25; Thời gian thi đấu: 2.264 phút; Bàn thắng: 12.

Tiền đạo đội tuyển Anh ngày một chứng tỏ sự chững chạc. Anh hầu như chơi tốt mọi vị trí mà HLV Ferguson yêu cầu, không chỉ ở phương diện tấn công mà ngay cả khi lui về phòng ngự.

Nemanja Vidic: 9
Trận: 34; Đá chính: 33; Thời gian thi đấu: 2.984 phút; Bàn thắng: 4

Không hoàn toàn tránh hết mọi sai lầm, nhưng quả thực, Vidic giờ là nhân tố không thể thiếu ở MU với lối chơi chắc chắn, lăn xả và thông minh nơi phòng ngự. Anh thậm chí còn ghi được bốn bàn thắng, mà đa phần trong số đó có ý nghĩa quan trọng. Trung vệ người Serbia hoàn toàn xứng đáng khi được CĐV đội nhà bình chọn là cầu thủ hay nhất mùa.

Rio Ferdinand: 8
Trận: 24; Đá chính: 24; Thời gian thi đấu: 2.140 phút; Bàn thắng: 0

Luôn thể hiện đúng phong thái và tư chất của một trung vệ hàng đầu thế giới hiện nay. Điểm mạnh nữa mà Rio đang chứng tỏ rất tốt gần đây là khả năng đọc trận đấu.

Van der Sar: 8
Trận: 33; Đá chính: 33; Thời gian thi đấu: 2.913 phút; Bàn thắng: 0

Ferguson từng phải thốt lên đầy tiếc nuối rằng, MU có lẽ đã thành công hơn nữa nếu ông mua được thủ thành người Hà Lan ngay sau khi Peter Schmeichel ra đi. Mùa này, Van der Sar xác lập được thành tích khó tin là sạch lưới 13 trận liên tiếp ở Ngoại hạng, và chưa hề có dấu hiệu rệu rã của tuổi tác.

Rafael Da Silva: 8
Trận: 15; Đá chính: 11; Thời gian thi đấu: 996 phút; Bàn thắng: 1

Ferguson bất ngờ trao cơ hội cho hậu vệ phải người Brazil trong chuyến làm khách của Aalborg tại Champions League, và một ngôi sao bắt đầu ló dạng. Còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nhưng Rafael vẫn tỏ ra thích nghi nhanh chóng và khá tự tin ở môi trường mới đầy khắc nghiệt.

Jonny Evans: 8
Trận: 17; Đá chính: 16; Thời gian thi đấu: 1.419 phút; Bàn thắng: 0

Chấn thương của đồng đội vô tình mang đến cho trung vệ trẻ cơ hội, và anh đã tận dụng khá thành công. Ở tuổi 21, Evans hoàn toàn có hy vọng vào một tương lai tươi sáng ở Old Trafford.

Ryan Giggs: 7
Trận: 28; Đá chính: 15; Thời gian thi đấu: 1.500 phút; Bàn thắng: 2

Không còn nhiều đóng góp lớn lao như trước, nhưng kinh nghiệm và tinh thần là thứ MU vẫn cần ở lão tướng người xứ Wales. Anh cách đây chưa lâu được vinh danh bằng danh hiệu Cầu thủ hay nhất năm của Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh PFA.
Thành công của MU cơ bản đến từ nền tảng là một đội hình có chiều sâu và gắn kết.

Paul Scholes: 7
Trận: 21; Đá chính: 14; Thời gian thi đấu: 1.263 phút; Bàn thắng: 2

Không thể ra sân nhiều, nhưng ở Scholes, người ta vẫn luôn cảm nhận được bản lĩnh, khát khao cũng như tài năng của một cầu thủ lớn như thuở còn đôi mươi.

Michael Carrick: 7
Trận: 28; Đá chính: 2; Thời gian thi đấu: 2.041 phút; Bàn thắng: 4

Rốt cuộc thì cựu ngôi sao của Tottenham cũng cho thấy, anh xứng đáng là một sự thay thế cho Paul Scholes.

Macheda: 7
Trận: 3; Đá chính: 1; Thời gian thi đấu: 100; Bàn thắng: 2

Con số hai bàn thắng không đủ để nói lên hết sự thần kỳ mà tiền đạo trẻ người Italy góp vào thành công của MU mùa này. Bàn thắng tuyệt đỉnh ấn định chiến thắng trong trận gặp Aston Villa - cũng là trận ra mắt của anh - có thể xem là khoảnh khắc đưa MU chạm một tay vào chiếc Cup vô địch.

Dimitar Berbatov: 7
Trận: 31; Đá chính: 29; Thời gian thi đấu: 2.542 phút; Bàn thắng: 9

Không thực sự xứng đáng với cái giá 30,75 triệu bảng mà MU bỏ ra, cộng thêm đó là lối chơi "lười biếng", khiến Berbatov trở thành cầu thủ không được yêu thích đối với CĐV của MU. Tuy nhiên, tài năng của anh là điều không thể phủ nhận và điều chân sút người Bulgaria cần lúc này có lẽ là thời gian cũng như sự tin tưởng của Ferguson.

Park Ji-sung: 7
Trận: 25; Đá chính: 21; Thời gian thi đấu: 1.728 phút; Bàn thắng: 2

Tính cách khiêm nhường nhưng lại có lối chơi sục xạo và tận sức, đó là những yếu tố nổi bật của trong phong cách của tiền vệ người Hàn Quốc.

John O'Shea: 7
Trận: 30; Đá chính: 20; Thời gian thi đấu: 1.986 phút; Bàn thắng: 0

Đây có lẽ là một mẫu "thợ hàn" đúng nghĩa ở cấp cầu thủ. Anh có thể đảm đương tốt ở nhiều vị trí khác nhau mỗi khi đội bóng cần.

Darren Fletcher: 7
Trận: 25. Đá chính: 24; Thời gian thi đấu: 1.970 phút; Bàn thắng: 3

Không bùng nổ và ồn ào, nhưng cũng không vì thế mà vai trò của Fletcher bị đánh giá thấp. Việc không được dự trận chung kết Champions League có thể xem là "bi kịch" - như HLV Ferguson từng nói - đối với tiền vệ người Scotland.

Carlos Tevez: 7
Trận: 29; Đá chính: 18; Thời gian thi đấu: 1.859 phút; Bàn thắng: 5
Tevez chiếm được nhiều tình cảm nhưng thực sự không phải là lựa chọn số một đối với Ferguson.

Chân sút người Argentina gây được nhiều thiện cảm bằng lối chơi hết mình và xông xáo. Thể hiện đặc biệt là trong trận derby thắng Man City gần đây. Tuy nhiên, anh chưa phải là mẫu cầu thủ tự mình có khả năng thay đổi cục diện.

Patrice Evra: 7
Trận: 28; Đá chính: 28; Thời gian thi đấu: 2.411 phút; Bàn thắng: 0

Hậu vệ trái người Pháp vẫn đem lại cảm giác yên tâm mỗi khi ra sân, nhưng thực tế, phong độ không còn được như mùa trước - thời điểm anh thậm chí được đánh giá cho là cầu thủ hay thứ hai ở MU, chỉ sau Ronaldo.

Anderson: 6
Trận: 17. Đá chính: 11; Thời gian thi đấu: 936 phút; Bàn thắng: 0

Tiền vệ đánh chặn người Brazil có sự tiến bộ rõ rệt trong hai tháng cuối mùa, nhất là trên đấu trường Champions League. Tuy nhiên, vẫn cần một thời gian dài nữa mới khẳng định được là anh có khỏa lấp được khoảng trống mà Roy Keane để lại hay không.

Gary Neville: 6
Trận: 15; Đá chính: 12; Thời gian thi đấu: 983 phút; Bàn thắng: 0

Tuổi tác cùng chấn thương liên miên không ngừng ảnh hưởng đến đội trưởng của MU. Tuy nhiên, mỗi khi được thi đấu, lão tướng người Anh vẫn luôn chứng tỏ tính đích thực của một "Quỷ đỏ".

Nani: 5
Trận: 12; Đá chính: 6; Thời gian thi đấu: 455 phút; Bàn thắng: 1

Từng được xem là "Tiểu Ronaldo", nhưng thực tế chỉ ra rằng, hướng phong độ của Nani lại đi ngược với hình tượng. Tiền vệ người Bồ Đào Nha có dấu hiệu đi xuống rõ rệt và chỉ ghi một bàn ở Ngoại hạng mùa này. Anh có lẽ sẽ phải khăn gói rời Old Trafford mùa hè năm nay.

Wes Brown: 5
Trận: 7; Đá chính: 5; Thời gian thi đấu: 504 phút; Bàn thắng: 1

Một mùa giải đáng quên của cá nhân Brown khi không thể ra sân nhiều vì tình trạng chấn thương dai dẳng.

(Theo vnexpress)
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Lời cuối cho Tevez
Nếu có một phép màu thì xin giữ anh ở lại với chúng tôi. Tuy nhiên có lẽ khó có phép màu nào xảy ra, cuộc đời cũng không phải là những dòng trong câu chuyện cổ Andersen. Hãy giữ mãi trái tim bất khuất đó nhé, tiểu tướng!

Nếu anh ra đi, tôi sẽ không bao giờ nhắc đến anh, bởi nó chỉ đem lại nỗi đau, và đây sẽ là entry cuối dành cho chú sư tử can trường.

Hi vọng đây không phải lời cuối cùng dành cho Tevez ....


Truyện kể rằng sau khi vô địch ngoại hạng Anh sớm 1 vòng, sir Alex đặc cách cho các học trò được một phen phè phỡn xả láng. Cả đội quân M.U lên đường tới Nhật Tân thoải mái mà chén chú, chén anh. Vốn dĩ trận chiến quan trọng với Barca còn ngay trước mắt nên Fergie mới cho quân sĩ thoải mãi ăn chơi nhằm lấy tâm lý hưng phấn cho cuộc chiến này.

Các cầu thủ M.U tuy là thanh niên trai tráng song tửu lượng không cao, đã nhanh chóng ngà ngà trước tửu lượng của sir Alex. Lần lượt từ Ferdinand, Vidic cho tới Rooney đều đã gục. Bấy giờ, chỉ còn duy nhất chàng mặt sẹo Carlos Tevez là còn tỉnh. Chàng đã nốc hết 3, 4 chai "Lúa mới" mà mặt vẫn không chút thay đổi, chàng uống rượu giống như uống nước lã.

Ai có thể không hiểu, nhưng đó không phải là Ferguson. Ông biết rằng "nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm".

Kẻ cầm quân ra trận không chỉ phải nằm lòng mọi binh pháp, dạn dày kinh nghiệm chinh chiến, biết ứng phó với mọi tình huống hung hiểm mà còn hiểu thấu tân can quân sĩ và biết thu phục nhân tâm, đem lại cho họ sự tin tưởng và kính trọng, như thế vị tướng mới có thể dụng binh mà đánh đâu thắng đó.

Sir Alex là một người như vậy. Ông hiểu Tevez đang nghĩ gì.

Khi quân sĩ đang ăn mừng chức vô địch Premier League, nghĩa là họ đang vui. Người khác vui vì đại cuộc thì Tevez không thể buồn vì đại cuộc. Thế cuộc thì đã an bài, bởi thế rõ ràng việc khiến chàng trai này buồn chỉ gói gọn trong hai chữ: cá nhân.

Tevez sinh ra trong cơ cực, luôn hết mình vì đồng đội. Sức địch muôn người nhưng trong lòng giản đơn, không phải là kẻ lắm mưu nhiều kế, hỉ nộ thường lộ ra mặt. Tóm lại chàng là kẻ dễ đoán tâm can. Lại nữa, Alex Ferguson vốn dĩ là con người thông tuệ vô cùng, ông có thể hiểu Tevez đang nghĩ gì, đang sầu về việc gì. Ông lại gần cậu đệ tử cưng mà rằng:

- Mọi người vui, tại sao ngươi không vui. Phải chăng người đang lo xa đến chuyện chi?

Tevez nhìn Fergie mà rằng:

- M.U vô địch dĩ nhiên là đệ tử vui mừng. Trong tâm trí đệ tử, không việc gì bằng cống hiến cho M.U; từ khi sinh ra đệ tử đã mong có ngày được hết mình vì Old Trafford. Được như ngày nay âu cũng là số mệnh chiều lòng vậy.

- Vậy tại sao ngươi vẫn không vui?

Tevez im lặng một hồi. Sir Alex cũng không nói. Sau cùng Tevez mới cất tiếng, chàng không trả lời Ferguson mà lại hỏi lại:

- Đệ tử thấy chính sư phụ cũng không vui mừng.

- Sao ngươi lại nghĩ vậy? Nếu ta không vui thì đã không cho các ngươi tới đây xả hơi trước trận chiến. Dĩ nhiên là ta đang rất vui.

Tevez bảo:

- Sư phụ cầm quân trăm trận, thắng có, bại có, nhưng chưa khi nào chịu khuất phục trước kẻ thù. Nhưng khi thường hiếm khi sư phụ tỏ ra vui mừng đến thế này. Cho dù vô địch giải Ngoại Hạng nhưng đối với sư phụ cũng như mọi chức vô địch khác mà thôi. Đệ tử tin rằng không phải ngẫu nhiên sư phụ lại cho chúng đệ tử ăn mừng sớm thế này.

Sir Alex gật đầu nói:

- Ngươi nói đúng, ta vẫn còn đôi chỗ bận lòng.

Tevez hỏi:

- Phải chăng sư phụ bận lòng vì mới chỉ san bằng cách biệt với Liverpool mà bè lũ Benitez vẫn còn đang rất mạnh?

Ferguson bật cười ha hả:

- Liverpool chỉ giỏi đối đầu với kẻ mạnh, không biết phân phối sức lực cho cuộc chiến dài hơi. Lại nữa, Benitez chỉ giỏi nghề đấu cup, mà vài năm nay y liên tục thất thủ ở chính cái mà y cho rằng y mạnh nhất ấy là đá cup. Y mồm năm miệng mười cho rằng quân ta tài chính hùng hậu mà chiến thắng, trong khi chính y không hiểu được rằng quân quý ở chất chứ không ở lượng, nhìn người không phải ở danh tiếng mà ở tiềm năng. Kẻ không nhìn rõ yếu điểm của mình để khắc phục, kẻ đấy chưa phải là quá đáng sợ. Ta tin rằng M.U sẽ sớm vượt qua 18 chức vô địch của Liverpool.

Nghe vị sư phụ đáng kính phân tích, Tevez đành gật đầu chịu là đúng. Chàng lại suy nghĩ một lát rồi nói:

- Chẳng lẽ sư phụ lại lo tới trận chiến với Barcelona tới đây?

Lần này Fergie không còn cười to nữa, dù vậy ông cũng không hề thay đổi nét mặt. Lão sư già nhấp 1 ngụm rượu lớn rồi bảo:

- Barca quả nhiên là mạnh mẽ không lường. Nhưng chúng công hay mà thủ tồi, xưng bá ở Liga khi mà Real, Valencia tự bắn vào chân mình. Chiến thuật thì quá giản đơn, dựa vào Messi, Eto'o, Henry sức mạnh khôn cùng. Nhưng ta đã nhìn ra điểm yêu của chúng. 3 tướng H-E-M mà không có Xavi, Iniesta tiếp sức thì e chỉ như hổ xuống đồng bằng. Tướng địch là Pep Guardiola cũng không phải kẻ mưu kế đa đoan, có dũng mà thiếu sự cáo già. Ta tin vẫn còn nhiều cách để chế ngự Barca trong cuộc đối đầu tới đây.

Tuy chỉ mới 2 năm chiến đấu dưới trướng của vị hiệp sĩ già, song Tevez hiểu một quy luật bất thành văn: Fergie đã nói đúng là sẽ đúng. Chàng không nhắc lại nửa câu đến cái tên Barca nữa. Nghĩ mãi không hiểu vị sư phụ già đang bận tâm về điều gì, dễ đoán được ông nghĩ gì thì đâu còn là sir Alex? Tevez lại hỏi:

- Phải chăng sư phụ lại bận tâm về Ronaldo vẫn còn trẻ con và không bỏ suy nghĩ tới Real?

Sir Alex chỉ gật gù đáp:

- Ronaldo là tay cự phách, sức địch muôn người. Y quả là còn hay hờn dỗi và trẻ người non dạ, song tuổi tác của y chưa phải là lớn. Ta còn có thể uốn nắn được y. Vả lại, y hiện tại vẫn là quân bài tinh nhuệ nhất của ta, đặc biệt y lúc nào cũng có tham vọng cầu tiến, y không chịu tự hài lòng với chính mình như Ronaldinho, Kaka ...; bởi thế bây giờ y vẫn còn rất hữu dụng. Kẻ như y gặp đối thủ mạnh thì càng mạnh mẽ. Lại thêm Real bây giờ chỉ như đèn dầu trước gió, chúng khó lòng hấp dẫn được người như Ronaldo. Ta không quá lo lắng về tương lai của y.

- Vậy chẳng lẽ sư phụ lại lo lắng Rooney huynh đệ? Cậu ta nóng nảy, bộp chộp và đôi khi vẫn tỏ ra phong độ thất thường?

- Ngược lại. Rooney là kẻ ta tin tưởng nhất ở M.U; y có cốt cách của kẻ làm việc lớn. Phàm những con người dám làm, dám chịu; sức mạnh khôn lường mà hiểu lẽ phải như y thường dễ thành công. Con người y nóng nảy nhưng sống rất tình cảm, đôi khi y thất thường nhưng luôn là kẻ mang lại sức mạnh và tinh thần cho đồng đội khi rơi vào hiểm địa. Y sinh ra ở Liverpool nhưng lại nguyện trung thành suốt đời với M.U; kẻ mang cả sức mạnh và nhân cách như y quả thực là hiếm có trên đời. Có thể nói y chính là quân bài lớn nhất mà ta kỳ vọng. Bởi thế đâu có chuyện ta lo lắng về Rooney?

Tevez trầm ngâm:

- Sư phụ nói không sai. Đệ tử đá cặp với Rooney cũng biết, cậu ta tiềm năng khôn cùng. Là kẻ nóng tính như Trương Phi nhưng lại có tấm lòng của Lưu Bị.

Rồi chàng lại hỏi:

- Không biết có phải sư phụ lo lắng các sư huynh Giggs, Scholes, Neville sắp giải nghệ, M.U sẽ như rắn mất đầu?

Lần này Alex Ferguson nhíu may` một cái, ông suy nghĩ rồi bảo:

- Đó quả cũng là một mối lo của ta. Giggs giống như tinh thần của M.U; Neville luôn là anh cả ở hậu tuyến còn Scholes giống như biểu tượng. Mai đây họ giải nghệ sẽ khó khăn cho M.U có thể kiếm được những tướng soái khác có thể thay thế được họ. Thế nhưng, M.U là một đoàn quân đồng đều, Rio Ferdinand có thể chưa chiến đấu nhiều như Giggs, nhưng y lại là kẻ rất đáng tin, đầy tinh ranh và cá tính. Ngoài ra y cũng vô cùng trung thành với ta. Ngoài y ra ta vẫn còn có Vidic hay Carrick có thể đảm đương được nhiệm vụ này. Việc này xem ra cũng không phải quá đáng lo.

Lần này Tevez chỉ im lặng, chàng trai vẫn chưa thể đoán ra người sư phụ già nghĩ gì. Alex Ferguson là con người vô cùng khó đoán biết. Lúc trước ông có thể là một ông bụt mặt đỏ hây hây, hiền lành, phúc hậu nhưng ngay sau đó ông cũng có thể trở thành ác quỷ, vô cùng đáng sợ cho dù với bất cứ cầu thủ nào. Chàng hỏi:

- Đệ tử không thể đoán ra sư phụ đang nghĩ gì.

- Điều ta lo lắng chính là tương lai của ngươi.

Tevez kinh ngạc vô cùng. Chàng ta lắp bắp:

- Đệ tử? Tại sao sư phụ lại lo lắng cho đệ tử?

- Những kẻ dưới trướng ta dù sức mạnh vô biên, nhưng nếu ra mặt chống lại ta, phản ứng lại suy nghĩ của ta, kẻ đó sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn. Những Stam, Van Nistelrooys, Beckham cho dù gắn bó nhiều năm, đóng góp không đếm xuể nhưng họ không theo lệnh của ta. Ta không thể để cho kẻ nào có thể phá bỏ đi luật lệ mà ta đặt ra trong quân đội. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Ta không để cho bất cứ ai làm loạn trong quân ngũ.

Tevez rùng mình đáp:

- Đệ tử chưa hề có hành vi nào giống như họ, đệ tử luôn một lòng trung thành với sư phụ và M.U.

Sir Alex vỗ vai Tevez, nguyên một cử chỉ nhỏ đã làm Tevez cảm thấy trái tim nhẹ nhõm gấp nhiều lần. Fergie yêu đệ tử như con nhưng rất nghiêm khắc, thật hiếm khi nào ông lại tỏ ra thân mật đến vậy.

- Ta hiểu những đóng góp của ngươi. Nhưng trong tình cảnh này ta cũng chưa có cách nào giải quyết được. M.U không phải của ta, còn có nhà Glazer ở trên, mà trong tâm trí họ, cái giá để trả cho lòng trung thành là quá đắt đỏ, ta cũng không còn cách nào khác; bởi mình ta không thể quyết định tất cả, Ta muốn ngươi ở lại dưới quân ngũ của ta, song mọi việc vẫn chưa thể ngã ngũ cho dù ta đã nhiều lần hỏi chuyện Glazer.

Tevez thấy trong lòng nặng trĩu, chàng ta buồn rầu bảo:

- Đệ tử chưa bao giờ muốn thôi cống hiến cho M.U; chưa bao giờ muốn rời M.U nhưng ....

Đột nhiên chính lúc ấy một tiếng gầm lớn cất lên, không rõ ở đâu phát ra nhưng có thể nghe rõ tiếng của loài sư tử, một loài sư tử rất lớn. Chính vì vậy mà câu cuối của Tevez là gì thì chẳng ai nghe rõ, vĩnh viễn không có ai biết được ngoài hai thầy trò Alex Ferguson ....

Tác giả
(_Crystal Liu_MUVN)
 
Ðề: MU- Nhà vô địch

Chúc mừng MU, sắp đến ngày 28 quan trọng rồi đây....
Chú may mắn!!:gatdau:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top