Làm thế nào hạch toán chi phí SX theo luật Thuế TNDN mới?

Xingau111

New Member
Hội viên mới
Các anh ơi giúp em với!
Các khoản chi phí mới nào của luật thuế TNDN hiện hành so với quy định cũ trước đây, được hạch toán vào chi phí hợp lý, hợp lệ?
 
Ðề: Làm thế nào hạch toán chi phí SX theo luật Thuế TNDN mới?

Các anh ơi giúp em với!
Các khoản chi phí mới nào của luật thuế TNDN hiện hành so với quy định cũ trước đây, được hạch toán vào chi phí hợp lý, hợp lệ?

Không có gì thay đổi cả, trước đây như thế nào, thì nay cũng vậy.
 
Ðề: Làm thế nào hạch toán chi phí SX theo luật Thuế TNDN mới?

Những quy định mới trong luật thuế TNDN được Quốc hội ban hành ngày 12/06/2008
5. Về chi phí:
5.1. Về điếu kiện để khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Tại Luật thuế TNDN mới không quy định cụ thể các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mà chỉ quy định điều kiên để xác định khoản chi được trừ và liệt kê cụ thể các khoản chi không được trừ. Theo cách này thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng điều kiện quy định và không nằm trong những khoản chi không được trừ (có liệt kê cụ thể) khi xác định thu nhập chịu thuế.

* Điều kiên xác đinh các khoản chi được trừ: các khoản chi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Các khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với tổ chức có thu nhập không chia, ngoài việc được trừ các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập, những tổ chức này còn được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế những khoản chi cho các hoạt động từ thiện, xã hội theo mục tiêu, tôn chỉ.

5.2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, gồm 14 khoản:
- Khoản chi khống đáp ứng đủ các điều kiện quy định, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
- phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;
- Phần chi trả tiền lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 1 50% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
- Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
- Khoản trích rước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;
- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.

5.3. Về tỷ lệ giới hạn tối đa 10% đối với chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, tiếp khách, môi giới trong chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế có gì thay đổi ?
Luật hiện hành quy định tỷ lệ giới hạn 10% đối với các khoản chi này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp có quy mô chủ yếu là vừa nhỏ trong cạnh tranh đồng thời hạn chế việc lợi dụng chi không đúng mục đích. Khi xây dựng Luật sửa đổi, một số ý kiến đề nghị, không quy định mức khống chế chi cho hoạt động quảng cáo hoặc quy định ở mức cao hơn so với hiện hành: khoảng từ 15% đến 20% trên chi phí, không phân biệt quy mô doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay việc còn quy định mức chi tối đa cho quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, môi giới... được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh là cần thiết vì: Thứ nhất, quy định này có ý nghĩa bảo hộ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình cạnh tranh; nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp. Nếu không quy định khống chế tỷ lệ chi cho quảng cáo thì sẽ gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai, qua khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chi các khoản này không quá 3% (xi măng, thép, dệt may...), doanh nghiệp dịch vụ không quá 5% (vận tải, viễn thông...). Thứ ba, việc giới hạn này là một biện pháp cần thiết, nhằm ngăn ngừa khả năng lợi dụng pháp luật khai khống các khoản chi hoặc chuyển từ nội dung chi này sang nội dung chi khác để hợp thức hoá các khoản chi không đúng pháp luật, trốn thuế mà trên thực tế đã xảy ra.
Tuy nhiên, một mặt để tránh các phức tạp khi phân định quy mô doanh nghiệp (giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp có quy mô lớn); mặt khác, để bảo đảm bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu , Luật sửa đổi quy định điều chỉnh nâng tỷ lệ khống chế đối với doanh nghiệp mới thành lập trong một thời gian. Cụ thể nội dung này như sau:
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

5.4. So sánh với Luật thuế hiện hành, các khoản chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế có một số khác biệt như sau:
- Về chi phí nguyên, nhiên vật liệu: doanh nghiệp xây dựng định mức tiêu hao nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế (quy định hiện hành không phải thông báo).
- Về chi phí tiền ăn giữa ca, tiền chi trang phục:
+ Quy định hiện hành: theo mức khống chế: tiền ăn giữa ca là tiền lương tối thiểu của CBCNV, tiền trang phục tối đa 1.000.000 đ.
+ Quy định tại Luật: bỏ mức khống chế, tính theo thực tế
- Về chi lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế:
+ Quy định hiện hành: không vượt quá 1,2 lần.
+ Quy định của Luật thuế: không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
- Bổ sung mới: chi tài trợ cho y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa cho người nghèo: được tính vào chi phí.
- Bổ sung sửa đổi tỷ lệ tối đa được tính vào chi phí đối với khoản mục chi phí khác.
+ Quy định hiện hành: các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới,... được trừ tối đa 10% trên tổng chi phí .
+ Quy định của Luật thuế : được trừ tối đa 10% trên tổng chi phí không bao gồm các khoản chi này. Đối với doanh nghiệp thành lập mới, tối đa là 15% trong 3 năm đầu kể từ khi được thành lập.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top