LT - Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1

Đan Thy

Member
Hội viên mới
Chương 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Sau khi học xong chương này, người học có thể:

Nắm được một số vấn đề chung về đơn vị HCSN như khái niệm, phân loại đơn vị HCSN, nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu và các phương pháp quản lý tài chính áp dụng cho loại hình đơn vị này.

Mô tả được các cấp dự toán của hệ thống đơn vị HCSN.

Hiểu được các nguyên tắc kế toán của đơn vị HCSN và so sánh sự khác biệt giữa các nguyên tắc kế toán này với các nguyên tắc kế toán của doanh nghiệp.

Nắm được một cách tổng quát tình hình tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN.

1.1. Khái quát về đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phi lợi nhuận, chủ yếu bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) cấp, nguồn phí, lệ phí được khấu trừ, để lại và một số nguồn khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao, bao gồm: quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Do hai chức năng, nhiệm vụ này có đặc điểm khác nhau, để chuyên môn hóa, các đơn vị HCSN được chia thành hai loại là cơ quan hành chính nhà nước (hay gọi tắt là cơ quan nhà nước) và đơn vị sự nghiệp.

1.1.1. Cơ quan nhà nước

Khái niệm

Cơ quan nhà nước (CQNN) là các cơ quan công quyền nằm trong bộ máy quản lý nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các cấp quản lý khác nhau và trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Theo đó, quản lý nhà nước có thể được hiểu là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý hoặc chịu sự quản lý, với mục tiêu nhằm thực hiện các chức năng đối nội cũng như chức năng đối ngoại của nhà nước. Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước gồm thường bao gồm 2 nhóm, đó là (i) cơ quan nhà nước, (ii) cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. Trên thực tế, hoạt động quản lý hiện nay được thực hiện trên 3 lĩnh vực là: lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhằm thực hiện các chức năng khác nhau đối với hoạt động quản lý nhà nước.

Cơ cấu tổ chức

Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay được xây dựng theo hệ thống dọc từ TW đến địa phương, bao gồm 4 cấp chính quyền: cấp trung ương, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh), cấp huyện, quận, thị xã (gọi tắt là cấp huyện) và cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã). Ở mỗi cao chính quyền, các CQNN được giao nhiệm vụ quản lý trong các ngành, lĩnh vực khác nhau. Việc phân chia các ngành, lĩnh vực quản lý được thống nhất ở cần trung ương và cấp tỉnh, nhưng xuống đến cấp huyện và xã thì có thể khác nhau tùy theo nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội ở các cấp này. CQNN hiện nay bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Chính phủ, UBND các cấp, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở, Phòng, Ban...

Nguồn kinh phí hoạt động

CQNN hoạt động chủ yếu bằng nguồn KPNSNN cấp. Bên cạnh kinh phí NSNN, đơn vị còn thu phí, lệ phí trong quá trình quản lý và cung cấp các dịch vụ hành chính công. Tuy nhiên, mức thu phí, lệ phí chỉ mang tính tượng trưng nên chỉ có thể đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu chi tiêu của đơn vị.

1.1.2. Đơn vị sự nghiệp

Khái niệm

Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) công lập là các đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước.

“Dịch vụ sự nghiệp công” là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác (gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, tư pháp, lao động thương binh và xã hội, sự nghiệp khác).

Cơ cấu tổ chức

Các ĐVSN (đơn vị cấp dưới) được thành lập bởi CQNN có thẩm quyền (đơn vị cấp trên), hoạt động trong các lĩnh vực như:

  • Giáo dục đào tạo, dạy nghề (trường học, trung tâm dạy nghề công lập); Y tế (bệnh viện công lập, trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trung tâm bảo trợ xã hội);

  • Văn hóa, thể thao và du lịch (trung tâm văn hóa, thư viện tổng hợp, viện bảo tàng, trung tâm Thể dục thể thao, câu lạc bộ thể thao)
  • Thông tin truyền thông, báo chí (đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí); Khoa học và công nghệ (viện nghiên cứu, trung tâm khí tượng thủy văn)
  • Sự nghiệp kinh tế (là những đơn vị có hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ và có thu nhưng không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu của nhà nước - trung tâm khuyến nông, ban quản lý khu công nghiệp, ban quản lý dự án)
  • Sự nghiệp khác (thú y)
Nguồn kinh phí hoạt động

ĐVSN hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu phí, lệ phí được khấu trừ, để lại, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài và nguồn thu từ SXKD, dịch vụ (nếu có). Trong đó, kinh phí do NSNN cấp và thu phí, lệ phí là 2 nguồn chủ yếu nhất. Tuy nhiên, ở các ĐVSN khác nhau thì tỉ lệ giữa 2 nguồn này cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của riêng đơn vị, mức độ phát triển giữa các khu vực, chính sách phát triển ngành của TW và địa phương và các yếu tố tác động khác...
1685242472010.png


1.2. Đặc điểm tài chính và phương pháp quản lý tài chính tại đơnvị hành chính sự nghiệp 1.2.1. Đặc điểm tài chính của đơn vị HCSN

Hoạt động tài chính của đơn vị HCSN phải chấp hành theo dự toán thu - chi được cấp có thẩm quyền giao. Dựa trên dự toán thu - chi do đơn vị lập và được cơ quan cấp trên duyệt, Kho bạc nhà nước (KBNN) tiến hành cấp phát kinh phí hoạt động và kiểm soát chi tiêu tại các đơn vị.

Dựa vào hướng dẫn của Công văn số 15602/BTC-KBNN ngày 17.11.2017, theo yêu cầu quản lý, dự toán của NSĐP được hiểu, phân loại và mã hóa theo 11 loại như sau:

Toàn bộ quy trình ngân sách (từ lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán) phải được thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do CQNN có thẩm quyền quy định. Chính phủ giao Bộ tài chính, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành.

Các đơn vị HCSN trong cùng một ngành, ở cùng một cấp chính quyền, được quản lý theo hệ thống dọc, chia thành các cấp như sau:

  • Cấp chính quyền: cơ quan đại diện cho cấp chính quyền là Chính phủ ở cấp Trung ương và Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương.
  • Cấp 1: Đơn vị dự toán cấp 1 nhận kinh phí từ thủ tướng chính phủ hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp. Đơn vị dự toán cấp 1 có trách nhiệm phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp trung gian hoặc cấp cơ sở (trong trường hợp không có cấp trung gian). Đơn vị dự toán cấp 1 phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, đồng thời chỉ đạo, điều hành, kiểm tra kế toán và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị dự toán trực thuộc.

Sơ đồ phân bổ dự toán các cấp Thủ tướng Chính phủ hoặc

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Đơn vị dự toán / kế toán cấp 1

Đơn vị dự toán / kế toán cấp trung

Đơn vị dự toán / kế toán cấp cơ sở

  • Cấp trung gian: Đơn vị dự toán cấp trung gian nhận dự toán phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1, có trách nhiệm phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp cơ sở. Đơn vị dự toán cấp trung gian phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, đồng thời chỉ đạo, điều hành, kiểm tra kế toán và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị dự toán cấp trực thuộc.
  • Cấp cơ sở. Đơn vị dự toán cấp cơ sở nhận dự toán phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp trung gian (nếu có). Đơn vị dự toán cấp cơ sở phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí đối với cấp có thẩm quyền.

1.2.2. Phương pháp quản lý tài chính tại đơn vị HCSN

Khi các đơn vị HCSN hoạt động, tất yếu sẽ phát sinh các khoản chi tiêu. Các khoản chi tiêu này được hoặc từ nguồn thu trang trải chủ yếu từ nguồn kinh phí do NSNN cấp phí, lệ phí, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài cũng có nguồn gốc từ NSNN. Vì vậy, để quản lý, kiểm soát thu - chi tại đơn vị HCSN, Nhà nước đã áp dụng các phương pháp như sau:

| (1) Phương pháp thu đủ, chi đủ: mọi khoản thu của đơn vị được nộp hết vào NS, nhà nước sẽ cấp kinh phí cho đơn vị để chi tiêu. Phương pháp này thường áp dụng cho các ĐVHCSN không có thu hoặc nguồn thu it.

(2) Phương pháp thu, chi chênh lệch: Mọi khoản thu của đơn vị được giữ lại tại đơn vị để chi tiêu, nếu thiếu, nhà nước sẽ cấp bù phần chênh lệch thiếu cho đơn vị Phương pháp này thường được áp dụng cho các đơn vị HCSN có nguồn thu lớn.

(3) Phương pháp quản lý theo định mức: Các đơn vị được áp dụng|CQNN, nhà nước thực hiện cơ chế phương pháp này phải lập dự toán cho các khoản mục chi và phải thực hiện chi đúng theo dự toán. Phương || chính. Phương pháp này giúp các đơn vị | pháp này được áp dụng nhằm quản lý các khoản chi tiêu tại đơn vị HCSN.

| (4) Phương pháp khoán trọn gói. Với các khoán chi hành chính. Với các ĐVSN nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ tài tự chủ hơn trong thu - chi, khuyến khích các đơn vị tìm kiếm các nguồn thu và tiết kiệm các khoản chi, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top