LT - Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
3. Quyết định nên bản hay tiếp tục sản xuất

Các quyết định nên bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất ra thành phẩm rồi bán, thường được gặp ở các doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất khởi đầu từ một loại nguyên liệu chung, qua giai đoạn sản xuất chế biến sẽ tạo ra nhiều bản thành phẩm khác nhau. Các bán thành phẩm này có thể tiêu thụ ngay được hoặc được tiếp tục sản xuất theo những quy trình riêng cho từng loại để tạo thành những thành phẩm khác nhau rồi mới tiêu thụ.

• Xí nghiệp lọc dầu có thể bán ngay sản phẩm dầu thô hoặc tiếp tục chế biến thành xăng, nhớt ... rồi mới bán.
• Xí nghiệp súc sẵn, có thể bán ngay thịt heo hoặc tiếp tục chế biến thành thành phẩm "thức ăn nhanh" rồi mới bán ....

Quy trình sản xuất trên có thể biểu diễn tổng quát bằng mô hình ở minh họa 4.

Chi phí sản xuất kết hợp là chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất chung và được phân bổ theo giá trị tiêu thụ ở tại điểm phân chia cho các sản phẩm kết hợp.

Sau điểm phân chia, có một số bản thành phẩm được tiêu thụ ngay, có một số được tiếp tục sản xuất rồi mới tiêu thụ. Vấn đề đặt ra ở đây là bản thành phẩm nào nên tiêu thụ ngay và bán thành phẩm nào nên tiếp tục sản xuất rồi mới tiêu thụ, những quyết định có nội dung này được gọi là quyết định nên bán ngay hay tiếp tục sản xuất rồi bán

Nguyên tắc chung để quyết định là dựa vào kết quả so sánh giữa doanh thu tăng thêm với chi phí tăng thêm do tiếp tục sản xuất

- Nếu doanh thu tăng thêm > chi phí tăng thêm, thì sẽ quyết định tiếp tục sản xuất rồi mới tiêu thụ.

- Nếu doanh thu tăng thêm < chi phí tăng thêm, thì sẽ quyết định bán ngay bán thành phẩm tại điểm phân chia, không sản xuất tiếp tục.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy nghiên cứu tài liệu dưới đây:

Ví dụ 4: Công ty chế biến thực phẩm đã tập hợp được tài liệu về ba loại sản phẩm A. B. C" được chế biến từ ba bán thành phẩm A, B, C. Chi phí sản xuất kết hợp phân bố cho bản thành phẩm A là 80 triệu đồng, bán thành phẩm B là 100 triệu. đồng, và bán thành phẩm C là 40 triệu đồng. Nếu bán ở điểm phân chia thì doanh thu của bản thành phẩm A, B, C lần lượt là 120, 150, 60 triệu đồng. Nếu chế biến ra thành phẩm rồi bán thì doanh thu của sản phẩm A, B, C lần lượt là 160, 240, 90 triệu đồng. Biết rằng chi phí chế biến thêm để ra thành phẩm đối với 3 bản thành phẩm trên lần lượt là 50, 60, 10 triệu đồng. Để biết có nên tiếp tục chế biến rồi bán hay không ta tiến hành tinh toán như ở minh họa 5.

Minh họa 5: Quyết định bán hay tiếp tục sản xuất

(đvt: 1.000.000 đồng)

Các loại sản phẩm
A’B’C’
Doanh thu tăng thêm khi chế biến409030
Chi phí chế biến thêm 506010
Lãi (lỗ) tăng thêm do chế biến(10)3020


Qua phần tính toán trên ta thấy nếu tiếp tục chế biến bán thành phẩm A rồi mới bán thì lãi sẽ giảm đi 10 triệu đồng (so với việc bản ngay tại điểm phân chia) vì chi phí tăng thêm cao hơn doanh thu tăng thêm. Do vậy, đối với bán thành phẩm Á nên bán ngay tại điểm phân chia, không nên sản xuất tiếp tục.

Đối với hai bán thành phẩm còn lại B và C, thì sản xuất tiếp tục sẽ mang lại thêm lợi nhuận hơn so với việc bản ngay tại điểm phân chia là 30 triệu đồng và 20 triệu đồng.

4. Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn

Các doanh nghiệp thường phải đứng trước sự lựa chọn để ra quyết định như thế nào để đạt hiệu quả hoạt động cao nhất trong điều kiện năng lực sản xuất bị giới hạn, chẳng hạn như:

- Trong điều kiện thiết bị sản xuất có giới hạn, với số vốn hoạt động ch giới hạn, nhưng doanh nghiệp lại nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách hàng với số lượng và số loại đa dạng. Trong điều kiện mặt bằng kinh doanh có hạn, cửa hàng thương mại không thể trưng bày tất cả hàng hóa như mong muốn...

a. Trường hợp chỉ có một điều kiện giới hạn

Trong trường hợp chỉ có một điều kiện giới hạn thì doanh nghiệp cần phải tính số dư đảm phí đơn vị, và đặt chúng trong mối quan hệ với điều kiện năng lực có giới hạn đó, vì mục tiêu của doanh nghiệp là làm sao tận dụng được hết năng lực có giới hạn để đạt được tổng số lợi nhuận cao nhất

Ví dụ 5

Tại một doanh nghiệp chỉ có tối đa 20.000 giờ máy để sử dụng mỗi năm. Để sản xuất sản phẩm A cần 3 giờ máy, sản xuất một sản phẩm B cần 2 giờ máy. Đơn giá bán sản phẩm A là 500 đồng, sản phẩm B là 600 đồng. Biến phí đơn vị để sản xuất sản phẩm A là 200 đồng, sản phẩm B là 360 đồng. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm A và B đều như nhau và đều phải tận dụng hết công suất của máy mới đủ thỏa mãn nhu cầu đó. Vậy, trong điều kiện có giới hạn về công suất máy của công ty, nhà quản trị nên quyết định sản xuất loại sản phẩm nào để đạt hiệu quả hoạt động cao nhất? Nếu chỉ so sánh số dư đảm phí của 2 sản phẩm, thì sản phẩm A có số dư đảm phí lớn hơn sản phẩm B.

Sản phẩm ASản phẩm B
Đơn giá bán (đồng)500600
(-) Biến phí đơn vị (đồng)200360
Số dư đảm phí đơn vị (đồng)
300240
Tỷ lệ số dư đảm phí60%40%

Nhưng nếu căn cứ trên số dư đảm phí trong mối quan hệ với điều kiện có giới hạn là số giờ máy, ta có:


Sản phẩm ASản phẩm B
Số dư đảm phí đơn vị (đồng)300240
Số giờ máy sản xuất 1 sản phẩm (giờ)32
Số dư đảm phí 1 giờ máy (đồng/giờ)
100120
Tổng số giờ máy (giờ)20.00020.000
Tổng số dư đảm phí (đồng)2.000.0002.400.000

Vậy, khi xét số dư đảm phí trong mối quan hệ với điều kiện số giờ máy có giới hạn thì chọn sản xuất sản phẩm B sẽ cho tổng số dư đảm phí cao hơn sản phẩm A là 400.000 đồng (2.400.000 – 2.000.000).

Qua ví dụ trên cho thấy nếu chỉ xem xét số dư đảm phí đơn vị thì chưa cho kết luận chính xác, do đó phải xem xét nó trong mối quan hệ với điều kiện có giới hạn thì mới đi đến quyết định đúng đắn được.

b. Trong trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn

Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động với nhiều điều kiện giới hạn. như số giờ thấy hạn chế, vốn hạn chế, mức tiêu thụ hạn chế... thì để đi đến quyết định phải sản xuất và tiêu thu theo một cơ cấu sản phẩm như thế nào mới. đi lại hiệu quả hoạt động cao nhất, có thể sử dụng phương pháp phương trình tuyến tính để tìm ra phương án sản xuất tối ưu. Quá trình thực hiện phương pháp phương trình tuyến tính qua 4 bước dưới đây

Bước 1: Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn chúng dưới dạng phương trình đại số
Bước 2: Xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn chúng thành dạng phương trình đại số.
Bước 3: Xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị, vùng này được giới hạn bởi các đường biểu diễn của các phương trình điều kiện hạn chế và các trục tọa độ.
Bước 4: Căn cứ trên vùng sản xuất tối ưu với phương trình hàm mục tiêu xác định phương trình sản xuất tối ưu.

Ví dụ 6: Một công ty hiện đang sản xuất hai loại sản phẩm X và Y. Có các tài liệu liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty như sau:

+ Mỗi kỳ sản xuất chỉ sử dụng được tối đa 36 giờ máy và 24 kg nguyên liệu
+ Mức tiêu thụ sản phẩm Y mỗi kỳ tối đa là 3 sản phẩm.
+ Tài liệu về sản phẩm X và Y được tập hợp dưới đây:

Sản phẩm XSản phẩm Y
Số dư đảm phí đơn vị (1.000đ/sp)8
10
Số giờ máy sản xuất 1 sản phẩm (giờ/sp)69
Nguyên liệu sử dụng (kg/sp)63

Công ty phải sản xuất và tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm như thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất? Vận dụng phương pháp phương trình tuyến tính, là lần lượt thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xác định hàm mục tiêu.

Mục tiêu ở đây là lợi nhuận cao nhất, nhưng dù sản xuất và tiêu thụ theo kết cấu sản phẩm nào thì tổng định phí cũng không thay đổi (thông tin không thích hợp), nên kết cấu sản phẩm được chọn chỉ cần có tổng số dư đảm phí cao nhất. Vì vậy hàm mục tiêu là tổng số dư đảm phí cao nhất.

Theo số liệu đã cho thì mỗi sản phẩm X bản được sẽ mang lại số dư đảm phí là 8 ngàn đồng và mỗi sản phẩm Y ban được sẽ mang lại số dư đảm phí là 10 ngàn đồng. Đạt Z là tổng số dư đảm phí mà kết cấu sản phẩm tối ưu mang lại, ta có hàm mục tiêu như sau:

Z = 8x + 10y -> max

Bước 2: Xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn chúng dưới dạng các phương trình đại số.

- Mỗi kỳ chỉ sử dụng tối đa 36 giờ máy: 6x + 9y <= 36 (1)
- Mỗi kỳ chỉ sử dụng được tối đa 24 kg nguyên liệu: 6x + 3y <= 24 (2)
- Mỗi kỳ mức tiêu thụ tối đa sản phẩm Y là 3 sản phẩm: y <= 3 (3)

Bước 3: Xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị.

Vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị do các đường biểu diễn của ba phương trình điều kiện giới hạn và hai trục độ tọa độ tạo thành như ở minh họa 8.6.

Công ty có thể chọn mọi kết cấu sản phẩm để sản xuất nằm trong vùng sản xuất tối ưu, nhưng chỉ có một điểm (một kết cấu) duy nhất của vùng này là thỏa mãn yêu cầu của hàm mục tiêu.

Minh họa 6: Đô thị phương trình tuyến tính

1685116955628.png


Bước 4: Xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu.

Trên đồ thị, vùng sản xuất tối ưu là phần giao điểm trên vùng thỏa mãn từng điều kiện giới hạn và 2 trục tọa độ. Đó là một ngũ giác có 5 góc, được đánh số thứ tự theo chiều kim đồng hồ từ góc số 1 đến góc số 5. Mọi điểm nằm trong vùng sản xuất tối ưu đều thỏa mãn các kiện giới hạn. Theo lý thuyết của quy hoạch tuyến tính, điểm tối ưu là điểm nằm trên góc của vùng sản xuất tối ưu. Như vậy, để tìm cơ cấu sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của hàm mục tiêu Z → max, ta lần lượt thay thế giá trị của các góc vào hàm mục tiêu, giá trị nào mang lại kết quả lớn nhất là cơ cấu sản phẩm cần tìm. Thay thế giá trị các góc vào hàm mục tiêu được trình bày qua bảng sau:

GócSố lượng sản phẩm sản xuấtHàm mục tiêu Z=8x+10y
Sản phẩm XSản phẩm Y8x10yZ
100000
20303030
31,53123042
432242044
54032032

Căn cứ vào kết quả tính được ta thấy góc số 4 cho giá trị hàm mục tiêu lớn nhất. Vậy kết cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tối ưu mỗi kỳ là 3 sản phẩm X và sản phẩm Y sẽ cho tổng số dư đảm phí cao nhất là 44 ngàn đồng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top