TÓM TẮT:
Trong những năm qua, sự thay đổi từ cơ quan quản lý thuế cho thấy các chính sách thuế đều hướng đến mục tiêu vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vừa hiện đại hóa quản lý thuế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế. Chính sách hỗ trợ về thuế là công cụ thường được sử dụng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật về thuế, vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài viết đi sâu nghiên cứu những tồn tại trong các văn bản pháp luật về thuế và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này.
Từ khóa: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, văn bản pháp luật.
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có những thay đổi nhất định để thích ứng với quá trình đó. Một trong những thay đổi đó là các DN phải nâng cao chất lượng thông tin tài chính nói chung và thông tin trên báo cáo quyết toán thuế nói riêng. Trước bối cảnh hội nhập đang đặt ra những áp lực không nhỏ đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, những năm vừa qua, việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn các chính sách về thuế của nước ta đang dần hội tụ với quy định của thế giới. Chính sách hỗ trợ về thuế là công cụ thường được sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình ban hành cũng như hướng dẫn các văn bản pháp luật về các loại thuế vẫn còn nhiều mặt tồn tại, chồng lấn văn bản luật, quy định khác nhau cùng một vấn đề giữa các văn bản luật.
2. Những tồn tại của văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân hiện nay ở Việt Nam
- Căn cứ tiết m, khoản 2, điều 9, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Có nêu: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho thành viên sáng lập doanh nghiệp mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Căn cứ tiết 2.6 d, khoản 2, điều 6 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Có nêu: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, chủ công ty TNHH MTV mà không tham gia điều hành sản xuất - kinh doanh, chi phí lương sẽ không được tính vào chi phí được trừ. Còn quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì chi phí lương của chủ công ty TNHH MTV bị loại trừ và không xét đến việc có hay không có trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh. Như vậy, trong trường hợp này, Thông tư của Bộ Tài chính đã hướng dẫn khác so với Nghị định của Chính phủ.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là như thế nào là trực tiếp tham gia điều hành sản xuất - kinh doanh và việc áp dụng văn bản pháp luật như thế nào là phù hợp?
- Căn cứ khoản 14, điều 4. Giải thích từ ngữ của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 về người quản lý doanh nghiệp: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
- Và căn cứ điều 81 của Luât Doanh nghiệp quy định về “Giám đốc, Tổng giám đốc”: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
- Căn cứ khoản 2, điều 156 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015: Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Như vậy căn cứ vào các điều luật nêu trên, người nộp thuế có thể hiểu rằng, tiền lương, tiền công của chủ công ty TNHH MTV (kiêm giám đốc) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: ...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Như vậy có thể hiểu, khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và một trong số các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì khoản khoán chi này không được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Tuy nhiên, quan điểm hiện tại của các Cục Thuế quy định khác nhau về khoản thu nhập này. Cụ thể tại kết luận của công văn số 10515/CT-TTHT, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã nêu khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được xác định là chi phí tiền lương tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, người lao động nhận được khoản thu nhập khoán theo mức cố định hàng tháng này phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công để kê khai nộp thuế TNCN theo quy đinh. Còn tại công văn số: 1166/TCT-TNCN Tổng cục Thuế và Công văn số: 2738/CT-TTHT Cục Thuế TP. Hà Nội đã nêu khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và một trong số các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì khoản khoán chi này không được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Qua dẫn chứng trên có thể thấy rằng, đã không có sự nhất quán trong quá trình thực hiện các chính sách thuế hiện này. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình tính toán và thực hiện hồ sơ kê khai thuế TNCN của người nộp thuế.
3. Kết luận và khuyến nghị
Nguyên tắc khoa học là yêu cầu chung đối với hoạt động xây dựng pháp luật, nó cho phép loại trừ những mâu thuẫn của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định pháp luật. Tính khoa học trong hoạt động xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nhận thức được qui luật khách quan của xã hội, biết sử dụng những thành tựu của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học pháp lý, biết phân tích dự đoán đúng đắn các số liệu về kinh tế, kỹ thuật... phục vụ công tác xây dựng pháp luật. Mỗi một quy phạm phải được sắp xếp lôgíc, hợp lý, mang tính hệ thống trong văn bản. Nội dung văn bản phải chính xác, biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu. Tính khoa học còn được biểu hiện ở kế hoạch xây dựng pháp luật chặt chẽ và có tính khả thi, các hình thức thu thập tin tức, xử lý thông tin, tiếp thu ý kiến của nhân dân, ở việc thông qua, công bố văn bản pháp luật. Về khoản chi phí tiền lương, tiền công của giám đốc công ty TNHH MTV, Bộ Tài chính cần ban hành một văn bản cụ thể để điều chỉnh quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc điều chỉnh Thông tư số 96/2015/TT-BTC để 2 văn bản này có tính thống nhất, giúp cho người nộp thuế rõ hơn trong quá trình thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDN. Còn đối với khoản khoán chi tiền điện thoại của người lao động, Tổng cục Thuế cần có công văn làm rõ hoặc thống nhất quy định này ban hành cho toàn bộ các DN, tránh tình trạng hiểu nhầm, hiểu sai lệch các chính sách thuế giữa các DN ở các khu vực trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Công văn số: 2738/CT-TTHT, Cục Thuế TP. Hà Nội, chính sách thuế đối với khoản khoán chi tiền điện thoại.
Công văn số: 10515/CT-TTHT, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, Chính sách thuế.
Công văn số: 1166 /TCT-TNCN, Tổng cục Thuế, hướng dẫn về thuế TNCN đối với tiền công tác phí, tiền điện thoại.
Luật số 14/2008/QH12 của Quốc hội: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,
Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007; và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012.
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính.
Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Nguồn: Tạp chí công thương
Trong những năm qua, sự thay đổi từ cơ quan quản lý thuế cho thấy các chính sách thuế đều hướng đến mục tiêu vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vừa hiện đại hóa quản lý thuế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế. Chính sách hỗ trợ về thuế là công cụ thường được sử dụng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật về thuế, vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài viết đi sâu nghiên cứu những tồn tại trong các văn bản pháp luật về thuế và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này.
Từ khóa: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, văn bản pháp luật.
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có những thay đổi nhất định để thích ứng với quá trình đó. Một trong những thay đổi đó là các DN phải nâng cao chất lượng thông tin tài chính nói chung và thông tin trên báo cáo quyết toán thuế nói riêng. Trước bối cảnh hội nhập đang đặt ra những áp lực không nhỏ đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, những năm vừa qua, việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn các chính sách về thuế của nước ta đang dần hội tụ với quy định của thế giới. Chính sách hỗ trợ về thuế là công cụ thường được sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình ban hành cũng như hướng dẫn các văn bản pháp luật về các loại thuế vẫn còn nhiều mặt tồn tại, chồng lấn văn bản luật, quy định khác nhau cùng một vấn đề giữa các văn bản luật.
2. Những tồn tại của văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân hiện nay ở Việt Nam
- Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp
- Căn cứ tiết m, khoản 2, điều 9, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Có nêu: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho thành viên sáng lập doanh nghiệp mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Căn cứ tiết 2.6 d, khoản 2, điều 6 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Có nêu: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, chủ công ty TNHH MTV mà không tham gia điều hành sản xuất - kinh doanh, chi phí lương sẽ không được tính vào chi phí được trừ. Còn quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì chi phí lương của chủ công ty TNHH MTV bị loại trừ và không xét đến việc có hay không có trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh. Như vậy, trong trường hợp này, Thông tư của Bộ Tài chính đã hướng dẫn khác so với Nghị định của Chính phủ.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là như thế nào là trực tiếp tham gia điều hành sản xuất - kinh doanh và việc áp dụng văn bản pháp luật như thế nào là phù hợp?
- Căn cứ khoản 14, điều 4. Giải thích từ ngữ của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 về người quản lý doanh nghiệp: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
- Và căn cứ điều 81 của Luât Doanh nghiệp quy định về “Giám đốc, Tổng giám đốc”: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
- Căn cứ khoản 2, điều 156 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015: Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Như vậy căn cứ vào các điều luật nêu trên, người nộp thuế có thể hiểu rằng, tiền lương, tiền công của chủ công ty TNHH MTV (kiêm giám đốc) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân
- Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: ...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Như vậy có thể hiểu, khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và một trong số các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì khoản khoán chi này không được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Tuy nhiên, quan điểm hiện tại của các Cục Thuế quy định khác nhau về khoản thu nhập này. Cụ thể tại kết luận của công văn số 10515/CT-TTHT, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã nêu khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được xác định là chi phí tiền lương tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, người lao động nhận được khoản thu nhập khoán theo mức cố định hàng tháng này phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công để kê khai nộp thuế TNCN theo quy đinh. Còn tại công văn số: 1166/TCT-TNCN Tổng cục Thuế và Công văn số: 2738/CT-TTHT Cục Thuế TP. Hà Nội đã nêu khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và một trong số các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì khoản khoán chi này không được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Qua dẫn chứng trên có thể thấy rằng, đã không có sự nhất quán trong quá trình thực hiện các chính sách thuế hiện này. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình tính toán và thực hiện hồ sơ kê khai thuế TNCN của người nộp thuế.
3. Kết luận và khuyến nghị
Nguyên tắc khoa học là yêu cầu chung đối với hoạt động xây dựng pháp luật, nó cho phép loại trừ những mâu thuẫn của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định pháp luật. Tính khoa học trong hoạt động xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nhận thức được qui luật khách quan của xã hội, biết sử dụng những thành tựu của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học pháp lý, biết phân tích dự đoán đúng đắn các số liệu về kinh tế, kỹ thuật... phục vụ công tác xây dựng pháp luật. Mỗi một quy phạm phải được sắp xếp lôgíc, hợp lý, mang tính hệ thống trong văn bản. Nội dung văn bản phải chính xác, biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu. Tính khoa học còn được biểu hiện ở kế hoạch xây dựng pháp luật chặt chẽ và có tính khả thi, các hình thức thu thập tin tức, xử lý thông tin, tiếp thu ý kiến của nhân dân, ở việc thông qua, công bố văn bản pháp luật. Về khoản chi phí tiền lương, tiền công của giám đốc công ty TNHH MTV, Bộ Tài chính cần ban hành một văn bản cụ thể để điều chỉnh quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc điều chỉnh Thông tư số 96/2015/TT-BTC để 2 văn bản này có tính thống nhất, giúp cho người nộp thuế rõ hơn trong quá trình thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDN. Còn đối với khoản khoán chi tiền điện thoại của người lao động, Tổng cục Thuế cần có công văn làm rõ hoặc thống nhất quy định này ban hành cho toàn bộ các DN, tránh tình trạng hiểu nhầm, hiểu sai lệch các chính sách thuế giữa các DN ở các khu vực trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Công văn số: 2738/CT-TTHT, Cục Thuế TP. Hà Nội, chính sách thuế đối với khoản khoán chi tiền điện thoại.
Công văn số: 10515/CT-TTHT, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, Chính sách thuế.
Công văn số: 1166 /TCT-TNCN, Tổng cục Thuế, hướng dẫn về thuế TNCN đối với tiền công tác phí, tiền điện thoại.
Luật số 14/2008/QH12 của Quốc hội: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,
Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007; và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012.
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính.
Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Nguồn: Tạp chí công thương